Nàng dâu số hưởng: 4 cái Tết ở nhà chồng không phải nấu cơm rửa bát
Câu chuyện nàng dâu đón 4 cái Tết cùng với nhà chồng nhưng không phải động tay đến việc nấu cơm, nửa bát, không những thế, mỗi sáng còn được ngủ nướng làm nhiều chị em bất ngờ, ghen tỵ.
Ăn Tết ở nhà chồng vốn là nỗi ám ảnh với nhiều chị em phụ nữ. Từ mua sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa, đến nấu nướng, dọn dẹp bát đũa đều là những điều khiến các nàng dâu lo lắng, sợ hãi. Nhiều nàng dâu thậm chí sợ về ăn Tết quê chồng và trong lòng luôn khao khát được về nhà ngoại để tận hưởng một cái Tết trọn vẹn.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nàng dâu “số hưởng”, may mắn được nhà chồng yêu mến, đối xử như con gái trong nhà. Lướt qua một số hội nhóm của các chị em, không khó để bắt gặp những câu chuyện cảm động được chính người con dâu kể về gia đình chồng nhà mình. Câu chuyện nàng dâu 4 năm ăn Tết nhà chồng được cưng chiều như trứng mỏng, không phải động tay đến việc nấu cơm, rửa bát, ngay lập tức gây sốt cộng đồng mạng.
Đoạn tâm sự trên mạng xã hội khiến nhiều chị em ngưỡng mộ: “Em lấy chồng được 4 năm, cũng ăn Tết nhà chồng 4 cái Tết rồi, không biết các mom thế nào, nhưng em thấy sướng hơn tết ở nhà mình.
Hình minh họa
Năm đầu thì em bụng to sắp đẻ nên không làm được gì cả, nhưng năm thứ 2 sáng thì 8 – 9h mới ngủ dậy. Em cũng không phải đứa con dâu không có ý tứ. Em cũng dậy từ rất sớm để cùng mẹ chồng chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà nhưng bố mẹ chồng bảo con lên ngủ tiếp đi dậy sớm làm gì cho lạnh.
Video đang HOT
Em bảo không sao đâu ạ, mẹ nấu gì để con nấu cho. Mẹ chồng em bảo thôi con cứ lên phòng ngủ đi mẹ làm một tí là xong mà, không phải ngại gì cả. Cứ kì kèo mãi cuối cùng vẫn phải lên ngủ tiếp. Ngày hôm sau cũng thế, em vẫn dậy sớm 2 mẹ con ngồi buôn dưa lê một lúc mẹ bảo thôi lên ngủ đi từ hôm sau không phải dậy sớm nhé, về có mấy hôm nghỉ ngơi cho khoẻ.
Không chỉ bữa sáng mà cả 3 bữa em không phải nấu nướng gì cả, cùng lắm ngồi nhặt rau hoặc làm linh tinh,vì nhà chồng em từ bố chồng, em chồng, anh chồng và chồng em nấu ăn cực kì ngon và khéo nên mọi người làm hết, ăn xong chồng em còn không để em rửa bát. Bảo lên trông con để anh rửa cho, rồi em chồng cũng bảo thôi chị lên nhà đi để em với anh ấy rửa tí là xong. Có hôm thì 2 vợ chồng cùng rửa. Cứ như thế bây giờ đã là 4 năm Tết nhà chồng rồi mà em vẫn chưa được trổ tài nấu ăn, muốn làm dâu đảm cũng khó lắm ạ!”.
Rất nhiều chị em tỏ ra ngưỡng mộ xen lẫn đôi chút ghen tỵ vì không phải nhà chồng nào cũng dễ tính, cưng chiều con dâu như nhà chồng của nàng dâu này. Không những có bố mẹ chồng tâm lý, dễ tính, nàng dâu này còn may mắn có thêm cả em chồng quan tâm, thấu hiểu. Ngoài việc chia vui với nàng dâu, nhiều chị em cũng cho rằng, chính lối cư xử nhẹ nhàng, ý tứ của nàng dâu này cũng góp phần tạo nên sự hòa hợp của cô với gia đình nhà chồng.
“Mình cũng ăn Tết ở nhà chồng 2 năm rồi. Tết mình cũng không phải làm gì, chỉ rửa bát thôi. Mọi việc đều do bố mẹ chồng mình làm cả. Tết đến mẹ chồng thường bảo em ngủ thêm vì làm việc vất cả cả năm rồi, chỉ có mấy ngày Tết để nghỉ ngơi. Dậy sớm cũng từng ấy việc mà dậy muộn cũng từng ấy việc. Chả gì sướng bằng có được bố mẹ chồng dễ tính, thoải mái với con dâu các mẹ ạ”, tài khoản T.L chia sẻ.
Tuy vậy, cũng có nhiều nàng dâu cảm thấy chạnh lòng, tủi thân khi tâm sự câu chuyện của mình: “Em thì khác hẳn các chị. Em mới đi làm dâu được 1 năm, giờ bụng bầu 6 tháng rồi việc gì cũng đến tay. Chồng em đi làm xa nên chẳng đỡ đần được gì. Bố mẹ chồng thì già rồi nên có gì phó mặc cho em hết. Em cứ đi làm về là lao vào nấu nướng, dọn dẹp không ngóc đầu được dậy. Bố mẹ chồng chỉ ở nhà thôi nhưng cũng chẳng đỡ đần được gì. Đã thế, đồ ăn hay cơm em nấu không vừa ý là bố mẹ nói nặng nói nhẹ rồi đi kể khắp họ hàng làng xóm”.
Theo Dân trí
'Sống chung với mẹ chồng' giờ chỉ là chuyện nhỏ
Các đôi vợ chồng trẻ thường gặp khá nhiều áp lực khi bắt đầu một cuộc sống mới. Lúc này, cuộc hôn nhân màu hồng đã không còn như những gì các bạn tưởng tượng nữa. Áp lực dần xuất hiện, ngay cả việc vợ chồng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, sử dụng
ảnh minh họa
Có nhiều gia đình trước khi có sự xuất hiện của thành viên mới là con dâu thì đã có một thói quen được hình thành. Mọi chi tiêu, quy định trong gia đình đều được mẹ chồng kiểm soát và sắp xếp. Đừng vội cho rằng bạn có thể thay đổi mọi trật tự theo ý mình. Thay vào đó, hãy học cách dung hòa và thích nghi với điều đó trong một giới hạn nhất định nhé.
Học cách thích nghi trước khi phàn nàn
Trận chiến giữa nàng dâu và mẹ chồng vốn là cuộc chiến chưa bao giờ có hồi kết. Theo bạn ai sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất? Đó chính là chồng bạn. Là người ở giữa vừa đóng vai trò là con vừa đóng vai trò là chồng, chỗ dựa của gia đình, đừng khiến anh ấy phải khó xử.
So với hàng chục năm gắn bó của gia đình, thì bạn là thành viên mới, bạn phải học cách thích nghi trước khi kêu than hoặc trách móc chồng mình. Hãy nghĩ cho chồng mình và cho cả mẹ chồng vì cũng giống như bạn, con trai của bà đã được bà nuôi nấng và gắn bó, rất khó để bà có thể chấp nhận để con trai mình thuộc về người khác.
Nếu mẹ chồng quản lý tài chính, bạn nên làm gì?
Quan trọng là bạn biết thống nhất chi tiêu ngay từ khi về làm dâu, đừng lo sợ mất lòng. Việc bạn rõ ràng mọi thứ rất cần thiết đặc biệt là với mẹ chồng. Có thể bà sẽ lo lắng buồn phiền, sợ hai vợ chồng sẽ không biết cách để dành, hoang phí cho những việc không cần thiết. Thế nhưng đó là nỗi lo chung của phụ huynh, không phải của bạn.
Là người vợ, con dâu, bạn phải làm rõ vai trò làm chủ tài chính của gia đình nhỏ của mình. Mỗi chi tiêu trong nhà gia đình cần sự thống nhất giữa bạn và chồng bạn, mẹ chồng có quyền góp ý nhưng không có quyền can thiệp.
Tự chủ trong mọi việc
Mỗi gia đình cha mẹ đều có tính cách riêng, có thể có những người rất thương con cháu, đôi khi muốn đỡ đần nhưng nếu để việc đó quá lâu, bạn sẽ bị rơi vào tình trạng ỷ lại, không động tay động chân vào việc gì. Ngược lại có những bà mẹ chồng không muốn giúp đỡ con cái, ông bà cảm thấy rất bận, không có nhiều thời gian đón cháu, hay chăm sóc cháu. Để tránh việc phải thường xuyên nhờ vả cha mẹ, bạn và chồng nên tự chủ động, có thể là thuê giúp việc, có thể là thay nhau sắp xếp mọi việc.
X ây dựng tình cảm mẹ chồng nàng dâu
Có thể điều đó khó khi diễn ra ngày một ngày hai nhưng nếu bạn kiên trì thì không điều gì là không thể. Đừng bao giờ coi mẹ chồng hay gia đình nhà chồng là "người dưng nước lã". Thứ nhất đó là bố mẹ của chồng mình - người sẽ gắn bó với mình cả đời. Thứ hai đó sẽ là ông bà của con mình. Vì vậy cần phải giảm bớt căng thẳng trong mọi tình huống, "dĩ hòa vi quý" luôn là ưu tiên hàng đầu khi xảy ra mâu thuẫn.
Theo Thegioitre
Lời mẹ dặn con gái trước khi về nhà chồng: 'Chỉ có cha mẹ nuôi con mới không kể công lao' Đàn bà lấy chồng đừng sống như tầm gửi. Con ký thác cả cuộc đời con cho chồng, đến lúc chồng bạc lòng con không còn chỗ tựa nương. Ngày mai con gái mẹ sẽ theo chồng. Từ ngày mai, con sẽ quàng lên vai trách nhiệm của một nàng dâu, một người vợ. Hơn tất cả những ai trên cuộc đời này,...