Nàng dâu khéo léo “trị” mẹ chồng cổ hủ
Chị nghĩ: “Chỉ cần mình khéo léo một chút chắc sẽ không có chuyện gì ghê gớm xảy ra. Với lại bà cũng chỉ ở có 1 tháng thôi, sau đó chồng đi công tác về, anh sẽ chăm sóc chị và con”.
Khi mẹ chồng đòi lên chăm con dâu đẻ, chị biết thế nào cũng sẽ gặp phải những rắc rối trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vì mẹ chồng chị vốn mang nặng tư tưởng truyền thống xưa. Thế nhưng vì chồng đi công tác xa, mẹ đẻ thì đang bệnh nên chị không còn lựa chọn nào khác. Chị nghĩ: “Chỉ cần mình khéo léo một chút chắc sẽ không có chuyện gì ghê gớm xảy ra. Với lại bà cũng chỉ ở có 1 tháng thôi, sau đó chồng đi công tác về, anh sẽ chăm sóc chị và con”. Nghĩ vậy chị cũng thấy yên tâm phần nào.
Vì rất nóng lòng muốn được đón đứa cháu đích tôn nên mẹ chồng chị bắt xe lên từ rất sớm, trước khi chị dự kiến sinh một tuần. Lên chăm con dâu đẻ mà bà mang theo một mớ lỉnh kỉnh đồ đạc chẳng kém đi buôn là bao. Vừa ngồi xuống ghế bà đã chỉ vào đống đồ và bảo chị: “Con giặt ít quần áo, tã lót cũ này đi để sau khi sinh mặc cho cháu”. Chị nói với bà là chị đã mua đủ hết rồi thì nhận ngay được cái nguýt dài của mẹ chồng: “Gớm, các chị bây giờ sẵn tiền, cái gì cũng mua mới, dùng lại đồ cũ để lấy khước cho con. Đây toàn là đồ tôi đi xin của những đứa khoẻ mạnh, hay ăn chóng lớn ở làng đấy”.
Dở đống quần áo ra, chị suýt nữa thì nôn thốc nôn tháo vì cái mùi ẩm mốc của những cái tã để lâu ngày, may mà chị bấm bụng nén kịp. Có những cái áo còn bị gián gặm thủng lỗ chỗ… Nếu là quần áo của con cháu trong nhà thì chị còn yên tâm, đằng này toàn là đồ tạp nham mẹ chồng chị đi thu gom về, cho con mặc nhỡ mang bệnh thì khổ. Nhưng không muốn làm phật ý bà nên chị cũng cố gắng mang đống đồ sơ sinh ấy đi giặt, định bụng sẽ nhờ chồng khuyên mẹ để bà hiểu mà không bắt cháu mặc những đồ ấy. Chứ nếu chị tỏ thái độ không đồng ý ngay bây giờ thì chắc chắn mẹ chồng sẽ giận dỗi, làm mình làm mẩy lên ngay, chị còn lạ gì tính bà nữa.
Nhờ sự khéo léo mà chị đã may mắn đã “thoát” được việc phải chung sống với mẹ chồng cổ hủ (Ảnh minh họa).
Chị chưa hết hoàn hồn khi phải giặt đống quần áo cũ kia thì buổi chiều mẹ chồng lại lấy ra một bọc đồ nhỏ được gói rất cẩn thận, bà gọi chị lại và bảo: “Đây là vừng sống, con ăn đi cho dễ đẻ”. Chị tròn xoe mắt, tìm cách chống chế để không mất lòng mẹ chồng. Chị nhẹ nhàng: “Mẹ ơi, bụng dạ con vốn không được tốt, con sợ ăn vừng sống sẽ đau bụng mẹ ạ. Sắp sinh mà đau bụng thì nguy hiểm lắm. Thôi mẹ để con nấu chè ăn hoặc nấu cháo vừng ăn cũng được”. Nhưng mẹ chồng chị nhất định không đồng ý, bà bảo: “Phải ăn vừng sống mới tốt. Mẹ đẻ 4 đứa con dễ như trở bàn tay, chẳng mất tí sức nào vì tháng gần sinh mẹ toàn ăn vừng sống”. Không dám trái lời mẹ chồng, song chị cũng không dám mạo hiểm ăn khi ngày sinh đã cận kề. Đang loay hoay chưa biết xử lý thế nào thì may quá có bác hàng xóm đi qua nhà thấy mẹ chồng chị mới lên tạt vào chơi. Chị để hai người tự nhiên nói chuyện với nhau và xin phép đi chuẩn bị bữa tối.
Ăn cơm xong chị lại gợi ý đưa bà sang nhà người quen gần đó chơi, một phần để mẹ chồng chị được đi chơi cho đỡ buồn vì nhà chỉ có hai mẹ con, phần vì chị muốn bà quên đi cái chuyện bắt chị ăn gói vừng sống ban chiều. Đêm đến, khi mẹ chồng đã ngon giấc, chị vẫn trằn trọc không ngủ được. Chị lo lắng không biết ngày mai, ngày kia bà có còn bắt chị phải ăn những gì cho dễ đẻ nữa đây. Bà vốn là người cổ hủ, những kinh nghiệm của bà đâu phải cái gì mình cũng áp dụng được, nhưng nếu không nghe theo thì bà tự ái và mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu sẽ rất nặng nề.
Video đang HOT
Đang vẩn vơ với những suy nghĩ thì chợt điện thoại của chị rung báo có cuộc gọi đến. Đó là số điện thoại của chồng chị. Anh gọi điện báo tin đã hoàn thành xong công việc sớm hai tuần và có thể về với chị trước khi chị sinh. Khỏi phải nói chị vui như thế nào khi nghe tin này.
Sáng hôm sau chị nói chuyện với mẹ chồng về việc anh được về sớm, bà cũng vui lắm. Cả ngày hôm ấy chị chờ đợi xem liệu mẹ chồng có món mới nào cho chị không nhưng vẫn chưa thấy bà có động tĩnh gì. Tối hôm ấy, chị chồng ở quê gọi điện lên nhờ bà về quê trông nhà cửa giúp vì đang mùa màng bận rộn, các cháu lại đi học hết cả. Bà thoái thác với lý do chị sắp sinh nhưng chị chồng giọng khẩn thiết: “Có mấy ngày nắng phải gặt cho xong mà chúng nó đi học cả, mình con không cáng đáng nổi vừa việc nhà, vừa việc đồng áng. Mẹ có về mau không còn mỗi mình nhà con chưa gặt kia kìa”. Đang lăn tăn suy nghĩ, lại được chị động viện: “Nhà bác gái đang bận rộn thế mẹ về hộ bác ấy mới phải. Có chồng con đây rồi, mẹ cứ yên tâm”, cuối cùng bà mới quyết định về quê ngay sáng hôm sau. Trước khi về bà vẫn không quên dặn chị ăn hết số vừng sống trước khi sinh. Chị vâng, dạ cho mẹ chồng yên tâm ra về chứ thực sự chị không bao giờ dám ăn như thế.
Chị sinh con như đúng như dự kiến và được chồng chăm sóc rất chu đáo. Lúc chị vừa sinh xong, anh gọi luôn về thông báo với bà là chị đã sinh con trai, mẹ tròn con vuông và chị phải sinh mổ. Ở đầu dây bên kia mẹ chồng chị cứ nhắc đi nhắc lại câu: “Nó đã ăn hết mấy bát vừng sống mà sao vẫn đẻ khó, phải mổ thế nhỉ?”. Chị nhìn anh cười khúc khích. Hóa ra trước đó, chị đã gọi điện về hỏi thăm chị chồng, thấy chị kêu mùa màng đang bận rộn, chị viện luôn cớ đó gợi ý “Ôi thế mà chị không nhờ mẹ về hộ hành. Mẹ ở đây cứ kêu không quen, nhớ nhà, nhớ quê. Em mà giục mẹ về chẳng đời nào mẹ về đâu, vì mẹ áy náy em sắp sinh. Giờ chỉ có chị gọi, khẩn thiết nhờ mẹ là mẹ lo lắng sẽ chịu về đấy”. Nhờ sự khéo léo mà chị đã may mắn “thoát” được việc phải chung sống với mẹ chồng cổ hủ.
Theo Khampha
5 lý do khuyên bạn không nên lấy chồng xa
Trong tình yêu không có giới hạn về khoảng cách địa lý, tuy nhiên nếu bạn quyết định lấy chồng xa thì bạn nên xác định trước là sẽ có rất nhiều khó khăn thử thách bạn. Dưới đây là 5 lý do khuyên bạn không nên lấy chồng xa.
Không có nhiều thời gian về thăm gia đình
Khi bạn quyết định lấy một anh chồng xa tít tắp mù khơi, cần phải xác định trước tâm lý rằng bạn sẽ thực sự nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Nhưng lại không thể hễ cứ nhớ là chạy về thăm bố mẹ được vì lúc này có thể bạn đang ở đâu đó cách nhà mình đến 300 - 400km. Khoảng cách này đối với một cô gái quen có gia đình bao bọc sẽ tựa như một vòng trái đất. Khoảng cách về không gian địa lý sẽ khiến bạn khóc nhiều hơn trong những ngày đầu mới về làm dâu xứ lạ.
Khó đoàn tụ mỗi khi lễ tết
Có người nói "Lấy chồng xa, 30 Tết ngồi khóc nhớ bố mẹ đẻ". Không ít các bạn trẻ đã trải qua cảm giác này. Nếu 30 tết bạn muốn có mặt ở nhà mẹ đẻ để sum họp quây quần bên gia đình thì chớ có dại dột gì đi lấy chồng xa.
Lấy chồng xa đến ngày lễ, tết bạn muốn về cũng khó mà về được. Nếu như gia đình chồng bạn khá giả về kinh tế, có xe riêng thì chuyện đi lại dễ dàng hơn. Bạn hoàn toàn có thể "mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ". Nhưng nếu gia đình còn khó khăn, đi lại bất tiện thì có khi lễ tết chỉ kịp tranh thủ về qua nhà chốc lát.
Thu Hương (Khoái Châu - Hưng Yên) lấy chồng về Hà Giang nghẹn ngào nói: Năm đầu tiên lấy chồng xa, gần đến ngày tết lòng dạ cứ bồn chồn không yên, muốn về quê thăm bố mẹ, gia đình lắm nhưng không thể vì lúc đó nhà chồng còn biết bao công việc, rồi tàu xe đi lại tốn kém, thời gian gấp gáp quá nên không dám xin về. Nhớ lại cuộc sống trước kia thấy tủi thân quá, nhiều đêm nằm ôm chồng khóc nức lên. May sao chồng và gia đình chồng mình tâm lý nên ngày mồng 5 tết ông bà cho vợ chồng mình về quê vợ chơi 3 ngày.
Cũng trong hoàn cảnh của Thu Hương, cô gái xinh xắn Đỗ Trang mới 19 tuổi tâm sự: Em quê ở Bắc Ninh, lấy chồng về Nghệ An, từ nhà em về nhà chồng xa đến gần 400km, từ khi lấy chồng đến giờ em chưa về thăm nhà đẻ lần nào, tại lấy chồng xong em có bầu luôn, nên việc đi lại khó khăn. Tết đầu tiên xa nhà em buồn và tủi thân lắm, chồng em làm kỹ sư xây dựng nên đi công trình suốt em ở nhà thui thủi 1 mình, buồn quá chỉ biết gọi điện nhà khóc. Có lần mẹ em thương em quá nên lặn lội đường xa vào thăm em, nhưng chỉ được 1 lần vì bà cũng say xe lắm. Giờ cho em lựa chọn lại em không lấy chồng xa đâu.
Ngày cưới sẽ mệt mỏi và tốn kém hơn
Nếu lấy chồng xa, trong ngày cưới mọi thứ phải được tính toán kỹ lưỡng, việc đưa đón dâu cự kỳ vất vả. Nhiều cặp cô dâu chú rể phải lọ mọ từ lúc trời chưa sáng đến giữa trưa mới về đến nhà cho kịp giờ hoàng đạo. Đấy là còn chưa kể đến thời tiết, nếu xảy ra mưa to gió lớn, việc đi lại trở nên khó khăn vô cùng.
Những gia đình kinh tế không khá giả thì lấy chồng xa, lấy vợ xa sẽ rất tốn kém tiền xe đưa xe đón, tiền lễ nọ lễ kia... Nhiều nàng dâu sau khi về nhà chồng nghiễm nhiên phải chịu chung một món nợ cưới không hề nhỏ.
Lấy chồng xa đa phần sẽ vất vả hơn
Ngày trước khi lấy chồng nhiều bạn gái được bố mẹ cưng chiều, nhất là những cô sinh viên học tập xa nhà, mỗi lần về quê là y như rằng "sướng hơn tiên" vì chẳng mấy khi về được buổi bố mẹ nào lại nỡ sai việc. Có việc gì khó khăn hay to tát là có mẹ phụ giúp. Nay lấy chồng xa không ai đỡ đần, nhiều bạn lấy phải nhà chồng ghê gớm còn bị hoạnh họe đủ điều.
Và chắc chắn một điều nếu bạn lấy chồng xa, khi sinh con, bạn sẽ khổ hơn nhiều nếu không có sự giúp đỡ của mẹ đẻ. Lúc đó, nhiều khi bạn phải tự thân vận động mọi việc.
Bố mẹ đẻ ốm đau, con cái không kịp về
Điều hối hận nhất của con cái là không có mặt chăm sóc lúc bố mẹ đau ốm. Và bạn sẽ ân hận cả đời nếu không kịp về nhìn mặt bố mẹ lần cuối. Có những bạn lấy chồng xa tới mức phải đi tàu xe 3, 4 ngày trời mới về đến nhà, lúc ấy chỉ kịp thắp nén nhang cho người đã khuất. Việc đau thương này không phải là hiếm.
Vẫn biết tình yêu là do duyên số, khi yêu chớ nên nghĩ đến chuyện thiệt hơn. Thế nhưng, trước khi đi đến một quyết định quan trọng trong cuộc đời, bạn nên suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ xem bản thân mình có thể vượt qua được mọi rào cản của khoảng cách địa lý không nhé.
Theo Blogtamsu
Làm sao khi con tôi đang bị mẹ chồng "độc chiếm"? Từ khi cai sữa xong, bất kể việc gì liên quan tới cu Tí như: ăn uống, tắm, uống thuốc, trò chuyện, chơi bời, cả đi vệ sinh, mẹ chồng tôi cũng giành phần làm hết, rất ít khi cho tôi có cơ hội gần con và chăm con. Rõ ràng, con là do tôi sinh ra, ở trong cùng một nhà, nhưng...