Nàng dâu mới tủi hờn vì đồ sinh lễ lèo tèo ‘không bằng mớ rau ngoài chợ’, lên mạng giãi bày nhiều người còn phẫn nộ hơn
‘Đi ra chợ mua mớ rau con cá nó còn có giá, còn mình không có 1 xu. Mặc dù nhà mình không đòi hỏi phải bao nhiêu hay thế này thế kia vậy mà nhà trai… mình thấy rất tệ!”, nàng dâu tủi hờn chia sẻ.
Người Việt thường có tục, trước khi đám cưới diễn ra là có ngày ăn hỏi. Khi ấy, nhà trai mang đồ lễ đến nhà gái thường kèm sính lễ và 1 khoản tiền gọi là lễ đen. Tùy vào điều kiện kinh tế mỗi nhà cũng như phong tục mỗi địa phương mà số tiền này ít hay nhiều.
Lễ ăn hỏi này là một nghi thức khá quan trọng, chính là việc người lớn trước là để cho phép cho đôi trẻ qua lại thương yêu nhau, sau là để thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Về lễ đen cũng có ý nghĩa đặc biệt của nó. Đó là tiền “thách cưới” của nhà gái với nhà trai; là sự cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mà họ sắp rước về. Đây cũng được coi là tiền nhà trai góp công sức, tiền của để cô dâu sắm sanh trước khi về nhà chồng.
Mới đây, câu chuyện của một nàng dâu mới về nhà chồng có tên A.N. đã đăng tải câu chuyện trong lễ ăn hỏi của mình khiến nhiều chị em không khỏi xôn xao.
Cô bộc bạch: ‘ ‘Đã có ai cưới chồng mà như hoàn cảnh của mình không? Mình ở Sài Gòn còn chồng mình ở tỉnh khác. Do 2 gia đình quá xa nên khi nhà trai xin cưới nhà mình chấp nhận cho gộp chung ăn hỏi và xin cưới vào cùng 1 ngày.
Nhà ba mẹ mình cũng nói với nhà trai là nhà mình không thách cưới, không đòi hỏi nhiều nhưng phần lễ nghĩa phải đầy đủ. Hôm ăn hỏi cũng là hôm xin cưới, nhà trai vào và chỉ có 5 hộp lễ gồm 1 hộp trầu cau, rượu, thuốc trà, bánh kẹo, trái cây. Và lúc trao 5 lễ xong thì nhà trai đưa thêm 1 phong bì (500k) nói đây là lễ lại mặt vì hoàn cảnh xa xôi khi đám cưới xong không thể vào lại mặt được nên xin phép hôm nay làm luôn nhà mình cũng chịu.
Rồi phần lễ ngoài 5 hộp quả đó ra thì lễ đen (tiền cưới) hay vàng 1 ít cũng không. 5 hộp quả thì rất sơ sài. Mình nói thật mình nghĩ 5 hộp đó tầm 1 – 2 triệu là nhiều.
Mọi người thế nào mình không biết nhưng của mình như vậy mình thấy rất buồn và tủi thân, cứ như mình không có giá gì. Đi ra chợ mua mớ rau con cá nó còn có giá. Còn mình không có 1 xu. Mặc dù nhà mình không đòi hỏi phải bao nhiêu hay thế này thế kia vậy mà nhà trai… Mình thấy rất tệ!
Lúc đám hỏi xong mấy đứa bưng quả nó hỏi và nói mình thấy rất buồn. Ba mẹ mình không nói gì nhưng mình biết ba mẹ buồn lắm”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Khỏi phải nói, câu chuyện này thu hút sự chú của hội chị em như thế nào. Trong khi cô gái này vô cùng buồn tủi cho phận mình và cả cha mẹ thì dân mạng cũng rào rào cho rằng, nhà trai đã quá keo kiệt. Một số ý kiến còn nhận xét nhà trai khá ích kỉ từ đó lo sợ rằng cô gái sau này về làm dâu sẽ khổ.
“Nuôi con hai mấy năm ròng mà nhận được phần lễ này thì ai chẳng buồn, không nghĩ về kinh tế, chỉ nghĩ là con mình có lẽ không được coi trọng”, chị Thu Phạm thở dài.
Facebook Liên Nguyễn Ngọc gay gắt: “Một người sơ suất thì phải có người kia góp ý mà sửa. Chuyện lớn cả đời người mà coi con gái người ta chẳng quá cho không”.
Âu thì sự cũng đã rồi, số khác chỉ biết dành lời khuyên cô nàng hãy để ý đến cách đối xử của chồng và nhà chồng khi về làm dâu thay vì nhớ mãi “thiếu sót” này.
Theo Saostar.vn
Cô gái than thở nhà trai chỉ bỏ 450k vào lễ ăn hỏi, hội chị em đồng loạt xúm vào khuyên nhủ điều này
Theo quan niệm của người Việt, trong ngày ăn hỏi, họ nhà trai mang đồ lễ đến nhà gái thường kèm 1 khoản tiền nhỏ. Và tùy vào điều kiện kinh tế mỗi nhà cũng như phong tục mỗi địa phương mà số tiền này sẽ khác nhau.
Trước khi diễn ra đám cưới, hai gia đình sẽ thường tổ chức lễ ăn hỏi cho đôi trẻ để thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Đây là một nghi thức khá quan trọng bởi sau lễ ăn hỏi, cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai còn chàng trai đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Bên cạnh trầu cau, rượu chè và bánh trái, một trong những thứ không thể thiếu trong mâm lễ ăn hỏi là phong bì chứa một khoản tiền nhỏ. Số tiền này có khá nhiều ý nghĩa.
Đó là tiền "thách cưới" của nhà gái với nhà trai là sự cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mà họ sắp rước về là tiền nhà trai góp công sức, tiền của để cô dâu sắm sanh trước khi về nhà chồng.
Tuy nhiên dù mang ý nghĩa gì thì số tiền này cũng sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế nhà trai và phong tục địa phương để chuẩn bị cho phù hợp.
Thế nhưng, mới đây, một cô gái trẻ có tài khoản Facebook tên L.H. đã đăng tải câu chuyện trong lễ ăn hỏi của mình khiến nhiều chị em chú ý và bàn tán xôn xao:
"Nàng dâu trị giá 450.000 đồng!
Chả là hôm qua e vừa ăn hỏi xong mấy chị ạ. Em sinh năm 92 nên phải rước dâu 2 lần tới sáng hôm nay thì mới được về nhà.
Ở chỗ em người ta không có phong tục thách cưới, chỉ tuỳ tâm ý và điều kiện của nhà trai mà mang tráp hỏi và cơi trầu xin dâu thôi.
Nhưng chẳng có gì đáng nói nếu hôm nay mẹ em không bảo với e là cơi trầu nhà trai chỉ bỏ 450k. Em nghĩ là bình thường hay chí ít cũng là 1-2 triệu.
Em chỉ muốn tham khảo ý kiến là ở đây có chị nào có kinh nghiệm chỉ cho em xem con số 450 là số mang may mắn hay gì không mà phong bao lại bỏ số lẻ khó hiểu vậy?
Chứ từ lúc em biết em chỉ thấy hoang mang và cuộc đời mình rẻ mạt tới bất ngờ như kiểu không bằng cục thịt lợn hay cân thịt chó ngoài chợ vậy đó"
Chia sẻ của cô gái có tên L.H. (Ảnh chụp màn hình)
Ngay lập tức, câu chuyện này thu hút sự chú ý không nhỏ của hội chị em vì dù gì đây cũng là chuyện đại sự cả đời của một con người.
Đặc biệt, bên cạnh việc chia sẻ về số tiền mà nhà trai đã bỏ trong lễ ăn hỏi của mình, rất nhiều chị em cùng khuyên nhủ cô gái đừng quan tâm đến số tiền mà chủ yếu là cách đối xử của nhà trai:
"Mình nghĩ cái tiền bỏ vào đấy bao nhiêu không quan trọng đâu bạn ạ, bạn suy nghĩ làm cho mệt người ra", mẹ N.N. bình luận.
"1 nghìn mà về chồng và nhà chồng yêu thương cũng đáng còn cả 1 tỷ nhưng về làm con hầu đứa ở thì cũng như không", bạn T.N. viết.
"450000 nghĩa là quan niệm 4 5=9 là tốt đó chị, chứ ko có ý gì đâu. Còn cái tiền đó không đánh giá điều gì đâu chị, lấy rồi thì phải tin tưởng cho vui vẻ chị ơi", bạn T.O. giải thích.
Tuy nhiên cũng có người đánh giá số tiền này là quá ít:
"Em để ý xem bên ngoài cách họ đối xử như thế nào em ạ. Chứ 450k thì ít 1 cách đáng ngạc nhiên đấy em", mẹ P.L. cho biết.
"Thế nhà chồng bạn không bảo chồng bạn hỏi tục lệ bên gái trước nay như thế nào mà theo à? 450k thì sỉ nhục quá, chí ít cũng phải tiền triệu chứ, công nhà người ta nuôi con gái bao nhiêu năm ròng rã", bạn H.H. gay gắt.
Thực ra số tiền trong mâm lễ ăn hỏi không cần phải nhiều quá nhưng cũng không nên ít quá mặc dù là tượng trưng.
Và dù ngày càng phổ biến tuy nhiên cũng không nên quá coi trọng ít hay nhiều. Điều quan trọng là hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ mà thôi.
Theo Trí thức trẻ
Nhà trai 'bỏ tráp' 450 nghìn đồng, cô dâu hoang mang 'cuộc đời mình rẻ mạt đến bất ngờ' Tiền nhà trai bỏ vào tráp hỏi được coi như món quà để tỏ lòng cám ơn gửi đến nhà gái vì công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu của họ. Thế nhưng phải làm sao khi số tiền chỉ có 450.000 đồng giống như nàng dâu dưới đây? Từ xưa, lễ đen (nạp tài) tượng trưng cho tục "thách cưới". Dần dần,...