Năng động, sáng tạo, nghĩa tình
Trong suốt chặng đường của cách mạng và lịch sử phát triển của thành phố, hệ thống MTTQ TP HCM và các tổ chức thành viên đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tập hợp với trọng tâm hướng về cơ sở.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM Tô Thị Bích Châu trao kinh phí sửa chữa nhà tình nghĩa cho huyện Củ Chi.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Diện mạo hôm nay của thành phố chính là kết quả của quá trình Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và nhân dân bám sát những chủ trương, chỉ đạo của Đảng và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn, trên cơ sở phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhờ những chủ trương chính sách đúng đắn của đường lối đổi mới, kinh tế TP HCM đã thay đổi nhanh chóng diện mạo sau hơn 20 năm bước ra khỏi chiến tranh và khủng hoảng, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ Mặt trận.
Trong suốt chặng đường của cách mạng và lịch sử phát triển của thành phố, hệ thống MTTQ TP HCM và các tổ chức thành viên đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tập hợp với trọng tâm hướng về cơ sở.
Ngay từ những năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Mặt trận TP HCM đã chung tay cùng chính quyền các cấp và nhân dân nỗ lực khắc phục vết thương chiến tranh, nâng cao đời sống dân sinh, tham gia giải quyết các điểm nóng xã hội, với những cách làm năng động, sáng tạo, nghĩa tình.
Khi ấy, Mặt trận TP HCM là nơi đi đầu trong cả nước thí điểm tạo mô hình “Xây dựng nhà cho người nghèo”. Ngày ấy, bắt đầu từ thí điểm ở phường 21, quận Bình Thạnh xây dựng được 20 căn nhà cho người vô gia cư với sự chứng kiến của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Phó Thủ tướng Phạm Hùng, Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Linh. Từ đây mô hình được nhân rộng 17 quận, huyện toàn thành phố, sau đó UBTƯ MTTQ Việt Nam phổ biến mô hình ra cả nước với hàng trăm ngàn căn nhà xây dựng cho những hộ nghèo.
Và cho đến hôm nay, dự kiến đến cuối năm 2020, TP HCM sẽ hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới thành phố. Đây là một trong những phong trào có tính đột phá từ thành phố lan tỏa ra cả nước, xuất phát từ truyền thống đoàn kết và sáng tạo.
Video đang HOT
Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.
Theo bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, trong mấy thập niên qua, việc hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo của thành phố đã trở thành phong trào sâu rộng, có sức ảnh hưởng trong toàn xã hội.
Quỹ “Vì người nghèo” các cấp của thành phố đã tiếp nhận được hơn 2.329 tỷ đồng. Dựa trên những nguồn kinh phí vận động được, thành phố đã xây dựng hơn 30.208 căn nhà, sửa chữa hơn 17.327 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; trao tặng hơn 500 ngàn suất học hổng Nguyễn Hữu Thọ, tặng hơn 11.020 phương tiện đi học, hơn 2.000 phương tiện làm ăn cùng hàng triệu suất quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn. Từ kết quả trên, đã góp phần thiết thực vào thực hiện 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia là giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tháng cao điểm “Vì người nghèo” diễn ra từ ngày 17/10/2020 đến ngày 18/11/2020, với nhiều hoạt động chăm lo thiết thực và thành công tốt đẹp, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa yêu thương, thể hiện sâu sắc tình làng, nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư; hình thành nét văn hóa, thắm đượm tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong cuộc sống sôi động của Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với Chương trình giảm nghèo bền vững.
Trong tháng cao điểm, Thành phố phấn đấu vận động Quỹ đạt 40 tỷ đồng và hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố vận động đạt được 96,8 tỷ đồng theo chỉ tiêu đề ra từ đầu năm 2020. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng chăm lo các nhu cầu còn thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chủ trương giảm nghèo đa chiều của Thành phố giai đoạn 2019 – 2020, đặc biệt là chuẩn bị công tác chăm lo Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Cũng trong suốt 25 năm qua, từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, lãnh đạo các cấp từ thành phố đến quận – huyện đã đa dạng hóa các giải pháp trong triển khai xây dựng khu dân cư gắn liền với điều kiện đặc thù của từng địa phương.
Trong đó phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong việc nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp lồng ghép một cách linh hoạt thực hiện nếp sống văn minh đô thị, gắn với việc nâng cao chất lượng khu dân cư như: khu phố không rác, phường không rác, phường – xã lành mạnh không ma túy. Từ đó có nhiều khu dân cư văn minh sạch đẹp, an toàn không có tệ nạn xã hội, tình làng nghĩa xóm ngày một gắn kết và phát huy, vai trò và ý thức tự quản cộng đồng của người dân ở các khu dân cư ngày một nâng cao rõ nét.
Trong những sáng kiến của MTTQ TP HCM, không thể không nhắc đến việc thành lập Quy “Vì Trường Sa thây yêu – Vì tuyến đầu Tổ quốc” (nay là Quy “Vì Biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc”). Từ những năm 2001, sau khi tham gia cùng Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam ra thăm Trường Sa, nhận thấy đời sống của cán bộ, chiến sĩ còn nhiều khó khăn, phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, thách thức và nhằm động viên kịp thời, chăm lo cho cán bộ, chiến sĩ đang trực tiếp bảo vệ biển, đảo, biên giới của Tổ quốc, từ năm 2003 đến năm 2007, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố đề xuất và được sự thống nhất của Thường trực Thành ủy cho phép vận động ủng hộ vật chất để chăm lo cho cán bộ, chiến sĩ Trường Sa.
10 năm qua, Hội đồng quản lý Quỹ “Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc” toàn Thành phố đã tiếp nhận hơn 334 tỷ đồng, trong đó cấp thành phố vận động hơn 142 tỷ đồng, cấp quận, huyện vận động hơn 192 tỷ đồng. Nhờ nguồn quỹ vận động được, TP HCM đã có nhiều hoạt động chăm lo ý nghĩa cho cán bộ, chiến sĩ, người thân có hoàn cảnh khó khăn.
Đánh giá về những đóng góp của MTTQ thành phố, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM cho rằng, những thành quả to lớn, có ý nghĩa mà MTTQ thành phố đạt được trong hàng chục năm qua là kết quả của lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình của các thế hệ cán bộ Mặt trận, các tầng lớp nhân dân Thành phố. Kết quả này chính là hành trang quan trọng để MTTQ TP HCM tiếp tục tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức xây dựng thành phố sớm trở thành một thành phố đáng sống, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Thái Bình: Mặt trận phát huy sức dân xây dựng nông thôn mới
Hưởng ứng phát động, tuyên truyền, vận động của hệ thống Mặt trận ở địa phương, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp ở Thái Bình đã đóng góp nhiều công sức, trí tuệ, tiền bạc, đất đai xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đưa Thái Bình sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới...
Ngày 13/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam; sơ kết 5 năm thực hiện CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, tập thể lãnh đạo tỉnh Thái Bình tham dự buổi lễ.
Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại buổi lễ.
Tại buổi lễ, các đại biểu và các thế hệ cán bộ làm công tác Mặt trận ở tỉnh Thái Bình đã cùng nhau ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang 90 năm qua của MTTQ Việt Nam; cùng nhìn nhận những kết quả công tác đoàn kết, tập hợp, phát huy sức mạnh khối đoàn kết trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của tỉnh, đặc biệt là trong thực hiện CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Theo tổng hợp, 5 năm qua, hưởng ứng vận động của hệ thống MTTQ tỉnh, các tổ chức thành viên, nhân dân trong tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp, con em Thái Bình xa quê đã tiếp tục đóng góp thêm trên 2 triệu ngày công, đào đắp trên 4 triệu m3 đất, đóng góp hàng trăm tỷ đồng, góp, hiến 4.477 m2 để chỉnh trang đồng ruộng, nâng cấp, làm mới kênh mương tưới, tiêu, đường giao thông, nhà văn hóa.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở Thái Bình.
Dựa vào sức dân, hết năm 2019, toàn tỉnh Thái Bình đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Đến nay, 100% khu dân cư nông thôn trong tỉnh được cấp nước sạch; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn trên 2,1%.
Bên cạnh đó, 5 năm qua, quỹ "Vì người nghèo" 3 cấp trong tỉnh đã vận động được trên 83,4 tỷ đồng, hỗ trợ xây mới, sửa chữa 1.177 nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ gần 2.500 hộ nghèo phát triển sản xuất, hơn 2.000 lượt người khám chữa bệnh, hỗ trợ 11.555 HS nghèo vượt khó, tặng 71.431 suất quà cho người nghèo; vận động ủng hộ hộ phòng, chống dịch Covid-19 với hơn 17,2 tỷ đồng tiền mặt, hiện vật trị giá gần 12,36 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, tinh thần đổi mới, sáng tạo của công tác Mặt trận ở Thái Bình cũng như hiệu quả to lớn các phong trào, các CVĐ do MTTQ các cấp trong tỉnh đã và đang chủ trì phát động, tổ chức thực hiện vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của tỉnh, của đất nước.
Bày tỏ mong muốn, tin tưởng trong chặng đường tiếp theo, hệ thống MTTQ các cấp trong tỉnh không ngừng lớn mạnh, tiếp tục nỗ lực, sáng tạo, đổi mới, phát huy hơn nữa sức mạnh đoàn kết các tầng lớp nhân dân ở địa phương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào, các CVĐ, tham gia tích cực, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền, thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, chung sức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của đất nước, của tỉnh Thái Bình.
Các tập thể, cá nhân trong tỉnh Thái Bình có thành tích trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được khen thưởng.
Dịp này, 45 tập thể, cá nhân trong tỉnh đã được UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Bằng khen vì thành tích trong thực hiện CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam TP Hà Nội trong thời kỳ mới Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, thể hiện đặt nhiều kỳ vọng vào sự thay đổi chất lượng, hiệu quả của công tác Mặt trận trong thời kỳ mới. Đây là cơ sở, căn cứ quan trọng cả về lý luận và thực...