Nàng dâu thông minh làm sao để hòa thuận với mẹ chồng khi mang thai
Hai người phụ nữ ở hai thời đại khác nhau không tránh khỏi có những quan điểm không đồng thuận.
Vậy đâu là gốc rễ và làm cách nào để khi mang thai bạn vẫn có thể hòa thuận với mẹ chồng khiến mối quan hệ của mẹ chồng nàng dâu luôn tốt đẹp.
Mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu luôn là vấn đề bức thiết cho cả nhân loại và thường xuyên trở thành chủ đề gây tranh cãi. Trong cuộc sống đời thường vốn đã dễ sinh ra những mâu thuẫn, vậy thì thời kỳ mang thai nhạy cảm càng khiến cho mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu dễ dẫn đến căng thẳng nếu bạn không biết thấu hiểu và hạ bớt cái tôi của mình.
Trước khi kết hôn chắc hẳn không ít cô gái nghe đến vấn đề giữa mẹ chồng nàng dâu luôn cho rằng vấn đề không thể giải quyết được là do họ không đủ thông minh nhưng thực chất để giải quyết những khác biệt trong tư tưởng giữa mẹ chồng nàng dâu không phải chỉ cần thông minh là đủ mà bạn còn phải học cách khôn khéo, cảm thông và hiểu rõ vấn đề.
Trước khi mang thai, việc sống chung hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu đã rất khó khăn nhưng thời gian chung đụng lại không nhiều nên sẽ giúp cho bạn có nhiều nguyên nhân để lảng tránh nó. Tuy nhiên trong thời gian mang thai ở nhà, thời gian chung đụng của bạn và mẹ chồng so với trước sẽ nhiều hơn bởi với nguyên nhân muốn chăm sóc bạn cũng như chăm sóc đứa cháu trong bụng.
Thậm chí có những bà mẹ chồng còn chuyển hẳn sang ở chung với vợ chồng bạn nếu cả hai bạn ở riêng. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu vốn đã rất nhạy cảm và tế nhị nên nếu không xử lý tốt sẽ trở thành cuộc chiến không hồi kết trong gia đình ảnh hưởng đến tâm trạng mang thai của bạn và cả tình cảm gia đình.
Vậy đâu là gốc rễ tạo nên mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu? Ảnh minh họa: Internet
Sự khác biệt thế hệ
Đầu tiên phải nói đến khoảng cách thế hệ giữa cả hai là không nhỏ sẽ dẫn đến môi trường giáo dục khác nhau nên nhận thức của cả hai người cũng sẽ có sự khác biệt lớn. Ví như ngày xưa mẹ chồng bạn mang thai lúc đấy điều kiện vật chất của xã hội không bằng hiện tại.
Có thể khi đó đối với người phụ nữ mang thai thì việc ăn cả một con gà tiềm là niềm ao ước nhưng hiện tại điều kiện vật chất cũng như trình độ của mọi người đều tăng lên đáng kể nên trong thời gian mang thai bạn có nhiều kiến thức hơn để chú ý cân đối dinh dưỡng bổ sung nhiều vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên dưới kiến thức của mẹ chồng thì những thứ đó lại không đủ dinh dưỡng. Đây chính là khoảng cách về thế hệ và quan niệm trong tư tưởng người lớn tuổi đã hình thành qua hàng chục năm khẳng định không thể loại bỏ.
Video đang HOT
Sự khác nhau về vai trò
Thứ hai chính là khoảng cách vốn dĩ đã có của hai người. Tuy rằng sau khi kết hôn đều đổi cách xưng hô thành mẹ nhưng mẹ ruột so với mẹ chồng vẫn luôn có sự khác biệt từ ngay trong tư tưởng của mỗi người. Rất hiếm khi mẹ chồng thật sự xem con dâu là con cái trong nhà. Con gái ở cùng mẹ ruột suốt hơn 20 năm đã quá quen thuộc cộng thêm sự ràng buộc về huyết thống khiến bạn không kiêng dè gì mà làm nũng, có thể còn hơi vô lý nhưng bạn vẫn sẽ luôn an lòng vì mẹ ruột sẽ luôn bao dung bạn.
Tuy nhiên mẹ chồng thực chất trong tiềm thức của bạn vẫn luôn là người xa lạ đột nhiên bước vào cuộc sống của bạn, không chỉ vậy mà còn muốn sắp xếp, can thiệp vào nó tự nhiên sẽ khiến bạn có cảm giác không mấy dễ chịu. Ví dụ như việc bạn đang nằm nghỉ trên giường, mẹ ruột mang đến một bát canh, phản ứng đầu tiên của bạn chính là nghĩ mẹ là vì thương bạn mới dụng tâm còn nếu đổi thành là mẹ chồng thì trong đầu bạn lập tức sẽ nảy ra ý nghĩ rằng “ Sao lại tới nữa, ngày hôm nay phải uống bao nhiêu loại canh bổ,…”. Điều này vốn dĩ từ nhận thức mà ra.
Vậy làm sao để đối phó với những mâu thuẫn của mẹ chồng nàng dâu trong thời kỳ mang thai?
Việc duy trì tâm trạng tốt trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng đối với việc phát triển của thai nhi nên nếu để việc mâu thuẫn giữa bạn và mẹ chồng ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của bạn sẽ hoàn toàn không tốt chút nào. Vì vậy mà việc xử lý tốt mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu là điều vô cùng quan trọng và đây là một số cách giúp bạn giải quyết vấn đề giữa hai người mà bạn có thể tham khảo.
Vậy làm sao để đối phó với những mâu thuẫn của mẹ chồng nàng dâu trong thời kỳ mang thai? Ảnh minh họa: Internet
Giữ một khoảng cách nhất định, luôn lịch sự và lễ phép
Hai thế hệ cùng ở chung không thể tránh khỏi khác biệt về quan niệm sống nên đây không phải là điều đáng trách. Trong trường hợp này, nếu như bạn không thể sống chung thì hãy cố giữ khoảng cách và tránh gây ra những mâu thuẫn không cần thiết. Nếu phải sống chung với nhau, bạn phải luôn duy trì sự tôn trọng dành cho bậc trưởng bối. Gặp mặt phải chào hỏi, mẹ chồng nấu cơm cho nhất định không được quên cảm ơn và ngay cả khi có điều không hài lòng cũng phải chú ý lời nói của mình cùng với thái độ để không dẫn đến cãi vã làm tổn thương lòng tự trọng của người lớn mà chính bạn cũng bị ảnh hưởng tâm trạng, không tốt cho phụ nữ mang thai.
Tôn trọng thói quen cá nhân của nhau
Một vấn đề khá phổ biến trong thời kỳ mang thai là sự khác biệt lớn giữa thói quen sinh hoạt của hai thế hệ. Khẳng định điều nay sẽ sinh ra hàng loạt vấn đề dù nhỏ nhưng để tâm sẽ ngày càng lớn hơn. Thậm chí việc học cách tôn trọng lẫn nhau mà không cần thay đổi thói quen của nhau cũng là điều không dễ dàng gì. Bởi lẽ mẹ chồng hay kể cả bạn đều sẽ khó mà thay đổi nếp sống đã trải qua hàng chục năm của nhau. Vì vậy bạn phải học cách tôn trọng, bao dung và chấp nhận nếu đã lựa chọn sống chung. Hãy tập cách bỏ nó ngoài tai mà đừng để mắt đến nhiều mọi chuyện sẽ qua.
Ý kiến không đồng thuận. Lấy nhu thắng cương
Sống chung với mẹ chồng phải hiểu rõ việc phải biết khéo léo và tránh va chạm trực tiếp. Nếu như có lúc cùng với mẹ chồng có cách nhìn không giống nhau thì phải nhớ kĩ rằng không được trực tiếp tạo nên xung đột. Nếu muốn thuyết phục mẹ chồng hãy tạm thời nhượng bộ sau đó hãy dùng chồng bạn ra làm lá chắn, để chồng đi khuyên bảo bà bởi người già dù sao cũng thích nghe lời con trai hơn là bạn đấy.
Đừng vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống mà tranh cãi
Hai người ở cùng nhau dù cùng thế hệ cũng sẽ có lúc nảy sinh mâu thuẫn thì việc khác thế hệ tạo nên xung đột là điều dễ hiểu. Đó thực chất sẽ không trở thành vấn đề gì lớn nếu trong những chuyện nhỏ nhặt bạn có thể mỉm cười cho qua, không cùng với mẹ chồng tranh luận qua lại, giữ cho tâm trạng của chính mình luôn bình tĩnh và nói với bản thân rằng hà tất vì chút chuyện nhỏ mà cãi vã thì vấn đề gì rồi cũng sẽ được giải quyết. Hãy luôn nhớ rằng những gì mẹ chồng lo lắng đều là muốn tốt cho bạn, dẹp đi suy nghĩ rằng mẹ chồng làm điều đó chỉ vì đứa con trong bụng bạn thì mọi thứ sẽ ổn thôi.
Vũ Phong
Theo Phụ nữ sức khỏe
Uất ức vì mẹ chồng hay nhắc đến người tình cũ của chồng
Mãi đến tận bây giờ, khi con gái đã 3 tuổi, Mai vẫn không thể xóa được mối ác cảm để yêu quý mẹ chồng.
Từ lúc Mai theo chân Vĩnh về nhà ra mắt, mẹ Vĩnh đã tỏ thái độ không thích cô. Đơn giản là Vĩnh là con trai một, cao to, đẹp trai, gia đình nề nếp trí thức thủ đô còn Mai vừa tốt nghiệp đại học, có ngoại hình nhỏ bé, bố mẹ buôn bán ở tỉnh lẻ.
Trong cuộc gặp đầu tiên, mẹ Vĩnh liên tục nhắc về người yêu cũ của Vĩnh, nào là thân thiện, ngoan ngoãn, giỏi giang, gia đình tử tế, hiền lành... khiến Mai "nóng mặt", kiên quyết đòi chấm dứt tình cảm với Vĩnh nhưng anh không đồng ý. Vĩnh bảo rằng đấy là quá khứ, Vĩnh đã chia tay người cũ vì bố anh không thích người đó và cô ấy đã ra nước ngoài.
Không thể ngăn cấm được tình cảm của con trai, mẹ Vĩnh chấp nhận cho con trai cưới Mai. Tuy nhiên, trong bụng vẫn không ngừng tiếc nuối "cô con dâu hụt" xinh đẹp, giỏi giang, nhà mặt phố trước đây.
Ảnh minh họa - một cảnh trong phim "Sống chung với mẹ chồng"
Vì bố mẹ Vĩnh sức khỏe kém, nhà lại có mình anh là con trai thành thử sau cưới Mai buộc phải sống chung với nhà chồng. Thời gian đầu chung sống, Mai cố gắng tận sức vì nhà chồng, cô nghĩ "trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương". Cô hết lòng phụng dưỡng, chăm sóc mẹ chồng, từ việc bóp tay bóp chân, nấu cháo, chăm nom bà tận tình khi ốm đau vậy mà chẳng hiểu sao mẹ chồng vẫn tỏ ra không hài lòng với cô con dâu hiền lành, chịu khó, thậm chí động tí lại móc máy xét nét cô đến khổ. Bực nhất là mỗi khi không ưng ý điều gì, bà lại so sánh con dâu với người yêu cũ của con trai.
Do làm công chức nhà nước, hàng ngày Mai đi làm về sớm hơn chồng. Trong khi đó, thấy con trai phải làm về muộn, mẹ Vĩnh xót ruột, rồi sinh ra cau có, cáu gắt vô cớ với con dâu. Mai biết thế nhưng nghĩ mẹ chồng thương con đẻ là chuyện bình thường nên cô không lấn cấn.
Mọi chuyện gia đình dù có lúc này lúc kia nhưng nhìn chung êm xuôi đến khi Mai sinh con gái đầu lòng. Chẳng biết do vô tình hay cố ý, hôm lâu bế cháu nội mẹ chồng Mai đã nhắc người yêu cũ của Vĩnh: "Hôm trước cái Hạnh người yêu cũ thằng Vĩnh gọi điện cho mẹ khoe nó sinh con trai được 4kg mà là đẻ thường. Con bé thế mà giỏi thật ý" làm Mai chạnh lòng.
Hay tháng trước, cả nhà đi ăn cùng nhau, đi qua tòa nhà văn phòng cao tầng sang trọng, mẹ chồng Mai liền chỉ tay nói với bố chồng: "Ông này, cái Hạnh trước nó làm ở tòa nhà này đấy. Lương nó cao, phải đến 50 triệu/tháng ấy ông ạ, thấy bảo chế độ công ty nó đãi ngộ tốt lắm...". Bố chồng Mai nghe thấy thế liền gạt đi luôn: "Cái bà này buồn cười. Hôn nhân là cái duyên cái số, như tôi với bà ấy, có bao giờ nghĩ là lấy nhau đâu".
Chồng Mai thấy vậy cũng được dịp nói lại mẹ: "Mẹ đừng bao giờ nhắc đến cô kia trước mặt vợ con. Giờ con chỉ biết vợ con thôi" khiến mẹ chồng Mai tức giận, vùng vằng đòi về, không đi ăn cùng.
Từ lúc Mai sinh con, mẹ chồng cô chưa một lần ngủ đêm cùng cháu, đêm con gái quấy khóc một mình Mai thức ôm con, dỗ con. Sáng hôm sau, bà chạy sang hỏi hôm qua con bé bị đói vì không có sữa uống hay sao mà khóc đêm ghê thế. Và Mai cũng để ý nhận ra, mẹ chồng cô chỉ hay cưng nựng, ra vẻ vồn vã yêu thương cháu mỗi khi có người đến thăm hay trước mặt chồng và con trai thôi chứ khi chỉ có mình cô, bà để mặc con dâu xoay xở.
Nhiều khi Mai cố gạt đi nghĩ mình sinh xong trở nên quá nhạy cảm, sao lại đi để ý cả mẹ của chồng nhưng quả thực, mãi đến tận bây giờ, khi con gái đã 3 tuổi, Mai vẫn không thể xóa được mối ác cảm để yêu quý mẹ chồng bởi mới đây bà lại "thả" vài câu bóng gió: "con Mai hiền lành thật đấy nhưng không được nhanh nhẹn như cái Hạnh. Thằng Vĩnh mà lấy con bé đấy giờ có công ty to rồi, không phải bạc mặt kiếm tiền nuôi vợ con".
Nghe mẹ chồng nói xong, Mai thực sự buồn. Cô vẫn biết bà không ưa cô nên bao lâu nay cô cố gắng làm tròn bổn phận con dâu, hiếu thuận với bà. Nhưng thật không ngờ, đến khi có cháu bế rồi, bà vẫn còn tiếc cô người yêu cũ của con trai. Tự dưng mắt Mai nhòa đi, bao nhiêu buồn tủi, uất ức dồn nén cứ trào ra thành nước mắt. Mai không biết mình có thể "sống chung với mẹ chồng" đến bao giờ...
Vân Kim
Theo giadinh.net.vn
Loạn nhà vì mẹ chồng đoảng Nghe tin mẹ chồng lên chơi, Hương chẳng thể vui nổi. Cô không ghét mẹ chồng, không có hiềm khích gì với bà, nhưng cô biết chắc một điều bà lên chơi sẽ làm loạn nhà vì tính bà đoảng hơn con dâu. Hương biết thiện chí của bà khi muốn giúp đỡ con cháu nhưng những cách sinh hoạt không giống nhau...