Nâng hạn mức rút tiền tại ATM lên 3-5 triệu đồng một lượt
Số tiền tối đa cho mỗi lần rút mà nhà băng giới hạn cho khách hàng tại ATM sẽ không thấp hơn 3-5 triệu đồng, thay vì 2 triệu đồng như trước đây.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 20 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của các máy giáo dịch tự động (ATM). Văn bản có hiệu lực từ tháng 7 này.
Khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí khi rút tiền tại các ATM.
Theo đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng đối với giao dịch liên ngân hàng.
Theo thông tư 36 cũ, hạn mức rút tiền một lần không được thấp hơn 2 triệu đồng. Việc này khiến nhiều khách hàng than phiền khi phải mất quá nhiều thời gian cũng như phí giao dịch khi cần rút một số tiền lớn. Phí rút tiền hiện ở mức 1.100 đồng cho giao dịch nội mạng và 3.300 đồng cho giao dịch liên ngân hàng.
Video đang HOT
Thời gian hoạt động của ATM là 24/24h. Tại nơi đặt ATM, nhà băng phải niêm yết số điện thoại và địa chỉ liên hệ của đơn vị quản lý vận hành để khách hàng biết liên hệ khi gặp sự cố trong giao dịch, thủ tục, thời hạn tra soát, khiếu nại. Nơi đặt ATM cũng phải có hướng dẫn hoặc biểu tượng để khách hàng nhận biết các loại thẻ được chấp nhận thanh toán.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải cập nhật thông tin về việc lắp đặt, thay đổi địa điểm, chấm dứt hoạt động của ATM trên hệ thống quản lý và trang thông tin chính thức. Đồng thời, họ phải đảm bảo các quy định về bảo mật cho tài khoản của khách hàng, phải bố trí lực lượng giám sát, bảo vệ tại chỗ cho các ATM hoặc phối hợp với các đơn vị thuê địa điểm đặt và an ninh trên địa bàn để giám sát, kiểm tra, bảo vệ.
Khi ATM ngừng hoạt động, cần phải bố trí khắc phục nhanh nhất có thể. Trường hợp ngừng quá 24h phải báo cáo với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và thông báo cho khách hàng. Ngoài ra, Thông tư này còn quy định mới về triển khai dịch vụ ATM lưu động, hình thức kiểm tra, báo cáo định kỳ và xử phạt các đơn vị không tuân thủ…
Bạch Dương
The VNE
Tạo thuận lợi nhất để nông dân tiếp cận vốn tín dụng
Đó là mục tiêu tổng quát của Chương trình phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN).
Chương trình nhằm tổ chức và thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/NĐ-CP của Chính phủ.
Lãnh đạo Hội NDVN, Ngân hàng Nhà nước và Hội LHPNVN (từ trái qua phải) ký chương trình phối hợp.
Lễ ký kết chương trình phối hợp đã diễn ra vào chiều tối nay (23.6) tại Hà Nội. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn và Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thu Hà đồng chủ trì lễ ký với sự tham dự của lãnh đạo Thường trực, lãnh đạo các vụ, ban, đơn vị chuyên môn của 3 cơ quan.
Ba nội dung phối hợp được các cơ quan thống nhất đưa vào thực hiện gồm: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NNPTNT) và các cấp Hội NDVN, Hội LHPNVN thực hiện thỏa thuận ủy thác cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015 của Chính phủ; tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện thỏa thuận ủy thác tín dụng giữa Hội NDVN, Hội LHPNVN các cấp và việc sử dụng vốn vay của hội viên...
Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn phát biểu tại lễ ký kết chương trình phối hợp.
Phát biểu tại lễ ký kết, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn cho biết, để thực hiện chương trình phối hợp, Hội NDVN sẽ tổ chức tập huấn về nghiệp vụ ủy thác, nghiệp vụ tín dụng cho đội ngũ cán bộ Hội ND các cấp; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng các mô hình sử dụng vốn tín dụng hiệu quả...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khẳng định, việc ký kết và triển khai Chương trình phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với Hội NDVN, Hội LHPNVN rất quan trọng trong việc dẫn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần đưa Nghị định số 55/2015 của Chính phủ phát huy hiệu quả.
Ủy viên T.Ư Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng phát biểu tại lễ ký kết chương trình phối hợp.
Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết, những năm qua, thực hiện Nghị định số 41/2010 của Chính phủ, Ngân hàng NNPTNT đã phối hợp với Hội NDVN, Hội LHPN VN các cấp thành lập 35.000 tổ vay vốn với dư nợ 37.000 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thành lập 136.000 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 105.000 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng khá tốt, tỷ lệ nợ xấu thông qua tổ vay vốn Ngân hàng NNPTNT chỉ chiếm 0,57%; còn với Ngân hàng CSXH chỉ chiếm 0,37%...
Theo Danviet
VPBank ra mắt dòng thẻ tín dụng cho doanh nghiệp Thẻ Tín dụng quốc tế Business Platinum là tên gọi dòng sản phẩm thẻ mới dành cho doanh nhân, doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) vừa được tung ra thị trường nhằm đón đầu sự bùng nổ của thị trường thẻ nói riêng và thị trường ngân hàng bán lẻ nói chung. Thị trường thẻ ngân hàng đang...