Nàng dâu nằng nặc đòi ly hôn vì mẹ chồng muốn ở chung
Vợ chồng em vừa nộp đơn ly hôn ra tòa án. Lý do là vì những mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng thực chất nguyên nhân sâu xa là do mẹ chồng em.
Mẹ chồng muốn ở cùng nhưng em không đồng ý. Vậy là mâu thuẫn gia đình xảy ra.
Nghe qua, mọi người đều nghĩ em là con dâu bất hiếu, quá quắt với nhà chồng nhưng “trong chăn mới biết chăn có rận”, xin mọi người bình tĩnh lắng nghe em giãi bày.
Nhà chồng em có 3 chị em. Chị gái đi lấy chồng xa, cuộc sống gia đình tương đối ổn định. Bố chồng mất sớm, gia đình chỉ còn lại hai anh em trai và mẹ sống cùng nhau.
Ngày anh chồng lấy vợ, mẹ chồng em lo chu tất mọi thứ từ đám cỗ đến tiền thuê xe, áo cưới… Đám cưới được cho là hoành tráng nhất xã. Lý do bởi chị dâu em là người có công việc ổn định, gia đình có điều kiện nên bà không muốn mất mặt với thông gia.
Sau khi cưới, anh chị được mẹ chồng cho sống riêng trên một mảnh đất khác của nhà chồng.
Trong khi đó, ngày chồng đưa em về ra mắt gia đình, mẹ chồng em không ưng. Bà chê gia cảnh em bình thường, không có gì nổi bật. Em lại chưa tốt nghiệp đã để dính bầu nên bà tỏ vẻ khinh thường em ra mặt.
Để tránh mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, em đã chủ động bàn với chồng ra ở riêng. Vợ chồng em bắt đầu thuê nhà, đi làm nuôi con với hai bàn tay trắng.
Suốt những năm em về làm dâu, chưa một lần bà tỏ thái độ muốn giúp vợ chồng em bất cứ việc gì. Không chỉ vậy, em luôn nhận rõ sự phân biệt, thiên vị của bà dành cho chị dâu mỗi lần gia đình có đám giỗ, những ngày lễ Tết…
Cách đây 4 năm, anh chồng muốn xây nhà lớn để ở nhưng không đủ tiền. Anh chị về nói chuyện với bà. Mẹ chồng em nghe thế, quyết định bán căn nhà bà đang ở để dồn tiền cho anh chị xây nhà. Sau khi xây xong, bà dọn về ở cùng nhà anh chị.
Video đang HOT
Căn nhà lớn, nổi bật với đầy đủ tiện nghi khiến ai đi qua cũng phải ngước nhìn. Khỏi phải nói, họ hàng ai cũng bảo bà thiên vị con trai cả, tệ với con trai út nhưng bà bỏ ngoài tai. Chồng em mặc dù không muốn nghĩ đến nhưng cũng không tránh được sự tủi thân, ấm ức.
Em vô cùng bức xúc. Giận bà nên em cũng ít qua lại với nhà bên đó. Nhiều năm kết hôn, hai vợ chồng em cũng tiết kiệm được khoản tiền, vay thêm bạn bè, chúng em mua được mảnh đất nhỏ của người quen.
Năm ngoái, khi hai vợ chồng hết nợ, chồng em mạnh dạn thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng tiền để xây nhà. Căn nhà xây 3 tháng thì hoàn thành, không phải quá to nhưng cũng khang trang, sạch sẽ. Vợ chồng em vui mừng khôn xiết vì bao năm đi ở tạm bợ nay cũng được bù đắp phần nào.
Nhưng rồi một chuyện khó nghĩ đã xảy ra.
Mẹ chồng em, sau một thời gian chung sống với vợ chồng con trai thì xảy ra xích mích. Bà chê chị dâu lười, không chịu làm việc nhà lại rất ăn diện. Mỗi lần chị đi làm quần là áo lượt, khiến bà nhức mắt. Trong khi đó, chị dâu lại bức xúc nói bà soi mói, cổ hủ.
Từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, họ thành ra bất hòa. Anh chồng lại đứng về phía vợ khiến mẹ chồng em vô cùng tức giận, chửi anh là bất hiếu, ăn cháo đá bát.
Mâu thuẫn ngày càng lớn. Đỉnh điểm là mẹ chồng nàng dâu xô xát, phải gọi cả chính quyền xuống can thiệp. Mẹ chồng em không thể ở cùng nhà anh chị nhưng nhà và đất cũ bà đã bán, chẳng còn nơi đâu để đi.
Vừa rồi vợ chồng em xây nhà, bà gọi điện tỉ tê, khóc lóc với chồng em. Bà xin lỗi vì chuyện ngày xưa và mong muốn được sống chung với chúng em. Chồng em là người hiền lành, thật thà và dù giận nhưng thâm tâm anh rất có hiếu với mẹ. Nghe chuyện mẹ bị chị dâu bắt nạt, anh buồn vô cùng. Lại biết sức khỏe bà đang yếu, không có nơi nương tựa, anh muốn đón bà về ở cùng.
Nhưng trải qua nhiều chuyện bà gây ra, em không đồng tình về việc đó vì em không thể quên được những gì bà đối xử với mình. Vợ chồng em căng thẳng.
Em nói rằng, nếu anh muốn đón mẹ về em và con sẽ ra đi. Bởi nếu sống lâu dài, em và bà cũng sẽ xích mích.
Em làm vậy đúng hay sai? Xin độc giả phân xử giúp em.
8 dấu hiệu giúp chị em phân biệt thật - giả nơi công sở
Ở công sở, đừng vội vàng đánh giá cao và tin tưởng một ai đó khi họ làm việc tốt với bạn, điều quan trọng nằm ở mục đích sâu xa của mỗi hành động ấy.
Ảnh minh họa
Không dễ gì để phân biệt một người thành thật và một kẻ giả tạo. Có thể ẩn sau mỗi hành động tử tế là mục đích thâm hiểm nhằm lợi dụng hoặc hãm hại chị em. Nếu không tinh ý nhận ra, rất có thể bạn sẽ bị "đưa vào tròng" và hối hận vì đã tin lầm người.
Chính vì vậy, chị em đừng bỏ qua 8 dấu hiệu sau nếu muốn phân biệt thật - giả chốn công sở.
1. Kẻ giả tạo chỉ tôn trọng những ai có quyền lực, giàu có. Người chân thành tôn trọng tất cả.
Một kẻ vụ lợi và nghĩ đến bản thân mình thường không có xu hướng quan tâm đến nhiều địa vị xã hội khác nhau trong cuộc sống. Họ thậm chí còn chẳng thèm đoái hoài đến bất cứ ai không mang lại được lợi ích cho họ. Ngược lại, người chân thành có tâm sạch, không lợi dụng bất cứ ai. Chính bởi vậy nên họ nhiều khả năng cởi mở, hòa đồng hơn với các tầng lớp khác nhau.
2. Kẻ giả tạo muốn hưởng lợi từ mọi thứ, người chân thành không thao túng người khác
Ví dụ khi được một kẻ giả tạo giúp đỡ điều gì đó, chị em sẽ bị họ sai khiến việc khác như để "trả ơn". Thậm chí, nếu chúng ta không thể làm, họ sẽ quay ra trách móc, nói mình là người vô ơn, ăn cháo đá bát... Nhưng điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra với người chân thành. Bởi họ cho đi không hối hận và cũng chẳng đòi hỏi phải đáp lại. Hành động giúp đỡ đối với họ xuất phát từ chân tình giữa hai người.
3. Kẻ giả tạo muốn thu hút sự chú ý, người chân thành muốn chia sẻ hào quang
Đối với kẻ giả tạo, lý tưởng nhất là họ được mọi người chú ý đến với tấm lòng tốt hào nhoáng. Họ muốn được ca tụng và khen ngợi, thậm chí thành tựu chỉ nên dành cho một người. Song với người chân thành, họ hiểu bản thân chẳng cần phải chứng minh điều gì hết. Họ cũng sẽ chia sẻ hào quang với đồng nghiệp - những ai đã giúp đỡ để cả nhóm đạt thành tựu.
4. Kẻ giả tạo luôn khoe khoang, người chân thành chuộng sự khiêm nhường
Người ta thường khoe khoang quá đà về những thứ bản thân không làm. Giống như trong phim "Người đẹp và quái vật", Quái thú đọc nhiều sách, ham học hỏi nhưng chẳng bao giờ đả động khoác lác. Ngược lại, Gaston lại thường phóng đại và khoác lác về những thứ anh ta không thực sự làm được. Do đó, nếu thấy một ai đó ba hoa quá nhiều, hãy coi chừng, họ có thể là một người chẳng đáng tin.
5. Kẻ giả tạo thường nói xấu sau lưng, người chân thành không ngại góp ý thẳng thắn
Vì chuyên đặt điều, đưa chuyện nên những kẻ giả tạo chỉ dám tụ tập "đâm sau lưng". Họ sợ nếu nói công khai sẽ bị bóc mẽ và bại lộ sự gian dối của bản thân. Trái lại, người chân thành hiểu thế nào là chừng mực để góp ý chân thành và hơn cả là chia sẻ quan điểm cá nhân một cách công khai.
6. Kẻ giả tạo hay thất hứa, người chân thành luôn giữ đúng giao ước
Không giữ lời hứa là một cách gây tổn thương người khác, và chắc chắn những đồng nghiệp chân thành sẽ không làm vậy. Trong khi đó, để lừa lọc và lợi dụng, kẻ giả tạo sẽ vẽ ra những viễn cảnh tốt đẹp để thao túng chị em. Do đó, những lời hứa quá viển vông và không được bảo chứng bởi giấy tờ cần phải cẩn thận nhé!
7. Kẻ giả tạo thích phán xét, người chân thành ưa truyền cảm hứng và tạo động lực
Trong đầu của kẻ giả tạo luôn là suy nghĩ hạ bệ người khác nhằm nâng bản thân mình lên. Họ còn thích phán xét người khác để thỏa mãn sự ích kỷ. Không giống với lối hành xử xấu như vậy, người chân thành hiểu ai cũng đều có khuyết điểm, điều quan trọng là biết khắc phục và vươn lên để hoàn thiện hơn.
8. Kẻ giả tạo ngon ngọt khi thao túng, người chân thành luôn tỏ ra ân cần và quan tâm
Một thái độ vồn vã, ngon ngọt khác lạ của đồng nghiệp nào đó chắc chắn sẽ khiến chị em nghi ngờ ít nhiều đúng không nào? Khi hai người không quá thân thiết mà họ lại tỏ ra nhẹ nhàng thì coi chừng, rất có thể họ sắp nhờ vả điều gì đó. Biểu hiện này khó có thể thấy ở người chân thành. Ở mọi thời điểm, họ thường ân cần với tất cả mà chẳng đoái hoài đến lợi ích mình nhận được.
Gia đình có 4 "bảo vật" này, không hưng vượng thì cũng vinh hoa phú quý Người xưa có câu: Bách thiện hiếu vi tiên, tức là trong trăm điều thiện thì chữ hiếu đứng đầu. Một người sống có hiếu thì mới có thể có cuộc sống an yên. Người hiếu thuận ắt sẽ có phúc báo. Ai nấy đều có lòng bao dung Phàm mọi việc biết lùi một bước là biển rộng trời cao. Trong cuộc...