Nàng dâu ở nước ngoài kể chuyện mẹ chồng chăm đẻ mổ: Rác sinh hoạt 5 ngày không đổ, quần áo bẩn chất cao thành núi
“Đến khi mình về, mình sốc, nhà cửa bẩn thỉu, bà không hút bụi cũng không dọn dẹp gì. Quần áo bẩn chất lên đúng một chồng to, rác sinh hoạt 5 ngày không đổ, bỉm bẩn cũng không đổ luôn, mọi thứ bốc mùi kinh khủng…”, nàng dâu than thở.
Chuyện các nàng dâu và mẹ chồng không hợp nết ăn ý ở của nhau thì đời nào cũng có, mà lạ là mâu thuẫn gia đình toàn bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt hằng ngày, chuyện cái tôm con cá, chuyện ngủ nghỉ, áo quần, rồi đến cả những chuyện lớn hơn như nhà cửa, cơm nước…
Chuyện của nàng dâu dưới đây là một ví dụ. Dù biết cũng chẳng hay ho gì khi nói xấu mẹ chồng trước bàn dân thiên hạ, nhưng chắc quá kinh hãi vì độ ở bẩn của bà nên nàng dâu phải lên tiếng tâm sự với hội chị em để giải tỏa nỗi bức xúc đồng thời xin ý kiến tư vấn tại chỗ.
Chuyện khác nhau về phong cách, lối sinh hoạt của mẹ chồng – nàng dâu xưa nay đã lắm vấn đề trái ngược. (Ảnh minh họa)
Nàng dâu kể lể: “Tâm sự mỏng với các bạn cảnh sống chung với mẹ chồng của mình, vì mình chẳng biết nói với ai cho nhẹ đầu, nên mình ngoi lên đây.
Chẳng là mình mới sinh em bé thứ 2 (sinh mổ). Trước khi sinh, vợ chồng mình có đón mẹ chồng qua ở cùng 3 tháng để bà đỡ đần cho mình.
Nói sơ qua về mẹ chồng mình, bà 65 tuổi, có học (học rất giỏi luôn), bà là người thông minh, cuộc sống hôn nhân của bà tan vỡ khi chồng mình 18 tuổi. Từ đó, bà sống 1 mình. Bà ở 1 mình nên suốt ngày cày phim với line98, ngoài ra có bạn bè nào rủ đi du lịch thì bà đi, nói chung bà cũng hay đi.
Trước khi đi đẻ, mình có hướng dẫn bà sử dụng các đồ điện trong nhà, như là hút bụi, lò vi sóng, máy giặt (chế độ làm việc của máy…), dặn dò bà lịch sinh hoạt của đứa đầu nhà mình. Mình cũng cẩn thận ngồi ghi chép từng thứ một cho bà, sợ bà quên. Đồ ăn cho con mình, mình cũng nấu sẵn trong tủ. Bà chỉ việc nấu đồ ăn cho bà thôi, thức ăn mình cũng mua sẵn đầy tủ rồi (mình xác định ở bệnh viện ít nhất 5 ngày).
Đến khi mình về, mình sốc, nhà cửa bẩn thỉu, bà không hút bụi cũng không dọn dẹp gì; quần áo bẩn chất lên đúng 1 chồng; rác sinh hoạt 5 ngày không đổ; bỉm bẩn cũng không đổ luôn, bốc mùi kinh khủng.
Mình – một người vừa mới rời viện mổ đẻ về, phải lết đi đổ rác, phải bê chồng quần áo to đùng đi giặt và phơi, phải đi hút bụi nguyên căn nhà 80m2. Thực sự mình tủi thân kinh khủng (vừa đau vừa tủi), rõ ràng là có người bên cạnh mà như ở một mình vậy. Rồi con lớn mình (nó 18 tháng) ị từ sáng đến chiều bà không thay bỉm cho nó, đến lúc mình về mình phát hiện ra thì nó bị đỏ hết mông. Bà bảo bà không biết nên không thay. Mình biết thân biết phận, từ lúc đó mình thề, mình nhờ bà trông cháu thôi chứ không nhờ bà chăm nữa. Nhìn bà cho nó ăn 1 bên Ipad – 1 bên bát cơm mà mình xót con mình. Thôi, mặc dù mình giận vì bà chẳng giúp mình việc nhà nhưng ít ra bà cũng nấu cơm cho mình.
Video đang HOT
À, chồng mình bị mổ giác mạc cũng đúng thời gian mình mổ đẻ, lão phải hạn chế hoạt động một thời gian, lão nằm bẹp. Thế rồi chồng mình có nói bà giúp mấy việc vặt trong nhà, nhưng từ lần đấy mình cảm thấy bà là người ghê gớm, bà có nói đại ý thế này: “tao không phải người hầu của chúng mày, ở nhà tao sống sung sướng, suốt ngày tụ tập bạn bè…”. Mà từ ngày bà qua, mình có dám sai bà làm gì đâu mà bà nói là “hầu” thế chứ, mang tiếng mình ra.
Suốt 3 tháng bà ở, ngoài nấu cơm ra thì bà không làm một việc gì cả, mình thề. Thậm chí có nhiều lần, bà mải xem phim quá quên cả cơm nước, lại bảo hôm nay bà không muốn ăn nên không nấu. Mình còn phải cho con bú, không ăn lấy đâu ra sữa, nghĩ mà chán bà vô tâm.
Các bạn nói xem rốt cuộc mình là người khó tính, xét nét hay thực sự là bà không giúp gì được cho mình? Vì sắp tới bà lại muốn qua ở cùng mình, mình thì không muốn, tại bà cũng chẳng giúp gì được mình, hơn nữa, mỗi lần bà đi đi về về hết gần 100 triệu lại còn phải mua đủ quà cáp cho các bạn ở nhà của bà (người này thích máy pha cà phê, người này thích bình thuỷ tinh, người kia thích bộ dĩa cổ…), không chiều theo thì bà lại hậm hực rồi chẳng có cơm ăn”.
Bài đăng của nàng dâu này đã thu hút hàng nghìn lượt bình luận chia sẻ chỉ sau ít giờ đăng tải
Cũng như nhiều câu chuyện được chia sẻ với chủ đề hot nhất mọi thời đại với từ khóa “mẹ chồng”, dòng tâm sự của H.H đã được chị em vô cùng quan tâm và xôn xao bàn tán. Người thì cho rằng bà mẹ chồng quá vô tâm và lười, người thì thất kinh sợ hãi, người an ủi, người thở than cùng cảnh ngộ…
Nàng dâu sốc nặng khi ở viện về nhà cửa bừa bộn, rác chất chồng. (Ảnh minh họa)
“Từ tập 1, mình rút kinh nghiệm xương máu, đừng nhờ vả gì hết, tự mình làm hết, có tiền thuê người ngoài cho khỏe, thoải mái luôn trí não. Nhờ mẹ chồng lên trông chẳng biết trông được những gì nhưng căng thẳng, đau đầu suốt ngày”.
“Cùng cảnh làm dâu và đã từng trải qua chuyện này nên mình cực kì hiểu. Đẻ xong đau đớn rồi, về nhà còn nhìn thấy cảnh tượng bẩn thỉu này thì thực sự muốn tăng xông, hơn nữa còn 2 đứa con liền nhau. Nếu mình mà chọn lại chắc chắn mình sẽ không đẻ dày như vậy, vừa vất vả mà mẹ chồng con dâu suốt ngày soi xét nhau, rất mệt”.
“Giống mẹ chồng em quá. Thôi giờ 2 vợ chồng chị ở riêng được thì nên ở riêng. Bọn em không ở riêng được thì phải chịu, ở chung bà chả hộ gì được, cơm nước nhà cửa để đứa con mọn làm hết, ngày thì bế cháu được 15 phút. Bà đi kể hết nhà trên xóm dưới thế này thế nọ. Mệt lắm!”.
“Vừa sinh xong, suy nghĩ nhiều stress đấy mẹ nó, có điều kiện thì thuê giúp việc theo giờ đi, đừng nhờ bà nữa. Nếu bà muốn sang thì bảo chồng nói khéo với bà, để bà sang chơi vài hôm thì được chứ xác định không nhờ được bà đâu. Nhưng phải thuê giúp việc và nói khéo không bà lại tự ái. Vì bà sống 1 mình quen ăn chơi, thích thì ăn không thích thì thôi nên bà không thích phục vụ ai đâu. Với lại mình có phải con bà đâu mà bà xót. Bà lại nghĩ đẻ xong không làm bắt bà lên phục vụ, mệt đầu lắm”.
Tuy nhiên, số khác lại chỉ trích người con dâu bởi lẽ: “Nếu có tiền sao không thuê giúp việc? Bố mẹ chồng đâu có nghĩa vụ trông con cho bạn? Đẻ được thì nuôi được, đừng bao giờ nghĩ ỷ lại hay nhờ cậy được vào ông bà. Ông bà giúp được thì giúp không được cũng phải chịu chứ ai đời mang lên đây nói xấu?”.
“Bạn ở nước ngoài và chị mình cũng ở nước ngoài, mình chia sẻ thế này thôi. Chị mình cũng con nhỏ mà cũng tận 2 đứa, mẹ mình cũng sang đó 3 tháng nhưng chỉ sang đó chơi, chăm con bế bồng hộ chứ những việc nhà mẹ mình không làm. Vì mẹ mình cũng không biết nấu nướng mấy cái đồ điện. Rác cũng không phải như ở mình mà vứt chỗ nọ chỗ kia được mà phải phân loại và vứt theo ngày. Nói chung tiếng tăm không biết, nấu nướng không biết, ngay cả thay bỉm hay cho cháu ăn các kiểu cũng không. Các chị cũng đừng có bô bô chửi tại sao thế nọ thế kia. Bà sang đó chơi thay đổi không khí, chăm con chăm cháu chứ không phải sang làm. Mẹ con với nhau đừng có soi xét quá là đón sang phải giúp đỡ nọ kia. Bà nói đúng đó, đón sang không phải để hầu và làm mọi việc nên bạn phải vui vẻ, sau nếu không thích thì không đón mẹ chồng mà chỉ đón mẹ đẻ thôi, xem lúc đó bà như nào, chồng mình nghĩ sao nhé!”.
Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Phụ nữ thời nay chẳng còn bị bó buộc bởi gian bếp nữa rồi, và chuyện con dâu nói xấu mẹ chồng chẳng ai ủng hộ, nhưng việc bà sang chăm cháu mà không phụ giúp được gì cho con dâu mới sinh thì thật là ái ngại… Hiện câu chuyện trên vẫn đang thu hút ý kiến tranh luận của hàng nghìn chị em mẹ bỉm.
Theo Helino
Nàng dâu nghẹn ngào với mâm cơm cữ "khô như ngói", nhưng tiết lộ thêm về mẹ chồng mới thực sự khiến chị em ám ảnh
Nhìn mâm cơm cữ, nhiều chị em đã cảm thấy nghẹn thay nàng dâu trẻ bởi khô khan thế này thì làm sao nuốt nổi.
Ai cũng biết sau những đau đớn phải trải qua khi sinh con, các bà mẹ cần được chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn bao giờ hết. Vì vậy mà bên cạnh mâm cơm hàng ngày, cơm cữ trong thời gian mới sinh xong cũng là một đề tài được chị em chú ý. Thế nên mỗi khi có ai đó chia sẻ cơm cữ của mình lên mạng xã hội thì họ lại được dịp thảo luận sôi nổi.
Và mỗi mâm cơm cữ lại có 1 lý do khác nhau để chị em bàn tán. Đó có thể là món này nên ăn, món kia không nên; có thể là chuyện nàng dâu được mẹ chồng và chồng chăm sóc khi ở cữ như thế nào,... Cũng không ít trường hợp khiến chị em xót xa bởi mâm cơm cữ lèo tèo đến mức gần như chẳng có gì.
Mới đây, trong một nhóm kín dành cho chị em tâm sự trên MXH, chị C.T đã đăng tải mâm cơm cữ của mình khiến nhiều người chú ý. Bà mẹ trẻ này viết: "Cơm cữ của nhà mình ở nhà chồng các mẹ ạ. Mình chỉ biết ấm ức với chồng mà không nói được gì nữa."
Mâm cơm cữ của chị C.T.
Không khó để nhận thấy trong hình ảnh mà chị C.T đã đăng tải là mâm cơm cữ không thể sơ sài hơn. Ngoài 1 bát tô đựng cơm ra thì chỉ còn 1 bát nhỏ đựng 4 quả trứng luộc và muối để chấm. Không hề có canh hay rau hay bất cứ thứ gì giúp bà mẹ trẻ dễ nuốt hơn.
Ngay lập tức, mâm cơm này đã thu hút sự quan tâm của các thành viên trong nhóm đăng tải. Dù chị C.T chưa nói rõ hoàn cảnh của mình như thế nào nhưng họ đồng loạt bày tỏ sự xót xa cho bà mẹ trẻ:
- Trời ơi! Cơm cữ thế này thì ai mà chịu nổi hả trời?
- Ăn thế này thì nghẹn chết mất thôi. Đến bát canh rau ngót tốt cho bà đẻ cũng không có.
- Như này thì làm sao có sữa cho con bú? Ở cữ thì càng phải đủ chất chứ!
- Ai nấu cho bạn thế? Sao ăn như vậy được? Mình mà rơi vào tình huống này chắc khóc mất.
Trước sự quan tâm của hội chị em, chị C.T cho biết thêm: "Cơm cữ mẹ chồng và em chồng nấu và đây là bữa chính luôn chứ không phải bữa sáng đâu ạ. Nhiều mẹ cứ bảo em tự dậy nấu với tự dậy lấy nước nhưng không đơn giản như thế đâu. Đến bữa ăn mẹ chồng em ngồi bên cạnh canh chừng em ăn luôn. Nhiều hôm nghẹn cứng họng muốn bỏ lắm mà không biết phải làm sao."
Lời giải thích của bà mẹ trẻ lại càng khiến nhiều người bất bình hơn: "Ôi. Nghe chị kể mà em ám ảnh quá! Cơm đã thế này rồi lại còn ngồi canh con dâu ăn nữa. Thế thì làm sao mà chịu được chứ!"
Thế nhưng, sau tất cả họ cũng không quên động viên chị C.T cố gắng chịu đựng hết thời gian ở cữ. Chưa rõ thực hư thế nào nhưng hiện tại chị em vẫn đang bàn tán sôi nổi phía dưới mâm cơm cữ của chị C.T.
Theo Helino
Mẹ chồng đưa 1 triệu bắt mua đồ ăn cả tháng cho nhà 6 người, các "cao nhân" chỉ dẫn thực đơn siêu chất Vấn đề chi tiêu luôn là một bài toán khó và nó còn khó hơn khi nàng dâu trẻ phải ở chung với bố mẹ chồng. Chi tiêu như thế nào cho đủ, là không tiêu hoang mà lại không phải keo kiệt quá, nhất là khi chỉ có 1 số tiền nhất định tiêu cho cả tháng? Vấn đề chi tiêu sinh...