Nàng dâu bất bình khi mẹ chồng thương cháu ngoại hơn cháu nội
Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn bốn năm. Ngay sau đám cưới bố mẹ chồng cho hai chúng tôi ra sống riêng trên mảnh đất rộng của ông bà.
Cùng năm đó, cô em chồng cũng lấy chồng. Chồng cô ấy quê xa nên ông bà cho em chồng tôi một mảnh đất dựng tạm căn nhà nhỏ ở đó. Người ngoài nhìn nhà chồng tôi, bố mẹ anh em quây quần một chỗ nghĩ rất vui nhưng tôi thì chán cảnh này rồi.
Cả hai vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, lương tuy không cao nhưng không đến nỗi chật vật. Còn nhà em chồng, cả hai vợ chồng đều là công nhân, thu nhập không rõ thế nào nhưng suốt ngày tăng ca tăng kíp.
Bố mẹ chồng tôi vì thế cái gì cũng ưu tiên cho vợ chồng cô út. Mẹ chồng tôi thường nói với tôi rằng cô út không được giỏi giang thông minh như chồng tôi, học hành không đến đầu đến đũa nên giờ vất vả. Lúc nào bà cũng nói vợ chồng tôi đầy đủ, nhàn hạ, còn cô chú thì thiếu thốn khó khăn.
Thực ra, nói về kinh tế thì vợ chồng tôi cũng không hơn vợ chồng cô là bao, chỉ là chúng tôi làm công chức, ăn vận sạch sẽ, cuối tuần, lễ tết có ngày nghỉ nên nhìn thanh nhàn hơn. Nhưng mẹ chồng cái gì cũng muốn cho cô út, lúc nào cũng nói cô khó khăn thì tôi cũng kệ. Xưa giờ bà mẹ nào cũng thương và lo cho con gái hơn con trai là chuyện thường tình, không có gì khó hiểu cả.
Chuyện chỉ bắt đầu khi tôi và cô cùng đều mang thai và sinh con một năm. Với con gái và con dâu, mẹ chồng có thể thương con gái hơn, nhưng việc bà phân biệt cháu nội cháu ngoại thì làm tôi vô cùng khó chịu. Ngay từ nhỏ, tôi đã nhận rõ bà luôn ưu ái cháu ngoại hơn, chăm chút cháu ngoại hơn.
Chúng tôi đi làm, hai đứa nhỏ đều để bà trông. Hôm nào về tôi cũng thấy mẹ chồng đang bế con gái của cô út, còn con tôi thì bỏ trong xe nôi hoặc để trong cũi. Mẹ chồng bảo con bé nhà cô khó, phải bế nó mới chịu còn con tôi thì ngoan, vất đâu cũng được.
Ngày lễ, ngày tết, bà cũng chỉ mua quà cho cháu ngoại, bà nói con tôi cái gì cũng có, còn vợ chồng cô thì không có điều kiện bằng. Tôi thầm nghĩ, có mà bà lo hết phần cô rồi thì có.
Video đang HOT
Việc bà mua cho cháu ngoại hộp sữa, món đồ chơi nhỏ, bộ quần áo cũng chẳng có gì to tát. Nhưng hành động của bà kéo dài, lặp đi lặp lại khiến tôi khó chịu.
Nói gì thì nói, cả hai đứa cháu đều do bà trông, bà mua cho cháu ngoại, sao không mua luôn cho cháu nội, tiền bạc có đáng là bao. Trẻ con, nó thấy người khác có quà mà mình không có thì cũng thèm, cũng thích chứ. Trong khi đó, bà ở nhà trông cháu, hàng tháng vợ chồng tôi vẫn biếu tiền bà đều đặn, còn em chồng có lần nói đưa tiền nhưng bà không lấy.
Rồi hôm kia, tôi đi làm về thấy con gái tôi đang ngồi ở thềm nhà khóc, bên cạnh con gái của cô út cũng ngồi đó, tay khư khư ôm con búp bê. Tôi hỏi con sao lại khóc, nó mếu máo: “Em Bông có búp bê mà không cho con chơi”.
Đúng lúc đó mẹ chồng tôi chạy ra, thái độ có vẻ bực bội: “Đến là khổ. Sáng mẹ cái Bông đi làm nó dặn bà ở nhà mua quà giáng sinh cho con bé hộ nó. Bà dắt hai đứa ra đầu ngõ, mua cho cái Bông con búp bê. Từ sáng đến giờ hai đứa cứ giành nhau. Bà có nói, mẹ con về sẽ mua quà cho con mà không chịu. Mà con bé này cũng khái tính lắm cơ, nhà thiếu gì búp bê đâu mà cứ đòi giành của em cho bằng được”.
Tôi ôm con gái về nhà, thương đến buốt ruột gan. Con bé mới ba tuổi, nó biết gì đâu, nó thấy bà mua cho em, mình không có nên giành. Ở nhà nó không thiếu đồ chơi, nhưng khi ở với bà với em thì lại là chuyện khác. Càng nghĩ tôi càng thấy ấm ức.
Tối đó tôi bảo chồng nên cho con đi trẻ, con bé lớn rồi, cho nó đi lớp vừa cho nó dạn dĩ vừa có cô có bạn cho vui. Chồng tôi nổi cáu với tôi, bảo con nhà người ta không có ai trông mới phải gửi trẻ, con mình có bà nội trông sao phải tội thế. Không kìm được bực bội, tối nói hết chuyện bà đối xử bất công với hai đứa bé.
Chồng tôi nghe xong không đồng cảm còn tức giận hơn: “Sao em lại có suy nghĩ kì quái thế. Cháu nào mà bà chẳng thương. Chẳng qua bé Bông nó khó chăm nên bà hay phải bồng bế, bố mẹ nó làm ca kíp túi bụi suốt ngày không có thời gian nên bà mới phải chăm chút. Em mà tốt mà biết điều ấy, em mua gì cho con, mua luôn cả phần cháu thì đã không có chuyện.
Em chỉ mua cho mỗi con mình, cháu nó không có thì bà lại phải mua thôi. Còn quà bánh, đồ chơi, áo quần con mình có thiếu gì đâu mà phải để bà mua. Không phải con ghen tị mà chính em đang ghen tị đấy”.
Trời ạ, tôi không biết người vừa nói ra những câu ấy có phải là chồng tôi không nữa. Mẹ anh vô lý đã đành, sao anh cũng vô lý thế chứ. Con tôi thì tôi lo, con cô thì cô lo, sao anh lại bảo tôi phải chăm sóc mua sắm cho con cô cũng như con mình chứ. Đã vậy anh còn nhất quyết không cho tôi đi gửi trẻ, bảo “lúc nào năm tuổi cho đi học luôn, để nó ở nhà chơi với cái Bông cho vui”. Vui đâu chả thấy, tôi toàn thấy con tôi tị nạnh khóc hờn với em vì không được bà mua quà cho. Cái gì bà cũng nói nó phải nhường em, phải cho em, trong khi hai đứa bé đều ba tuổi như nhau.
Tôi không biết phải làm sao bây giờ nữa. Để con ở nhà với bà thì thương con, đưa con đi trẻ thì chồng không chịu. Mà chồng tôi mấy hôm nay cũng tỏ thái độ, ra điều tôi suy nghĩ xấu cho mẹ chồng, bất bình với mẹ chồng như thế là không được, còn nói tôi xem lại mình. Cuối cùng, so với máu mủ ruột rà, tôi cũng chỉ là một người dưng không biết điều trong mắt chồng tôi thôi?
Theo tintuconline.com.vn
Nhờ em chồng đổi đôi giày vừa chân cho con gái, tôi bị mẹ chồng lườm cháy mặt: "Ăn mày còn đòi ăn xôi gấc!"
Mẹ chồng tôi luôn cho rằng cô em chồng có yêu quý cháu mới mua cho quà, nhưng bà lại chẳng để tâm xem món quà ấy có thật sự phù hợp hoặc vừa vặn với con tôi hay không.
Sau khi kết hôn, tôi và cô em chồng gần như mang bầu cùng một lúc, chỉ cách nhau tháng trước tháng sau mà thôi. Người bên nhà chồng tôi vui mừng lắm, cho rằng hai chị em có duyên với nhau, đến sinh con cũng cùng một lúc, hai đứa trẻ sau này sẽ nhận được tình cảm của tất cả mọi người vì sự xuất hiện đồng thời này.
Nhưng rồi khi con gái tôi lớn dần lên, tôi nhận ra rằng giữa cháu nội và cháu ngoại là một khoảng cách rất xa xôi. Đặc biệt là cách cư xử của mẹ chồng với con gái tôi và cháu ngoại của bà, không ngoa chút nào khi tôi nói đó là một trời một vực.
Đợt vừa rồi là sinh nhật Kem, con gái tôi lên 3 tuổi. Vốn dĩ con tôi và con cô em chồng sinh gần nhau nên cả nhà gợi ý tổ chức sinh nhật chung cho hai đứa. Tôi hoàn toàn đồng ý, không có nửa lời nói ra nói vào, vẫn mua bánh kẹo tươm tất và mời hàng xóm lẫn người thân, bạn bè đến chung vui với 2 đứa trẻ.
(Ảnh minh họa)
Tối ấy cô em chồng trở về, đem theo hai hộp quà na ná nhau, nói một hộp cho con trai cô ấy, một hộp cho con gái tôi. Như bao bà mẹ khác, tôi cũng hào hứng nhận quà thay con rồi giúp con xỏ đôi giày vào chân xem có vừa vặn hay không. Phải nói mắt thẩm mỹ của cô em chồng khá tốt, đôi giày trắng rất xinh và hợp với bộ váy con gái tôi mặc, nhưng tiếc một điều là giày bị chật.
"Ối giày xinh quá mà bị chật mất rồi, hôm nào cô Bình đi đổi cho cháu Kem đôi lớn hơn một chút nhé!"
Tôi chỉ mới nói có thế, cô em chồng cũng vui vẻ gật đầu, ấy vậy mà mẹ chồng tôi bỗng nhiên nhảy dựng lên. Bà lu loa cho rằng tôi đòi hỏi này nọ, không biết ý khi người ta đã mất công mua quà tặng còn đòi bắt phải đổi trả. Bà cho rằng đôi giày ấy con gái tôi cố đi chật một tí cũng được, có làm sao đâu mà phải đổi.
(Ảnh minh họa)
"Gớm trẻ con đi được mấy chốc. Không việc gì phải đổi, đẹp thế này đổi làm gì, cứ đi thế thôi. Mẹ cái Kem đúng là ăn mày còn đòi ăn xôi gấc!"
Nghe bà nói oang oang giữa bữa tiệc sinh nhật, tôi ấm ức thiếu điều muốn khóc ngay tại chỗ. Con gái tôi cũng là cháu ngoại của bà, cũng là cháu của cô nó, chẳng lẽ nhìn thấy cháu đi đôi giày chật bị sưng đỏ chân lên mà không ai thấy xót hay sao? Hơn nữa, đằng nào cũng đã mất tiền mua, đổi cho cháu một đôi giày vừa vặn và đi được dài ngày thì cũng đỡ lãng phí hơn mà.
Tôi thật sự không hiểu sao mẹ chồng tôi lại tỏ ra cáu kỉnh với tôi chỉ vì yêu cầu nhỏ nhoi đó. Phải chăng vì ghét nhau nên chỉ cần tôi thở ra thôi bà cũng không vừa lòng? Từ sau khi nghe câu nói đầy tính xúc phạm của mẹ chồng, mặc dù bề ngoài tôi vẫn cười nói vui vẻ, nhưng sự tôn trọng của tôi dành cho bà đã giảm đi phần nào.
Theo Trí thức trẻ
Hành động của mẹ chồng khiến ai cũng phải lắc đầu ngán ngẩm, bố chồng thì bực bội đòi từ vợ Năm nay mẹ chồng tôi 49 tuổi, cũng đã có cháu ngoại cháu nội bồng bế cả rồi. Thế mà không hiểu sao bà lại thay đổi tính tình khác hẳn trước đây. Đến mức nhiều người lâu lâu gặp còn không nhận ra nổi đó chính là người phụ nữ chịu thương chịu khó, tần tảo mấy năm trước. Hồi mới về...