Nắng hạn, keo nhẹ ký, rớt giá
Nông dân các huyện miền núi của tỉnh Phú Yên thu hoạch keo, thế nhưng thời gian qua nắng hạn làm keo khô lá dẫn đến nhẹ ký, giá giảm.
Nông dân xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân) thu hoạch keo.
Ông Bùi Văn Minh, ở xã Sơn Long (huyện Sơn Hòa), đang thu hoạch keo cho hay: Mấy tháng qua, nắng kéo dài nên rẫy keo khô nước, khô lá dẫn đến nhẹ ký.
Đống keo trước đây 1 tấn giờ cân còn 800-900kg là cùng. Thế nhưng keo lại giảm giá, mấy tháng trước giá keo nằm ở mức 1.140 đồng/kg, nay giảm chỉ còn 1.100 đồng/kg tương đương 1, 1 triệu đồng/tấn.
Còn ông Nguyễn Phú, thu hoạch keo ở xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa) phân trần: Thời gian qua nắng nóng kéo dài, vùng miền núi có ngày nhiệt độ lên gần 40 độ C, nên rừng keo xuống sức thấy rõ. Vùng này có nhiều người thu hoạch keo, tuy nhiên ai cũng lo lắng vì keo quá nhẹ ký.
Trước đây năng suất keo vùng này đạt 70 tấn/ha, nay chỉ còn 60 tấn/ha. Không những thế, cây keo gặp nắng hạn mất nước nên vỏ keo bó lại ôm sát thân cây rất khó lột vỏ.
Cũng chính vì thế, cách đây 3 tháng, công cưa hạ, lột vỏ và bốc lên xe là 250.000 đồng/tấn, giờ công thu hoạch này “ăn” lên 260.000 thậm chí 270.000 đồng/tấn.
Bà Bùi Thị Hiền, người trồng keo ở xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân) giãi bày: Thời điểm đầu năm nay, keo phát triển tốt, giá keo tăng thì 1ha keo thu 70 triệu đồng, sau khi trừ công cưa, lột vỏ và bốc lên xe…người trồng còn 40 triệu đồng.
Nay nắng hạn kéo dài, keo nhẹ ký cộng với chi phí cao, người trồng keo chỉ còn thu 30 triệu đồng/ha (tùy theo xa gần, trung chuyển), trong khi đó vùng này trồng keo trồng ít nhất 4 năm mới thu hoạch.
Video đang HOT
Ông Châu Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho hay: Vùng này trồng rừng kinh tế 4 năm là cây đúng sức bán. Mấy năm trước có gia đình trồng 5ha keo bán, sau khi trừ chi phí bỏ túi được 200 triệu đồng.
Hai năm liền nắng hạn, cây 4 năm tuổi chưa đủ sức bán nên gọi là bán kéo non. Keo nhẹ ký, chi phí tăng nên 5ha giờ chỉ còn bỏ túi 150 triệu đồng.
Thu hoạch keo, đề phòng cháy rừng
Keo nhẹ ký, chi phí tăng cao, thế nhưng nhiều người đành chấp nhận bán.
“Rẫy keo nhà tôi nằm trên cao, nếu thời điểm này không tranh thủ bán gấp để vài tháng nữa khô rụng lá dễ bị cháy. Vậy nên tôi bán nhanh được đồng nào mừng đồng nấy rồi chờ mưa mua giống về trồng lại keo”, ông Nguyễn Tấn, người trồng keo ở xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) nói.
Hiện nay đang là thời điểm nắng nóng gay gắt, thường người dân khai thác keo rồi đốt cành nhánh bất cẩn dẫn đến cháy lan ra rừng trồng. Năm qua đã có trường hợp đốt dọn thực bì dẫn đến cháy rừng, thiệt hại kinh tế là không nhỏ.
Keo gặp nắng hạn mất nước nên vỏ keo bó lại ôm sát thân cây rất khó lột vỏ.
Thống kê của UBND huyện Đồng Xuân, năm qua, nắng nóng gay gắt nên đã xảy ra 10 vụ cháy rừng trồng trên địa bàn các xã Xuân Lãnh, Xuân Long, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc, Xuân Quang 2, Xuân Phước và thị trấn La Hai làm thiệt hại 85,6 ha, với mức độ thiệt hại cây trồng từ 10-100%.
Vì vậy năm nay đề phòng cháy rừng, UBND huyện chỉ đạo ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, vận động nhân dân thực hiện tốt việc phòng chống cháy rừng.
Tại huyện Đồng Xuân, với phong trào trồng rừng kinh tế (chủ yếu keo lai), hằng năm sản lượng gỗ khai thác trên địa bàn huyện là 35.000 m3. Cùng với đó gieo ươm 2 triệu cây giống lâm nghiệp, trồng mới trên 2.000 ha rừng.
Theo ông Phạm Trung Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, rút kinh nghiệm năm qua, trong công tác quản lý bảo vệ rừng, UBND huyện chỉ đạo phòng NN-PTNT phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, Công an huyện kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Xuân Quang 2, Xuân Lãnh và Công ty TNHH Bình Nam.
Qua kiểm tra, các đơn vị này cơ bản đã triển khai thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp hạn chế khai thác rừng keo còn non để chuyển sang trồng sắn.
Người dân các xã Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Ea Trol…(huyện Sông Hinh) đang thu hoạch gỗ keo. Lâu nay người dân ở đây thường thói quen, sau khi thu hoạch keo, phát dọn thực bì rồi đốt cành nhánh để giải phóng đất chuẩn bị trồng mới dẫn đến cháy lan.
Trong năm 2019, đã xảy ra 4 vụ phát dọn thực bì rồi đốt cành nhánh dẫn đến cháy rừng với diện tích gây hại 23,2ha. Sau khi phái hiện, ngành chức năng huy động lực lượng cùng với người dân dập tắt kịp thời, nếu không con số thiệt hại rừng trồng còn tăng cao.
Theo ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, thực hiện kế hoạch phát triển bảo vệ rừng, UBND huyện chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với các xã đã tuyên truyền gần 2.000 lượt người tham dự công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Cùng với việc thu hoạch rừng kinh tế thì phong trào trồng rừng tiếp tục phát triển mạnh, theo kế hoạch hằng năm trồng 1.300ha.
Nắng hạn, nông dân tranh thủ bán keo
Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã khai thác trên 62.106 m3 gỗ. Theo kế hoạch, năm nay toàn tỉnh khai thác gỗ rừng trồng khoảng 240.000m3, cùng với đó trồng rừng tập trung 6.000ha và chăm sóc 17.000ha rừng trồng. Năm qua do nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 đã xảy ra 70 vụ cháy rừng (đa số rừng trồng năm 2017-2018) với diện tích rừng bị cháy trên 1.180,8 ha.
Tây Nguyên: Nắng nóng kéo dài nhiều tháng, người dân "chạy nước từng bữa"
Đã 2 tháng nay, gia đình anh Y Zol Êban (Buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk) gần như phải "chạy" nước từng bữa. Hàng ngày, mỗi khi đi đâu, anh đều phải mang theo can nhựa để xin nước về dùng.
"Nắng nóng kéo dài đã nhiều tháng qua, mặc dù gia đình đã đào thêm giếng để lấy nước sinh hoạt nhưng vẫn không có nước để dùng. Mỗi ngày, tôi đều phải chở theo can nhựa để xin nước từ những gia đình có giếng khoan về nấu nướng"- anh Y Zol nói.
Người dân xã Ea Nuôl phải đi xin nước từng bữa về ăn. Ảnh: Duy Hậu
Không chỉ gia đình anh Y Zol, mà hàng chục hộ dân tại xã Ea Nuôl cũng lâm vào cảnh tương tự. "Hầu như toàn bộ các giếng đều đã cạn khô. Người dân trong buôn phải chia sẻ nguồn nước hiếm hoi còn lại để vượt qua đợt nắng hạn này"- Buôn trưởng buôn Niêng1 (xã Ea Nuôl) nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ riêng xã Ea Nuôl, hiện đã có khoảng 600 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nhiều gia đình thậm chí phải đi mua từng can nước để dùng.
Thống kê mới nhất của Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk cho biết, nắng nóng kéo dài đang khiến hơn 2.800 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Các huyện bị ảnh hưởng nặng là: Ea Súp, Krông Bông, Ea Kar, Buôn Đôn, Cư Mgar...
Tại Đăk Nông, mặc dù địa phương đã có mưa từ gần một tháng qua nhưng tại các huyện Đăk Mil, Cư Jut, Krông Nô nắng hạn vẫn khiến hàng trăm gia đình thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Thống kê đến ngày 22/5, toàn tỉnh này có gần 700 hộ dân thiếu nước, tập trung chủ yếu ở Krông Nô và Đăk Mil.
Đã nhiều tháng qua, cánh đồng lúa nước tại xã Bông Krang, huyện Lăk (Đăk Lăk) cháy khô, nứt nẻ. Bây giờ đã sắp hết tháng 5, ông Ksor Ơn (xã Bông Krang) không còn đủ kiên nhẫn để chờ trời nữa. Ông phải mượn máy, kéo ống dẫn nước từ con kênh nhỏ (dẫn nước về cánh đồng xã Yang Tao) vào mảnh ruộng rộng chừng 1 sào để làm đất, sạ lúa.
"Để có nước cày ruộng tôi đã mất 200.000 tiền dầu. Tôi làm để kiếm hạt lúa ăn nên lời lỗ không thể tính được"- ông Ksor Ơn nói.
Theo báo của Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, toàn tỉnh hiện cũng đã có gần 12.000ha cây trồng bị hạn. Trong đó, nơi thiệt hại nặng nề nhất là huyện Ea Kar với hơn 6.300ha thiếu nước tưới do nước sông Krông Pắc cạn kiệt. Toàn tỉnh có gần 4.000ha lúa nước đứng trước nguy cơ mất trắng hoặc giảm năng suất đáng kể do thiếu nước và gần 4.600ha cây lâu năm bị hạn.
Tại tỉnh Đăk Nông, hiện cũng đã có hơn 17.600ha cây trồng các loại bị hạn hán. Chỉ trong 5 ngày (từ 15-20/5), con số bị hạn đã tăng đến gần 5.000ha. Ngành chức năng nhận định toàn bộ diện tích bị hạn này (chủ yếu diện tích cà phê, tiêu) bị thiệt hại từ 30% đến trên 70%. Trong đó, chỉ riêng huyện Krông Nô đã có đến 13.969ha cây trồng bị hạn.
Ông Lê Trung Kiên - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Đăk Nông cho biết, hầu hết các diện tích bị hạn đều nằm ngoài phạm vi phục vụ của các công trình thủy lợi do nhà nước quản lý.
Cũng theo ông Kiên, các công trình thủy lợi hiện đang phục vụ tưới cho khoảng 39.024/180.000ha cây trồng các loại có nhu cầu tưới, đáp ứng khoảng 21,68%, còn 140.976 chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên như sông, suối, ao hồ, giếng của người dân.
Ông Kiên cho biết, từ diễn biến này, trong thời gian tới khả năng diện tích cây trồng bị hạn hán trên địa bàn tỉnh sẽ lên đến hơn 27.000ha, tập trung nhiều nhất tại 3 huyện Krông Nô, Đăk Mil và Cư Jut.
Nắng hạn hoành hành, người dân ở 'chảo lửa' Ninh Thuận loay hoay tìm nước uống Chưa hết điêu đứng khi hàng trăm ha đất nông nghiệp ngưng sản xuất vì nắng hạn, giờ bà con lại phải chật vật mang can xuống suối chắt từng giọt nước về sinh hoạt. Chắt từng giọt nước Từ nhiều tuần nay, người dân ở thôn Tà Nôi (xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) phải dùng chai, can nhựa...