Nàng dâu mệt mỏi với mâu thuẫn của chồng và mẹ chồng
Chồng và mẹ chồng luôn mâu thuẫn xung đột khiến tôi rất mệt mỏi. Nhờ một vài việc làm khá đơn giản, tôi đã góp phần hòa giải mối quan hệ này.
Tôi lấy chồng gần hai năm và hiện tại đang sống chung với mẹ chồng. Điều làm tôi mệt mỏi không phải là mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu mà là mâu thuẫn giữa chồng và mẹ chồng.
Hai mẹ con thường xuyên cãi nhau từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, không thể dung hòa được. Anh bảo, mình và mẹ “khắc khẩu” không thể sống chung được. Bởi thế, khi mới cưới nhau, anh nhất quyết ra ở riêng mặc dù trong nhà chỉ có mẹ và em trai.
Chồng và mẹ chồng “khắc khẩu” từ lâu. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng tôi thuê một căn chung cư để ở, cuối tuần mới về thăm mẹ. Những lần gặp gỡ đó vẫn xảy ra chuyện nhưng đỡ căng thẳng hơn. Đến khi tôi có thai, mẹ muốn chúng tôi chuyển về sống chung để mẹ chăm sóc cho tiện và đỡ tiền thuê nhà.
Chồng tôi đắn đo nhưng tôi kiên trì thuyết phục, đến khi thai được 5 tháng chồng mới đồng ý chuyển về. Sống chung mới thấy, chồng và mẹ liên tục cãi nhau, mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng.
Tính mẹ hay cằn nhằn, lo lắng còn chồng nóng tính, cộc cằn, việc gì cũng để từ từ không lo xa. Trong nhà chỉ có bốn người, đi làm suốt ngày nhưng đến bữa cơm cũng không yên.
Mới ngồi vào bàn ăn, chồng tôi nếm canh kêu mặn là mẹ mắng: “Mày không ăn thì nhịn, làm kiểu gì thế”. Một câu nói thôi mà có thể bùng lên một cuộc cãi vã nảy lửa.
Video đang HOT
Nhà hư cửa, mẹ bảo chồng sửa, anh cứ chần chừ không làm. Đến ngày mưa gió, gió tạt nước vào nhà, mẹ vừa dọn vừa gắt, thế là cãi nhau. Chồng lớn rồi nhưng tức giận lên mẹ vẫn lấy chổi đánh tới tấp.
Mỗi lần như thế, mẹ lại lôi đủ thứ chuyện đã xảy ra từ đời nào ra để nói khiến chồng bị ức chế. Sống trong cảnh đó, tôi thấy rất mệt mỏi. Hầu như, mọi lần hai mẹ con cãi nhau, tôi đều đứng ngoài cuộc. Nhưng lâu dần, tôi thấy mình không thể vô can mà phải tìm cách hòa giải để sống lâu dài.
Sau khi to tiếng, thể nào chồng và mẹ đều không nhìn mặt nhau suốt mấy ngày. Những lúc như thế, tôi thường giả vờ quên đồ đạc lặt vặt ở phòng mẹ như chai dầu, dây cột tóc, đôi tất…nhờ chồng qua lấy.
Biết tính chồng lười kiếm sẽ mở miệng hỏi mẹ ở đâu. Thế là, hai mẹ con bắt buộc phải nói chuyện nên làm hòa luôn. Thỉnh thoảng, tôi kêu bận, nhờ chồng chở mẹ đi chợ để hai mẹ con có dịp gần gũi.
Khi hai vợ chồng nói chuyện tâm sự, tôi cố tình kể vài câu chuyện hay rủ chồng xem những clip nói về cha mẹ. Dù tôi nói bóng gió nhưng chồng cũng hiểu ý là mẹ đã già cần con cái cảm thông hơn là cự cãi. Tôi thường kể chồng về chuyện nhà mình, ba mẹ tôi ra sao.
Tôi phải tìm cách hòa giải mâu thuẫn giữa hai mẹ con. (Ảnh minh họa)
Những việc làm đó, không có tác dụng ngay nhưng dần dần chồng cũng bớt nóng tính khi xung đột với mẹ. Đỉnh điểm trong một lần, khi tôi sắp sinh con. Trong bữa cơm, chồng và mẹ cãi nhau to về chuyện sửa nhà.
Chồng nóng nảy đập chén dĩa, đổ cơm đầy nhà. Mẹ giận run người, cầm chổi đánh chồng. Tôi ấm ức quá khóc ngay tại chỗ: “Mẹ với anh cứ cãi nhau hoài, đập đồ vậy mà có bao giờ nghĩ tới mà thương con không”.
Một câu nói thôi mà hai mẹ con im lặng. Từ ngày đó cho đến nay, những lần xung đột giữa hai mẹ con giảm hẳn. Những lúc định cãi nhau, nghĩ sao cả hai đều dịu lại và im lặng. Dù chưa dứt điểm nhưng tôi thấy, những cách làm trên có tác động khá nhiều trong việc hòa giải mâu thuẫn giữa chồng và mẹ chồng.
Theo phunuonline.com.vn
Cùng có bầu mà mẹ chồng cái gì cũng vun vén cho con gái, rồi bỗng chốc thay đổi hẳn khi con dâu nói câu này
Sau 1 hồi ấm ức, dù còn nằm trên giường bệnh, Thanh cũng phải nói cho bà biết...
Hình ảnh minh họa
Thanh lấy chồng 3 năm nhưng chưa có con. Vợ chồng cô cũng chạy chữa khắp nơi mà tin vui chưa tới. Sang năm thứ 4, Thanh cùng chồng đến viện để nhờ can thiệp y khoa để sinh em bé. Và thật may mắn, sau lần đó, vợ chồng cô đã có thai.
Cùng khoảng thời gian đó thì em gái chồng cô là Hằng cũng có thai. Cả nhà ai cũng vui lắm vì gia đình sắp được đón thêm 2 thành viên mới. Mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường cho đến khi Hằng xin về nhà ở với lý do nghén nhiều, cần được ở gần mẹ đẻ để bà chăm sóc. Mọi sự khó chịu, ngột ngạt bắt đầu phát sinh.
Cùng bầu bí nhưng mẹ chồng Thanh chỉ chăm sóc cho con gái còn phận làm dâu như Thanh bị bà bỏ bẵng. Ngay từ khi mới bầu, bà nói với Thanh rằng: "Con thích ăn gì thì ăn, mẹ không biết con ăn gì đâu mà nấu nướng, mua bán nhé!". Câu nói tưởng chừng là quan tâm nhưng thật chất lại là sự phủi trách nhiệm, không liên quan của bà mẹ chồng đối với nàng dâu.
Tưởng bà vụng về không biết chế biến các món bổ dưỡng cho bà bầu nên nói vậy, hóa ra bà nào có vụng. Con dâu thì bà nói như vậy nhưng cô con gái cưng về ở thì được bà chăm sóc đủ món, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.
Từ những sinh hoạt hàng ngày, mọi chuyện càng ngày càng khó chịu. Mẹ chồng Thanh lúc nào cũng chỉ chăm chăm lo cho con gái còn đứa con dâu như cô bà gần như không quan tâm gì đến. Nghĩ tủi thân lắm, Thanh ca thán với chồng nhưng anh cũng chỉ biết động viên thôi chứ không dám ý kiến gì vì sợ bà phật lòng.
Cùng bầu bí nhưng mọi việc cơm nước, dọn dẹp đều do Thanh làm, còn cô em chồng thì được nghỉ ngơi vì sợ ảnh hưởng tới đứa bé. Cùng bữa cơm, nhưng cô em chồng lúc nào cũng có món riêng tẩm bổ, còn Thanh không được đoái hoài gì tới.
Thanh tủi thân muôn phần, nhưng cô không cam chịu như 1 số người khác. Cô may mắn bầu bí khỏe mạnh, không bị nghén nên cô chủ động ăn uống tẩm bổ cho bản thân rất chu đáo. Trong bữa cơm, bà mẹ chồng mang gà hầm ra cho con gái thì Thanh cũng phải mang chim câu ra ăn. Cứ như thế, Thanh càng chọc tức mẹ con bà.
Đến hôm vừa rồi, mẹ chồng Thanh không may bị cảm, nằm bệt mất gần tuần. Kết quả là cô con gái tiểu thư của bà cũng chẳng có cái gì mà ăn uống, tẩm bổ. Thanh cao tay, mua nhiều đồ hơn để khi ăn thì mời cả cô em chồng cho bà mẹ chồng sáng mắt ra. Thanh biết mẹ con nhà họ ngượng lắm nhưng cô vẫn làm. Đó coi như lời cảnh báo cho cái thái độ phân biệt đối xử của bà mẹ chồng.
Tưởng sau lần đó, mẹ chồng Thanh biết điều hơn, hóa ra bà ấy vẫn chứng nào tật đấy. Vì chưa có điều kiện ra ở riêng, nên đại gia đình Thanh vẫn chung sống trong cùng mái nhà. Vợ chồng cô lúc đầu ở tầng 2, nhưng sau khi cô em chồng về nhà ở dưỡng thai thì bà mẹ chồng ngỏ ý muốn vợ chồng cô nhường phòng cho con gái bà. Bà nói lý do : "Em nó mới có thai, người lại gầy còm ốm yếu nên nhường cho nó tầng thấp hơn cho đỡ phải đi lại". Thanh cũng có phần không được thoải mái nhưng nghĩ bà nói cũng đúng. Vả lại, cô cũng qua được 3 tháng đầu rồi nên nhường phòng cho em ấy cũng được. Vậy là vợ chồng Thanh dọn lên tầng 3 ở.
Tuần trước, Thanh không may ngã cầu thang và bị động thai. Cô vừa từ phòng cấp cứu ra, bà mẹ chồng lúc đó cũng có mặt, thấy con dâu, bà chẳng được lời hỏi thăm, lại phán câu điếng lòng khiến cô giận tím mặt.
Bà nói: "Nhà có 2 chị em cùng chửa, đứa nào kém may mắn hơn thì đứa ấy phải gánh. Giờ con bị thế này, chi bằng bỏ luôn cái thai rồi tính tiếp. Chứ cứ để nhỡ sau này con cái không khỏe mạnh, mà cùng chửa với cái Hằng, nó cũng bị ảnh hưởng".
Thanh uất nghẹn khi nghe thấy lời khuyên của bà mẹ chồng quý hóa. Bà có biết bao công sức vợ chồng cô mới có được ngày hôm nay không? Hơn nữa, cái thai cũng chỉ bị động nhẹ, bác sĩ cho thuốc và về nhà nghỉ ngơi là được mà bà nỡ nói vậy. Thật không thể ngờ với những lời mà bà mẹ chồng cô vừa thốt ra. Chẳng nhẽ, bà mong vợ chồng cô mất con? Tại sao bà có thể có suy nghĩ độc ác đến thế? Phúc ai người ấy hưởng, làm sao bà lại trù ẻo mẹ con Thanh như vậy?
Sau 1 hồi ấm ức, dù còn nằm trên giường bệnh, Thanh cũng phải nói cho bà biết: "Thưa mẹ, phúc ai người ấy hưởng mẹ ạ! Chưa nói là cô Hằng đã đi lấy chồng, phúc của cô ấy phụ thuộc bên nhà chồng cô ấy, chứ đâu còn ở nhà mình. Nếu mẹ sợ, con gái mẹ ở cùng con bị kém phúc thì mẹ nên bảo cô ấy về lại nhà chồng cô ấy ở cho an toàn. Chứ ở nhà mình, các cụ nhà mình sẽ phù hộ cho cháu nội trước rồi mới nhìn tới cháu ngoại đấy!".
Bà mẹ chồng được một phen bẽ mặt trước mọi người, từ hôm sau không dám vác mặt vào viện nữa. Mấy hôm sau xuất viện, bà ấy cũng cố tỏ ra quan tâm Thanh hơn, chẳng biết độ thật lòng của bà đến đâu nhưng ít ra điều đó cũng làm bà bầu là Thanh đỡ ấm ức và sống thoải mái.
Theo afamily.vn
Sinh con 1 tuần, mẹ chồng phải giặt cho chậu quần áo đã hậm hực Mới sinh con được 1 tuần nên không thể làm gì. Mẹ đẻ tôi lại vừa về do đó mọi chuyện phải trông cậy cả vào mẹ chồng. Thế mà, vừa giặt được chậu quần áo bà đã tỏ ra hậm hực không vui. Tôi mới sinh được 1 tuần có lẻ, lại là sinh mổ nên giờ mới tự đi lại bình...