Nàng dâu “cải cách” nhà của chồng
Từ ngày tôi về làm dâu nhà chồng, tôi phải thừa nhận, gia đình chồng mình đã tiến bộ hẳn.
Cả nhà chồng đã có cái nhìn tích cực hơn, đã khiến cuộc sống thanh thản, dễ thở hơn, không còn cổ hủ như ngày trước. Và giờ tôi nhận ra một điều, không có gì là không làm được, chỉ cần con người hiểu nhau, đồng cảm với nhau và hơn hết, bạn phải quyết đoán trong hành động của mình, không phải sợ hãi khi đưa ra quyết định mà mình cho là đúng.
Tôi đã từng sợ cảnh làm dâu, cũng từng sợ phải sống chung với bố mẹ chồng, bà của chồng, toàn là những người có tuổi và tư tưởng thì không mấy hiện đại từ ngày yêu anh. Nhưng vì tình yêu, biết là sẽ có nhiều khó khăn, tôi vẫn chấp nhận bước chân vào. Tôi luôn hi vọng sẽ nhận được cái nhìn thiện cảm từ gia đình chồng, có như vậy, cuộc sống của tôi mới có thể yên ổn.
Nói là hiện đại nhưng có ai đi lấy chồng lại không sợ cảnh làm dâu. Thế nên, dù thế nào, người ta cũng vẫn mong một cuộc sống tự do, thoải mái, không phải lệ thuộc vào ai và được ở riêng với bố mẹ chồng. Nhà tôi có quá nhiều thế hệ, từ ông bà chồng đến bố mẹ chồng, lại bao nhiêu họ hàng, cô dì chú bác, có cả bà cô em chồng. Nghĩ vậy, tôi có chút hốt hoảng, sợ rằng mình sẽ không giữ được “phong độ” như ngày về ra mắt.
Nói là hiện đại nhưng có ai đi lấy chồng lại không sợ cảnh làm dâu. (ảnh minh họa)
Mỗi ngày sống ở nhà chồng, tôi đều gồng mình lên, làm một cô con dâu thật tốt. Tôi chăm chỉ làm việc, việc gì cũng kham vào. Từ dọn dẹp, giặt giũ, dù nhà đông người nhưng mọi việc đề đến tay tôi. Cơm nước, rửa bát, mọi thứ đều do chính tay tôi tự làm, tôi chẳng thể nhờ vả ai mà cũng không có ai giúp tôi dù nhà có ông bà nội còn khỏe, bố mẹ chồng và cả em chồng.
Tôi cảm thấy buồn khi một mình mình cứ phải cố gắng làm hết mọi việc, cảm thấy cuộc sống thật mệt mỏi. Giá như tôi có thể sống riêng thì tốt biết bao. Nhưng một là chồng tôi không đồng ý, hai là điều kiện còn khó khăn, có nhà không ở lại đi thuê thì ngại với thiên hạ, hàng xóm.
Thời gian tôi mang bầu và sinh con mới xảy ra nhiều mâu thuẫn. Bà nội chồng, mẹ chồng có cách chăm cháu cổ hủ, nhất là bà nội. Thế nên, ngay chính bà nội và mẹ chồng cũng có mâu thuẫn với nhau vì cũng là cảnh dâu con, mẹ chồng. Tôi đi làm, giao cháu lại toàn quyền cho mẹ chồng chăm. Còn bà nội thì lại là cháu đầu nên cưng cháu quá đáng. Cái gì cũng chiều theo ý cháu nên nói không quá, đang nửa đêm cháu bắt bà dậy đi mua hàng, bà cũng phải mua.
Nghĩ cho cùng, việc chiều con cái là nên nhưng chiều quá hóa hư là không được. Việc chăm cháu, cho cháu ăn từ lúc con tôi còn bé mới là phức tạp. Mỗi người một ý. Tôi là mẹ của cháu mà còn chẳng có chính kiến gì trong nhà, nói gì thì bà nội cũng gạt phắt đi, mẹ chồng thì này nọ. Tôi bực mình, tôi nói luôn với bà nội và mẹ chồng “mẹ cứ để con chăm cháu theo cách của con. Chúng con hiện đại hơn, cũng chăm con hiện đại hơn. Với lại, bây giờ công nghệ thông tin nhiều, những kiến thức họ cũng chia sẻ với nhau trên mạng xã hội hết. Mẹ với bà không tiếp cận thông tin thì khó mà biết được thiên hạ đang xôn xao bệnh dịch gì, đang cần kiêng kị những thứ gì và cần cách chăm sóc nào thì hiệu quả nhất. Bà cứ mãi cách chăm con kiểu ngày xưa không được. Xã hội phát triển, ắt có những thứ hiện đại hơn nên bố mẹ cứ để đó con lo cho con con. Con làm mẹ, con ắt sẽ làm những việc tốt nhất có thể cho con con”.
Video đang HOT
Ở nhà chồng mỗi người mỗi ý, ai cũng muốn làm theo ý mình, bực cực kì luôn. (ảnh minh họa)
Nói vậy, bà với mẹ có chút tự ái nhưng tôi cứ kệ. Tôi lại tìm cách nói về những chuyện khác tế nhị hơn, vui hơn để cả nhà quên đi chuyện đó. Tôi thường mua thức ăn dặm về cho con để mẹ chồng nấu, thường cho bà, cho mẹ ăn những món ăn ngon hơn để các cụ nhận ra rằng, những thứ dinh dưỡng cũ kĩ, những mẹo vặt ngày trước mà bây giờ ứng dụng cho trẻ không còn hợp nữa.
Sau đó, bà nội mới thay đổi dần được tư tưởng. Sau này, khi con lớn đến tuổi đi lớp, bà cứ khư khư giữ cháu ở nhà không cho đi, tôi bực lắm. Tôi quyết định, không ai nói gì nữa. Tôi bảo nhất định cho trẻ đi học, được rèn vào nề nếp quen, đi ngủ đúng giờ, ăn đúng giờ, thậm chí đi vệ sinh cũng có giờ, có quy củ chẳng phải tốt hơn, cũng không vất vả ông bà. Ở nhà, bà cứ giữ cháu, không cho cháu đi đâu, trẻ con hàng xóm cũng không được giao tiếp thì cháu giống như người tự kỉ, có khi còn ít nói, không chơi với ai, sẽ bị cách ly với bạn bè và chậm nói.
Nghĩ mà bực, nhưng mà tôi phải kiên quyết làm vậy dù có phật ý nhà chồng. Từ hồi đó, bố mẹ chồng, bà nội chồng có vẻ cũng hơi kiêng nể tôi. Tính tôi quyết là làm, tôi không thích người khác cứ chăm con tôi kiểu không theo ý tôi. Con là con tôi chứ chỉ là cháu của bà mà thôi. Cụ giữ cháu, cháu cái gì cũng ôm cụ, đòi cụ. Mỗi lần cháu ăn, không chịu ăn thì cụ ra nịnh, còn tôi thì cầm roi đánh. Cụ mắng tôi, tôi nói lại cụ ngay, vì phải dạy trẻ như vậy, chỉ là dọa thôi. Chứ nếu cứ ra dỗ dành rồi nó đòi cái gì cho cái đó, chỉ hư thêm mà thôi…
Ở nhà chồng mỗi người mỗi ý, ai cũng muốn làm theo ý mình, bực cực kì luôn. Chiều cháu quá đáng, cháu hư thân, bây giờ chỉ nghe lời cụ, còn chỉ vào mặt mẹ quát tháo, có chết tôi không. Tôi nói thẳng với chồng, cho con đi lớp, về hư thì dọa đánh, cho nó biết sợ, biết nghe lời chứ cung phụng nó quá, lớn lên nó hình thành thói quen, nó là nhất, nghĩ chán chường.
Đàn ông trong nhà không chịu rửa bát, tôi quyết định sai chồng. Thế nên, mỗi lần tôi bận chăm con, chồng phải rửa, tôi cho con ăn. (ảnh minh họa)
Đừng nghĩ, chiều chuộng là tốt, chiều chuộng làm hại trẻ con ngay từ ngày chúng mới hình thành tư tưởng, suy nghĩ. Tôi buồn lắm, tôi nói với chồng ra riêng, nhưng chồng nhất định không đồng ý. Sống thế này, tôi chết mất, sống vậy chỉ làm tôi ức chế khi một cổ mấy tròng. Cảm thấy chán nản vô cùng đấy. Tôi quyết định phải mạnh tay với nhà chồng, phải kiên quyết giữ quan điểm của mình, không do dự, không bao giờ nhân nhượng bà và bố mẹ chồng nữa, vì con là con tôi, tôi phải dạy con ra trò không sau này nó quát cả mẹ nó.
Từ ngày đó, sau vài năm ở nhà chồng, có vẻ mọi người trong nhà cũng khác, suy nghĩ cũng khác đi. Ngay cả chuyện cơm nước cũng khác, thay vì suốt ngày ăn thức ăn thừa, để trong tủ đá, bây giờ mẹ chồng đã biết ăn tươi luôn. Ngày trước toàn tiết kiệm, đồ gì cũng nấu tí tí, để lại tủ đá hết, cả tuần sau lôi ra ăn, tôi chẳng muốn gắp một miếng. Bát mắm thì thừa mấy ngày cũng vẫn chấm, trong khi tôi chỉ rót tí tí, chấm trong ngày không hết thì bỏ đi.
Đàn ông trong nhà không chịu rửa bát, tôi quyết định sai chồng. Thế nên, mỗi lần tôi bận chăm con, chồng phải rửa, tôi cho con ăn. Chứ không có chuyện ăn xong, dọn dẹp rồi lại ra cho con ăn thì có mà hết đêm. Nghĩ mà ức với cảnh làm dâu này. Thôi thì cũng đành, chấp nhận chuyện này dần dần và cải cách nhà chồng dần dần, chứ không cứ sống mãi với tư tưởng cổ hủ, mệt mỏi vô cùng.
Bây giờ, ở gia đình chồng, bố mẹ chồng, bà chồng cũng đã hòa đồng hơn, thoáng hơn. Tôi nghĩ, tôi đã góp phần cải cách nhà chồng, không còn cổ hủ như trước. May quá, tôi kiên quyết với chính bản thân mình, với lập trường của mình. Các bạn cũng có thể làm được như tôi, đừng sợ làm dâu, cứ mạnh dạn giống như người trong nhà. Cái gì không hợp lý phải nói, chứ không nên để người khác điều khiển mình.
Theo Khám Phá
Sợ khổ vì yêu người có 3 con riêng
Tôi yêu anh nhưng anh là người từng có một đời vợ và giờ nuôi 3 đứa con riêng. Liệu tôi có nên cưới?
Chị Thanh Bình thân mến!
Tôi đang gặp một vướng mắc lớn trong chuyện tình cảm, tôi mong chị hãy cho tôi một lời khuyên.
Tôi năm nay 30. Anh 43 tuổi. Tôi gặp anh trong một lớp kỹ năng mềm. Chúng tôi có tình cảm với nhau được gần 1 năm. Trong thời gian đang tìm hiểu nhau, tôi được biết anh đã từng trải qua hôn nhân không hạnh phúc và đã ly dị vợ được 9 năm nay. Hiện tại anh đang một mình nuôi dạy 3 đứa con.
Cách đây 3 tháng, chúng tôi xa cách nhau vì anh đi nước ngoài để kinh doanh nhà hàng, tạo môi trường học vấn tốt cho các con và định cư bên đó sau này.Chúng tôi muốn tiến xa mối quan hệ. Anh ngỏ lời kết hôn và đề nghị với tôi sang nước ngoài cùng anh, để cả 2 chăm sóc nhau, cùng anh kinh doanh nhà hàng, hòa hợp cùng các con của anh. Gia đình tôi khá khắt khe, có nhiều điểm khác với gia đình anh. Tôi chưa dám thưa chuyện mối quan hệ của chúng tôi với gia đình, vì tôi biết gia đình tôi sẽ không ủng hộ mối quan hệ này với lí do anh đã từng ly dị.Tôi không biết có nên đồng ý qua nước ngoài vài năm để kinh doanh cùng anh và sau đó về Việt Nam thưa chuyện của chúng tôi với gia đình? Những điểm bất đồng khác anh đều cố gắng khác phục vì tôi, con chúng tôi ra đời anh cũng để theo ý nguyện của tôi. Liệu rằng chúng tôi hạnh phúc và có thể dạy các con tốt không? Nếu tôi lấy anh, liệu các con riêng của anh có thể sống hoà hợp với tôi và các con tôi sau này? Mặt trái của nó là gì? Xin cho tôi lời khuyên để tôi biết mình phải làm gì? Tôi rất yêu anh, nói lời chia tay tôi không đành. Xin nhận nơi tôi lòng cảm ơn! (Bạn đọc)
Nếu yêu anh ấy, quyết tâm đến với anh ấy chị hãy thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng của mình với gia đình và cần kiên quyết bảo vệ tình yêu của mình. (Ảnh minh họa)
Trả lời:
Bạn thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư, Thanh Bình hiểu rằng chị đang lưỡng lự trước cánh cửa tình yêu. Giữa chị và người đàn ông mà chị yêu có quá nhiều khoảng cách, anh ấy lại từng có một đời vợ và 3 đứa con nhỏ. Chị sợ rằng tất cả những rào cản đó có thể khiến cho hạnh phúc của hai người không vẹn toàn nếu tiến xa với nhau. Chị yêu anh ấy nhưng không biết có nên nhận lời cưới hay không.
Trước tiên, Thanh Bình nghĩ rằng vấn đề yêu, tiến tới hôn nhân lúc này thuộc về bản thân chị. Chị cần phải có sự quyết đoán trong cuộc sống của mình. Chị năm nay đã 30 tuổi, đã là một người phụ nữtrưởng thành, không phải cô gái đôi mươi ngây dại để sợ bố mẹ cấm cản chuyện nọ kia. Nếu yêu anh ấy, quyết tâm đến với anh ấy chị hãy thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng của mình với gia đình và cần kiên quyết bảo vệ tình yêu của mình. Dù sao đó cũng là cuộc đời và hạnh phúc của chị. Tất nhiên, để kiên quyết bảo vệ tình yêu của mình, chị cần phải đưa ra một quyết định đúng đắn đã.
Theo như chị tâm sự có thể thấy anh ấy là một người rất đứng đắn, có trách nhiệm với gia đình, con cái. Ly hôn mà quyền nuôi con ở người đàn ông là có thể thấy anh ấy không hề vô trách nhiệm. Hơn nữa anh ấy cũng là người đàn ông có chí hướng, lo tạo dựng sự nghiệp sau này. Anh ấy cũng nghiêm túc trong chuyện tình cảm với chị, yêu và xác định lâu dài. Những điều đó đủ để thấy rằng tình cảm của anh ấy là đáng trân trọng, con người và tư cách của anh ấy cũng không có gì đáng phải nghi ngại.
Anh ấy cũng nghiêm túc trong chuyện tình cảm với chị, yêu và xác định lâu dài. Những điều đó đủ để thấy rằng tình cảm của anh ấy là đáng trân trọng, con người và tư cách của anh ấy cũng không có gì đáng phải nghi ngại. (Ảnh minh họa)
Nhưng vấn đề ở đây là những khó khăn từ hoàn cảnh của anh ấy sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng chị sau này nếu chị lấy anh ấy. Chị cần phải xác định rằng việc làm mẹ của ba đứa con chồng không phải là điều đơn giản. Nó không phải chỉ là chuyện vất vả chăm sóc cho ba cháu mà còn là việc gần gũi, yêu thương các cháu về mặt tình cảm. Tuy nhiên, điều đó không phải do ai khác mà do chính bản thân chị tạo nên. Chỉ cần chị yêu thương các cháu thật lòng, coi các cháu như con đẻ của mình thì chị sẽ làm được. Tình cảm chân thành xuất phát từ con tim bao giờ cũng có giá trị của nó.
Những khó khăn, vất vả để lo cho toàn cho một gia đình có 3 đứa con chồng và sau này thêm con của chị là điều không tránh khỏi. Nhưng về mặt tình cảm, khi chị xác định yêu thương gia đình nhỏ của mình, nâng niu và trân trọng tất cả các thành viên thì sự hòa thuận không có gì là khó. Chính chị sẽ là người kết nối, gắn kết yêu thương giữa tất cả các thành viên. Cái câu nói "Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng" sẽ không phải là sự thật nếu như bản thân chị không tự tạo ra khoảng cách với các con. Trong cuộc sống có rất nhiều người chấp nhận làm mẹ kế của con chồng nhưng họ vẫn sống hạnh phúc. Thậm chí có người còn được con chồng yêu quý và tôn trọng như mẹ đẻ. Điều đó được hay không là tùy vào chính bản thân chị.
Chị hãy cân nhắc trước những điều này và đưa ra quyết định cho mình. Nhưng nếu chị xác định gắn bó với anh ấy thì không nên giấu giếm gia đình, đi vài năm rồi mới về thông báo như thế. Điều đó chỉ càng tạo ra hố sâu ngăn cách trong tình cảm của gia đình chị với anh ấy mà thôi. Hãy thưa chuyện với ba mẹ, đồng thời yêu cầu anh ấy về nước làm thủ tục cưới xin đàng hoàng, sau đó chị cùng anh ấy ra nước ngoài sinh sống.
Chúc chị có quyết định đúng đắn cho mình.
Theo VNE
Chồng xin tôi ra ngoài... kiếm con trai Bao năm qua, chồng tôi chỉ đau đáu chuyện ra ngoài kiếm đứa con trai nối dõi, tôi đau đớn vô cùng. Với tôi, hơn 10 năm qua là những chuỗi ngày hạnh phúc không có gì để oán trách số phận. Tôi có chồng, có hai đứa con gái đáng yêu, chăm ngoan, học giỏi. Vợ chồng tôi hạnh phúc, kinh tế...