Nàng dâu bị mẹ chồng đánh tím mặt vì muốn về để tang bố
Ngày hôm đó, bố đẻ của chị mất. Mẹ chồng chị tuyên bố nếu chị muốn về, cả gia đình chị, mẹ chị phải đến xin phép nhà chồng. Mẹ chồng còn bắt chị quỳ xuống xin mới được về chịu tang bố…i tình trong vài giờ cho đến khi được phát hiện vào buổi sáng.
Chị Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) sinh ra và lớn lên với tuổi thơ và những mơ ước ngọt ngào nhưbao người con gái cùng trang lứa khác. Nhưng cuộc đời chị đã thay đổi hoàn toàn từ khi chị lấy chồng. Và từ đó chị biết thế nào là bất hạnh…
Chị thẳng thắn chia sẻ: “Mình tình cờ đọc được trên một trang báo an ninh có bài viết về con dâu bất hiếu với mẹ chồng. Có rất nhiều người nói cô ta nanh nọc, độc ác nhưng mình lại nghĩ mọi người không ở trong hoàn cảnh đó thì không thể hiểu được nội tình câu chuyện.
Mình không bao che cho việc làm đó, việc đó là sai trái nhưng biết đâu người con dâu đó quá uất ức, tủi nhục khi bị mẹ chồng hành hạ và trong một lúc bồng bộc không làm chủ được bản thân đã thực hiện hành vi đó? Mình không phải là luật sư nên không dám biện hộ hay thanh minh cho bất kỳ ai mà mình xin phép kể cho mọi người nghe câu chuyện về cuộc sống của mình. Mình nghĩ nếu không đủ tỉnh táo, sợ rằng có lúc mình còn làm những điều kinh khủng hơn thế, chẳng hạn như ‘ăn thịt’ mẹ chồng cũng nên…”.
Với chị Vân Anh, 9 năm qua, sống trong nhà chồng, kỷ niệm vui với chị sao quá ít nhưng nỗi buồn lại quá nhiều. Nhiều lúc, chị thấy ngột ngạt trong suốt quãng thời gian sống chung với nhà chồng…
Hạnh phúc vô bờ bến khi gặp người đàn ông trong mơ
Sau 9 năm lập gia đình, chị Vân Anh dường như già nua, khắc khổ, xuống sắc hơn rất nhiều…
Chị từng là người phụ nữ rất tình cảm, lạc quan, bao nhiêu người thương thầm nhưng chị lại không rung động với họ. Có người đã nói với chị rằng lấy chồng thì nên chọn người đàn ông biết yêu thương bố mẹ và gia đình thì sau này họ cũng sẽ yêu thương vợ con, gia đình nhà vợ.
Video đang HOT
Thế nên, khi gặp anh M., tiếp xúc với anh, chị nhận thấy anh là người đàn ông hiếm có. Anh tốt bụng, hiểu chị, lại vô cùng có hiếu với bố mẹ, vì thế chị quyết định tiến tới hôn nhân với anh chỉ sau 1 thời gian ngắn hẹn hò.
Chị là người đàn bà đẹp như cái tên của chị vậy. Chị dịu dàng và vô cùng nhanh nhẹn, tháo vát. Chị đang làm kế toán trưởng của một công ty ở gần nhà. Nói không ngoa chút nào khi một tay chị chăm sóc, vun vén cho nhà chồng từ đầu tới cuối. Chị hạnh phúc vô bờ khi các thành viên trong gia đình anh rất gắn bó và bản thân chị cũng không ngại khó, ngại khổ để cùng anh gánh vác gia đình, chăm sóc bố ốm, mẹ già.
Chị cho biết, người khác làm việc 8 tiếng thì bản thân chị làm tới 15- 16 tiếng đồng hồ để tích cóp từng đồng chăm sóc gia đình. Bố chồng chị ốm đau liên miên, phải nằm một chỗ, một tay chị chăm ông không kêu than lấy nửa lời. Ai nhìn vào cũng đều tấm tắc khen chị là nàng dâu hoàn hảo, vừa năng động trong công việc vừa chăm sóc gia đình chu toàn. Ngày chị về làm dâu, chị mang theo mình một tinh thần lạc quan, hồ hởi vui vẻ, chị được mọi người xung quanh quý mến.
Thế nhưng, càng ngày chị càng cảm thấy mình suy sụp bởi “mọi thứ mình tưởng vậy mà không phải vậy”, ít ai hiểu được đằng sau cuộc sống tưởng chừng bình yên đó, đã có lúc chị muốn buông xuôi tất cả.
Vỡ mộng khi về nhà chồng
Dù cuộc sống đã trải qua những giây phút không khác gì địa ngục nhưng lúc nào chị cũng lạc quan.
Sau khi cưới, chị mới nhận ra thời gian tìm hiểu anh quá ít nên còn vô vàn điều chị không hiểu anh, không hiểu gia đình anh. Lấy nhau xong, anh hiện nguyên hình là một người đàn ông gia trưởng, mẹ chồng chị lại vô cùng bảo thủ. Chị tâm sự: “9 năm hôn nhân, chưa bao giờ mình nhận được một lời nói ngọt ngào, một bông hoa hay một món quà nào từ anh”. Từ khi lấy nhau về, anh chưa từng một lần giúp đỡ chị việc nhà, thậm chí anh thường xuyên đánh đập chị tàn tệ vì nghe lời mẹ xúi bẩy mà chẳng cần biết đúng sai.
Mọi tình cảm, hành động của chị dành cho gia đình chồng đều khiến mẹ chồng không hài lòng. Thậm chí mẹ còn sợ chị sẽ “tranh giành”, cướp trắng tình yêu thương của con trai bà nên bà lúc nào cũng nhìn chị bằng ánh mắt đầy căm thù.
Anh càng ngày càng trở nên vũ phu và nhu nhược. Chỉ cần mẹ tỏ ý không hài lòng bất cứ chuyện gì về con dâu thì ngày hôm đó những trận mưa đòn, những lời chửi rủa sẽ liên tiếp giáng xuống đầu chị. Chưa một lần anh bênh vực chị trước mặt mẹ dù rõ ràng anh biết mẹ anh là người bày ra tất cả những câu chuyện này. Bà luôn muốn chị phải hiểu trong gia đình này ai là người được quyền lên tiếng.
Trước anh cũng tình cảm, yêu vợ nhiều nhưng điều này là cái gai trong mắt mẹ, bà lo lắng sợ con vì vợ mà quên mẹ nên bà luôn tìm cách nói xấu chị với chồng. Về sau, công việc khó khăn vất vả, cộng với việc hàng ngày đối mặt với sự dày vò của mẹ khiến anh cũng căng thẳng theo. Anh lao vào chơi bời, cờ bạc và đánh vợ.
Trong mắt mẹ chồng, chị làm gì cũng không đúng. Bà luôn kết tội và so sánh chị với những người phụ nữ khác. Cứ nghĩ đến mẹ chồng, chị lại thấy xót xa khi mọi hành động của mình đều là cái đinh nhức nhối trong mắt mẹ. Để tất cả hàng xóm và những người họ hàng quay lưng lại với chị, mẹ chồng của Vân Anh đã không ngừng loan tin rằng con dâu là kẻ hư hỏng, hoang phí. Bởi vậy, từ một người phụ nữ được hàng xóm láng giềng quý mến, chị bị tất cả mọi người ghét ra mặt trong khi chị luôn cố gắng cư xử nhũn nhặn với hàng xóm và hết lòng chăm sóc chồng cũng như bố mẹ chồng.
Không những thế, bà còn lôi bố mẹ chị ra sỉ nhục. Bao lần nhà ngoại có việc nhưng mẹ chồng luôn tìm cách ngăn cản không cho anh chị về thăm nhà ngoại lấy một lần. Nhiều khi chị ức đến bật khóc trước thái độ trái khoáy của mẹ chồng.
Chị chán nản, thất vọng và quyết định sống khép mình, không quan hệ, thân mật với bất kỳ ai. Từ một người phụ nữ lạc quan yêu đời, chị khắc khổ hơn, già hơn tuổi vì suy nghĩ nhiều.
Chị khóc nghẹn và tự nhủ cả cuộc đời này sẽ không bao giờ quên được những câu nói, hành động mà bà từng làm với chị thời điểm bố chị mất.
Kể lại những năm tháng làm dâu khổ cực, chị Vân Anh nghẹn ngào: “Năm 2008, khi con trai 2 tuổi, bố mình bị ung thư giai đoạn cuối. Nhìn bố ngày một gầy yếu, mình đau khổ khôn cùng. Sau một thời gian điều trị không có hiệu quả, bố được bệnh viện trả về và chỉ 1 tháng sau, bố mất. Vậy mà chồng rồi gia đình chồng không một ai hỏi han, quan tâm tới dù chỉ một câu. Thậm chí mình như mất đi nửa trái tim khi chính tai nghe mẹ chồng đi khoe với hàng xóm &’Bố nó sắp chết rồi’”.
Ngày bố chị mất, mẹ chồng nhất quyết không cho chị về nhà chịu tang bố. Bà bảo nếu chị muốn về, cả gia đình chị, mẹ chị phải đến xin phép nhà chồng. Mẹ chồng còn bắt chị quỳ xuống xin mới được về chịu tang bố.
Chưa bao giờ chị khóc nhiều như hôm ấy. Chị nhớ như in khuôn mặt chồng chị đứng trơ trơ nhìn mẹ sỉ nhục vợ. Gạt nước mắt, chị quyết tâm bế con và gọi xe quyết về nhà. Thấy con dâu trái ý, bà lấy gậy đánh chị túi bụi đến bật cả máu mặt.
Kinh khủng hơn khi tay bà đánh chị nhưng miệng lại hét ầm lên là chị đánh bà. Dù chồng chị đứng ngay cạnh, anh vẫn chạy vào bênh mẹ và đánh chị tới tấp. Tối đó, chị lê bước về đến nhà mẹ đẻ, cả gia đình chị ai cũng ngạc nhiên, thương cảm khi mặt chị máu me be bét rồi sưng húp, tím bầm.
Đau đớn hơn cả là những lần chị bị cả chồng và mẹ chồng chì chiết, mắng mỏ, đánh đập… con chị đều phải nghe, phải chứng kiến. Nhiều khi chị nghĩ, trẻ con làm sao có thể hiểu được “màu xám” của cuộc đời này nhưng chị xót xa khi các con lững thững chạy ra ôm và khóc thương mẹ. Từ đó chị hiểu rằng, chị phải sống vì con.
Có rất nhiều lần chị muốn buông xuôi và tìm cách giải thoát cho chính bản thân mình. Nhưng nghĩ về con, chị không còn cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương trước những lời nói nghiệt ngã, cay độc của chồng và mẹ chồng nữa. Cũng vì quá thương con và nghĩ mẹ chồng từng vất vả bao năm nuôi nấng, chăm sóc anh nên người nên bà mới ích kỷ như vậy, vả lại bà đã già nên chị chẳng muốn đôi co…
Những gì chị muốn làm với anh, với gia đình chồng ngày hôm nay với tư cách là một người vợ đã có hai đứa con bé bỏng, dù hết tình nhưng vẫn còn giữ lấy chữ nghĩa, vì đứa con của anh chị.
Dù cuộc sống đã trải qua những giây phút không khác gì địa ngục nhưng lúc nào chị cũng lạc quan. Với chị, cuộc sống hiện tại có rất nhiều điểm đáng tự hào: chị có những đứa con ngoan ngoãn, nghe lời mẹ, hiểu mẹ. Chị có công việc ổn định, tự chủ được cuộc sống của bản thân.
Theo VNE
Những điều tối kỵ khi nói với mẹ chồng
Tránh nói những điều sau đây, bạn sẽ lấy được lòng mẹ chồng đấy!
"Con thích ở nhà bố mẹ con hơn"
"Chắc chắn rằng nàng dâu nào cũng thích và cảm thấy thoải mái khi ở nhà bố mẹ đẻ mình hơn. Tuy nhiên đừng dại mà nói thẳng điều đó trước mặt mẹ chồng. Trong khi bạn cảm thấy dễ chịu khi ở nhà mẹ đẻ thì các bà mẹ chồng lại dễ có suy nghĩ bạn về nhà mẹ đẻ để nói xấu nhà chồng, để không phải phục vụ họ, để quà cáp, biếu xén bố mẹ đẻ... Nói tóm lại là họ hay có tâm lý so đo mình với nhà thông gia và không mấy hài lòng khi con dâu yêu quý, quan tâm đến bố mẹ đẻ hơn.
Dù đây có là mong ước thường trực thì bạn nên hiểu rằng, đi lấy chồng nghĩa là bạn đã gia nhập vào một gia đình mới nên dù muốn hay không, cách tốt nhất bạn vẫn nên cố gắng hòa thuận, yêu quý nhà chồng, có như thế thì cuộc sống ở đây mới mong được êm ấm.
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng mỗi khi có kế hoạch về nhà bố mẹ đẻ, bạn nên thông qua chồng mình và xin phép bố mẹ chồng, tránh những hiểu lầm không đáng có xảy ra. Còn khi mẹ chồng tỏ ra khó chịu vì cho rằng bạn hay về nhà ngoại, bạn nên tâm sự với chồng để anh ấy gỡ rối giúp bạn", Nguyễn Lam - 33 tuổi, giáo viên tiểu học, chia sẻ.
"Giá mà mẹ dạy con trai mẹ tốt hơn"
"Một lần tôi bóng gió với mẹ chồng rằng giá mà bà dạy dỗ chồng tôi biết tự lập từ sớm thì giờ anh đã tự giải quyết được mọi việc lớn nhỏ trong nhà chứ không cần hết mẹ lại đến vợ hỗ trợ. Sự thật là anh ấy đã được chiều chuộng quá nhiều nên cái gì cũng ỷ lại cho người khác. Vậy mà mẹ chồng lại chỉ thẳng vào mặt nói tôi láo, dám xúc phạm bà.
Tôi đem chuyện tâm sự với một số người bạn thì được các chị lớn tuổi hơn khuyên rằng tôi nói như thế khiến bà tự ái, thậm chí tức giận là phải. Bởi lẽ, dù có sống chung hay sống riêng thì chuyện giữa hai vợ chồng cũng là chuyện riêng của hai người, đừng đổ lỗi hay lôi mẹ chồng vào cuộc, điều đó không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm rối tung mọi việc lên.
Tôi đem chuyện tâm sự với một số người bạn thì được các chị lớn tuổi hơn khuyên rằng tôi nói như thế khiến bà tự ái, thậm chí tức giận là phải. (ảnh minh họa)
Thay vì nói với mẹ chồng, hãy thẳng thắn nhưng khéo léo 'chỉnh đốn' chồng mình. Hãy phân tích để anh ấy hiểu rằng bạn cần một chỗ dựa, một người sẻ chia, con cái bạn cần một người cha có trách nhiệm...", Trần Thị Hồng Hoa - 27 tuổi, nhân viên PR, kể lại câu chuyện của mình.
"Chúng con quá bận nên không có thời gian về thăm bố mẹ"
"Số tôi khá vất vả bởi đã lấy chồng xa quê. Công việc bận rộn, nhà nội thì xa nên một năm may ra hai vợ chồng cũng chỉ về thăm nhà được 1, 2 lần. Tôi cũng thấy áy náy vì điều đó nhưng điều kiện không cho phép nên chỉ thường xuyên gọi điện về hỏi thăm mẹ chồng. Trên điện thoại thì bà ậm ừ ra chiều thông cảm nhưng lại đi nói với người nọ người kia rằng 'Chúng nó mải kiếm tiền quên cả bố mẹ', 'Nó (chồng tôi) lấy vợ Bắc nên mất gốc rồi", 'Chắc vợ chồng nó phải giàu lắm vì quanh năm bận rộn thế cơ mà'.
Những câu nói mỉa mai ấy 'bay' đến tai khiến tôi ấm ức lắm, đành tâm sự với chồng. Thế là anh lại gọi điện về rủ rỉ với mẹ. Mà lạ là con trai nói bận rộn thì bà tin thật, thế mà tôi nói thì bà cứ lẳng lặng như mình đang giả vờ.
Từ đó, tôi đã biết ý của mẹ chồng. Khi nào có kế hoạch về quê cụ thể mới thông báo cho bà biết để bà không mong đợi nhiều. Còn không, tôi chỉ gọi điện về hỏi thăm sức khỏe, tình hình ở nhà thôi, không đả động gì đến chuyện bận rộn nữa. Ngoài ra, khi nào chồng gọi điện về nhà, tôi lại nhấm nháy anh than thở vợ chồng bận việc tối ngày, giờ mới được cơm nước... Như thế mẹ chồng lại có vẻ thông cảm và thương hai vợ chồng hơn, không trách cứ gì nữa". Đây là tâm sự của bạn Trần Hương Vân - 28 tuổi, viên chức nhà nước.
"Mẹ nói với con gái mẹ giúp con"
"Em chồng tôi đã lập gia đình nhưng vẫn thường xuyên đưa con sang nhà tôi (cũng là nhà bố mẹ chồng) ăn ở, ngủ lại. Tôi chẳng mấy dễ chịu mỗi lần cô ấy sang, đặc biệt là lần nào đến cũng tự tiện dùng đồ của tôi, cho con bày biện khắp nhà mà chẳng thu dọn gì. Đến bữa ăn xong em chồng cũng không thèm dọn dẹp. Tôi đánh tiếng với mẹ chồng, ra ý nhờ bà nhắc nhở cô ấy giúp. Thế là bà sửng cồ lên với tôi ngay lập tức, bảo tôi ích kỉ, hẹp hòi...
Giờ thì tôi đã hiểu, con dâu và con gái luôn có một khoảng cách xa vời mà dù bạn có nỗ lực đến mấy thì vẫn không thể gần gũi, được mẹ chồng yêu thương, chiều chuộng như đối xử với con gái.
Hơn thế nữa, mối quan hệ chị dâu - em chồng cũng nhạy cảm và phức tạp chẳng kém gì mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Vì thế, trông chờ sự giúp đỡ của mẹ chồng trong tình huống này là sai lầm lớn, bởi điều đó chẳng khác nào bạn đang bắt mẹ chồng chọn lựa giữa hoặc con gái - hoặc con dâu. Và tất nhiên, bà phải chọn con gái bà chứ", Trịnh Thị Kiều Anh - 32 tuổi, Nhân Chính (Hà Nội), cho biết.
"Mẹ không biết cách dạy dỗ bọn trẻ"
"Một lần, tôi đã nghe được câu chuyện của mẹ chồng nói với người hàng xóm rằng 'Nếu con dâu tôi được quyền quyết định thì chắc chẳng bao giờ nó cho tôi động chạm gì đến con nó'. Tôi về ngẫm nghĩ lại thì đoán ra chắc bà vẫn còn giận bởi câu nói của tôi: 'Mẹ cứ kệ chúng nó chơi, mẹ không biết cách dạy dỗ bọn trẻ bây giờ đâu'.
Không ít lần tôi và mẹ chồng đã mâu thuẫn với nhau chỉ vì cách dạy dỗ con cháu. Tôi thì cho rằng bà cổ hủ, lỗi thời, bà thì nghĩ tôi bảo thủ, lúc nào cũng coi mình là nhất.
Có lẽ, trừ khi bạn phát hiện ra điều gì quá nghiêm trọng, có tác hại rõ ràng đến con mình thì bạn mới nên góp ý thẳng thắn với mẹ chồng. Mà tốt nhất, trong trường hợp đó bạn cũng nên nhờ chồng lên tiếng. Còn lại, mọi lời góp ý của bạn về cách dạy dỗ, chăm sóc bọn trẻ với mẹ chồng đều sẽ khiến bà phật ý", Diệp Chi - 30 tuổi, Hà Đông (Hà Nội), tâm sự.
"Chẳng nghĩ lấy chồng lại khổ thế này!"
"Sự thật là tôi chưa từng hình dung cuộc sống gia đình lại vất vả đến thế. Lấy chồng về, chồng tôi làm ăn thua lỗ, nợ nần kha khá nên bao nhiêu vốn liếng cả hai chăm chỉ làm lụng được đều phải dồn vào trả nợ. Rồi khổ hơn là lúc sinh con, đầu tắt mặt tối biết bao việc suốt cả ngày, chẳng có thời gian mà làm gì cho riêng mình nữa.
Một lần ngồi nấu cơm với mẹ chồng, thấy bà thật lòng thương con thương cháu, tôi mới tâm sự thật rằng 'Con chẳng nghĩ lấy chồng lại khổ thế này'. Bà nghiêm mặt nói tôi ngay 'Sao từ đầu nhà tôi phản đối cô không thôi luôn đi, giờ còn than nghèo kể khổ. Con ngoan, chồng tốt như thế cô còn muốn gì nữa? Người ta còn lấy phải chồng đểu đến đâu vẫn phải chấp nhận, đằng này được voi đòi tiên à?'.
Chưa bao giờ tôi chứng kiến mẹ chồng tức giận đến thế. Tôi sợ quá, ngồi im không dám nói năng gì. Từ đấy, dù có thấy khó khăn, vất vả thế nào tôi cũng chẳng dám hé răng nửa lời tâm sự gan ruột với mẹ chồng. Đúng là người ta nói chẳng sai, mẹ chồng vẫn là mẹ của chồng thôi, không bao giờ thông cảm và yêu thương mình được như mẹ đẻ cả", Mai Thanh - 35 tuổi, nhân viên bán hàng, chia sẻ.
Theo Eva
Bị mẹ chồng tát trước mặt đồng nghiệp Tôi chết lịm người, một cái tát như trời giáng từ bàn tay của mẹ chồng, người mà bấy lâu nay tôi kính trọng. Mẹ tát tôi vì một chuyện chẳng ra đâu vào đâu, lại ngay trước mặt bao bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan tôi. Số là, tôi lấy chồng được 5 năm, cuộc sống vợ chồng hạnh phúc vui...