Nàng dâu, bố chồng và chiếc váy ngắn
Thú thật lúc đó, tôi không biết ông ấy nhìn gì ở tôi, nhìn đôi chân hay nhìn bộ váy…
Tôi thích mặc váy ngắn. Đây đã là thói quen, sở thích từ thời thơ ấu. Cũng một phần do tôi nhạy cảm với nhiệt độ, không thể chịu được cảm giác nóng bức, bó sát, ngột ngạt. Vì vậy mà mùa hè cũng như đông, tôi đều sắm cho mình rất nhiều bộ váy áo. Tuyệt nhiên, mặc quần tây, quần jean, sơ vin đến công sở hay đi chơi không phải là gout của tôi.
Trước khi lập gia đình, mẹ đã thường nhắc nhở tôi khi về nhà chồng hãy biết giữ kẽ, ăn mặc tránh hở hang, tránh mặc juyp quá ngắn… Cũng vì những điều này mà tôi và mẹ đã tranh luận nảy lửa không biết bao nhiêu lần, bởi tôi cho rằng, ăn mặc hợp với lứa tuổi, vẫn lịch sự và trên hết tôn được vẻ đẹp trời phú cho mình thì tại sao lại không thực hiện.
Còn một lý do nữa khiến tôi rất có hứng thú với những chiếc váy ngắn trên đầu gối là vóc dáng của tôi rất đẹp. Ngay cả chồng tôi bây giờ, từ khi mới quen rồi yêu nhau cũng thường tự hào về đôi chân thon dài của tôi. Anh luôn khuyến khích tôi nên mặc váy, kết hợp với đôi giày cao gót trông rất sexy.
Rồi mỗi lần đi qua đường hay đi dạo phố, mua sắm, những ánh mắt ngước về phía tôi với vẻ chiêm ngưỡng, ghen tị đều giúp tôi tự tin hơn nữa.
Vì vậy, khi đã kết hôn và về sống cùng nhà chồng – thực chất là sống với bố chồng vì mẹ chồng tôi đã mất sớm, tôi càng muốn thể hiện nét quyến rũ trời ban, tôi muốn họ hàng nhà chồng, bạn bè, hàng xóm mới phải công nhận rằng tôi đẹp, tôi hợp với những bộ váy ngắn. Và trên hết tôi muốn chồng tự hào tôi là người vợ xinh đẹp.
Nhưng ngay trong ngày đầu tiên tôi thực hiện bổn phận làm dâu, làm vợ, điều khó xử đã xảy ra. Hôm đó, chồng phải đi làm sớm. Tôi vẫn còn thời gian nghỉ phép, ở nhà lo bữa điểm tâm cho bố chồng. Trong chiếc váy mặc ở nhà ngắn quá đầu gối, sát nách, ôm sát cơ thể, tôi xuống nhà bếp chuẩn bị bữa sáng thì bắt gặp bố chồng đang ngồi xem tivi ở phòng khách. Tôi chào ông và bắt gặp ánh mắt ông nhìn tôi sững sờ. Ánh mắt đó vẫn nhìn tôi chăm chú trong khoảng thời gian rất… rất… dài. Điều này khiến tôi không thoải mái.
Video đang HOT
Có lẽ tôi phải thay đổi phong cách ăn mặc của mình (Ảnh minh họa)
Khi tôi quay bước vào nhà bếp, ông cất tiếng: “Chiếc váy rất đẹp”. Trong hoàn cảnh đấy, tôi chỉ biết quay lại mỉm cười bẽn lẽn và ngượng ngùng, bối rối, rồi nhanh chóng chạy về phòng ngủ của mình thay bộ quần áo khác trong khi ánh mắt của bố chồng vẫn “dán” về phía mình. Thú thật lúc đó, tôi không biết ông ấy nhìn gì ở tôi, nhìn đôi chân hay nhìn bộ váy…
Cũng từ ngày hôm đó, mỗi lần tôi mặc váy ngắn là ông lại đến bên và khen ngợi tôi. Rằng tôi có vóc dáng đẹp, rất hợp với mặc váy. Ông còn khen tôi rất giống mẹ chồng. Và những lúc ấy bao giờ ông cũng nhìn chăm chăm vào chiếc váy tôi đang mặc khiến tôi mất tự nhiên.
Bố chồng tôi năm nay mới 57 tuổi, nhưng trông ông vẫn rất phong độ, trẻ trung. Làn da ông vẫn hồng hào, cơ thể săn chắc. Theo như lời chồng tôi kể lại, mẹ chồng tôi cũng thuộc tuyp phụ nữ đẹp, dáng cao. Khi còn sống, mẹ chồng cũng là người rất thích mặc váy ngắn nhưng vì thời xưa mọi người vẫn giữ lối suy nghĩ cũ nên gần như bà chỉ mặc váy những lúc ở nhà.
Mấy ngày trước, khi chỉ có tôi và bố chồng ở nhà. Hôm đó, tôi vẫn mặc váy ngắn. Ông đã kể cho tôi nghe chuyện tình của ông và mẹ chồng tôi ngày trước. Ông bảo nếu đứng nhìn ngắm từ đằng sau, khi mặc váy ngắn, tôi giống vợ ông như tạc, cả hai đều có đôi chân đẹp. Và ông say mê, yêu mẹ chồng và luôn tự hào về bà cũng bởi những nét đẹp đó. Câu chuyện của ông giúp tôi giải toả được những căng thẳng và có suy nghĩ khác về người bố chồng đáng kính.
Từ hôm đó đến nay, tôi đã không còn mặc váy ngắn nữa, nếu có tôi đều chọn những chiếc váy dưới đầu gối, kín đáo hơn. Đơn giản, không phải tôi sợ ánh mắt nhìn chăm chăm của ông mà tôi lo ông sẽ nhớ nhiều đến mẹ chồng, rồi sẽ đau khổ, buồn bã cả ngày bởi bà ra đi quá sớm và quá đột ngột. Có lẽ tôi phải thay đổi phong cách ăn mặc của mình, bởi tôi không muốn mang lại cho bố chồng những kỷ niệm buồn.
Theo VNE
Tỉnh ngộ
"Anh cần một người đồng hành với mình chứ không cần một con búp bê xinh đẹp". Minh nói với vợ như vậy, rồi lại im lặng. Anh muốn chia tay.
"Em thực sự muốn níu kéo vì em còn yêu anh nhiều", Nhung nói mà trong cổ họng đắng ngắt. Chồng cô vẫn im lặng. Nhung biết, một khi chồng đưa ra quyết định thì khó có thể thay đổi. Nhưng cô vẫn muốn nói những suy nghĩ của mình, không phải để cứu vãn mà để chồng hiểu là cô khó mà sống nếu không có anh bên cạnh.
Một người bạn thân của hai vợ chồng nói với Nhung: Minh nó bảo cuộc sống hôn nhân của hai đứa nên dừng lại. Em còn trẻ, xinh đẹp, gia đình lại có địa vị, kinh tế vững chắc, sẽ có người lo cho em tốt hơn nó.
Nhung nghe xong như rụng rời chân tay. Cô hỏi chồng, anh chỉ im lặng. Nhung lờ mờ nghi ngờ: Liệu anh ấy có người khác?
Nhung thuê thám tử điều tra về những việc chồng làm trong thời gian qua. Báo cáo của thám tử làm cô vừa nhẹ người, vừa cảm thấy buồn vô hạn: Minh không hề có người đàn bà nào khác ngoài vợ. Nhưng công việc của Minh đang gặp nhiều khó khăn. Anh có nguy cơ bị phá sản.
Nhung hỏi chồng về những khó khăn anh đang gặp phải. Anh vẫn im lặng. Cô ức phát khóc: "Chúng ta là vợ chồng, có gì anh phải chia sẻ với em. Anh mệt mỏi, anh khó khăn, anh phải nói với em một tiếng. Anh cứ làm như em là người xa lạ với anh lắm ấy!"
Lúc này, Minh mới nói: "Em nói đúng đấy. Dù bây giờ em có nói gì đi chăng nữa thì đối với anh, em cũng rất xa lạ. Anh cần một người chia sẻ từ lúc chúng mình cưới nhau cơ. Em sợ xấu nên chưa đẻ. Em sợ không có người chăm sóc nên giữ anh ở lại bên em. Em chưa bao giờ sống cuộc sống trong đó có anh mà em chỉ sống tất cả vì em. Anh cần một người đồng hành với mình chứ không cần một conbúp bê xinh đẹp".
Rồi Minh lại im lặng, mặc cho thái độ Nhung thế nào. Cô muốn níu kéo cuộc sống của hai người, nhưng anh chỉ có một ý kiến: Chúng ta nên dừng lại. Nhung thấy bẽ bàng và hụt hẫng.
Cô cảm nhận sâu sắc những nỗi buồn, sự cô đơn khi có một mình (Ảnh minh họa).
Những ngày hai vợ chồng sống ly thân, Nhung suy nghĩ được nhiều chuyện từ cuộc sống hôn nhân của hai người. Từ ngày yêu, lấy Minh, cô chưa từng phải lo lắng điều gì. Minh là người đàn ông trách nhiệm, luôn che chở cho cô một cách vô điều kiện. Nếu Minh không quan tâm đúng mực tới cô, cô thường tỏ ra giận dỗi cho đến khi Minh chú ý đến những bực dọc của cô và quan tâm đến cô hơn.
Quả thật, cô chưa từng có suy nghĩ chia sẻ sự quan tâm đến chồng. Cô chỉ biết anh làm ở đâu, làm nghề gì. Mặc nhiên, cô thấy quá yên tâm về chồng nên không bao giờ hỏi han anh. Chỉ có anh hỏi han cô. Cô quen với điều đó rồi.
Mọi khó khăn, vui buồn của anh, cô không hề biết. Những câu chuyện chung của hai vợ chồng, hầu hết là chuyện của cô. Cô kể chuyện, anh nghe và không có chuyện anh kể chuyện cô nghe. Cô bỗng thấy mình quá ích kỷ đối với chồng.
Những ngày chồng không về nhà, Nhung cảm thấy một cảm giác rất khó chịu. Cô thấy hối hận. Cô cảm nhận sâu sắc những nỗi buồn, sự cô đơn khi có một mình. Cô thương chồng vô hạn. Chồng cô sống cạnh cô, thật hòa thuận nhưng anh vẫn bị cô đơn. Đã thế, cô còn như gánh nặng của chồng.
Cô vẫn theo dõi những việc chồng làm, theo dõi cuộc sống của chồng nhưng thôi không nhắn tin, gọi điện nhắc chuyện hàn gắn nữa. Cô cũng không thắc mắc lí do tại sao anh lại đối xử với cô như vậy. Cô dừng lại để thôi tạo áp lực đối với anh.
Cô đưa ra quyết định làm mới mọi thứ. Việc đầu tiên là gửi một email cho chồng. Trong email, cô nói rõ những nhận thức cô nhận ra trong mối quan hệ vợ chồng. Cô nói với tất cả sự chân thành. Cô nói anh có quyền dừng lại một thời gian và cô cần thời gian để sửa chữa những gì cô sai. Cuối bức thư, cô nói: "Em biết cuộc sống vợ chồng phải được xây dựng từ hai phía chứ không phải từ một người".
Gửi email xong, cô thấy nhẹ nhõm. Đó là bước đầu trong những nỗ lực hàn gắn mối quan hệ và tình cảm vợ chồng. Tuy anh vẫn im lặng, nhưng cô tin, sự chân thành nào rồi cũng sẽ được đền đáp, vì cô biết Minh chỉ mệt mỏi đối với cô chứ không phải anh đã có người khác. Cô tự hứa, sẽ trân trọng và xây dựng cuộc sống gia đình chứ không phải coi nó như một thứ thỏa mãn tính ích kỷ, thích được chiều chuộng của cô.
Theo afamily
Dâu đảm "cõng" cả nhà chồng Họ chính là những người đàn bà giàu đức cam chịu, hy sinh, thậm chí có rất nhiều trường hợp hy sinh... không đúng chỗ. Lấy chồng, không những không được "nương bóng tùng quân" như mong mỏi một đời làm vợ, họ còn phải nai lưng ra nuôi chồng, rồi "cõng" cả nhà chồng. Chị Trần Thị Thanh Nhàn (quê Thanh Hoá,...