Nàng công sở mới ra trường than lương 7 triệu mà phải làm nhiều, dân mạng hăng hái chia sẻ: Mức đấy của nhiều năm trước rồi!
“Đừng vì một hai câu nói của đồng nghiệp mà cản bước mình đón nhận những điều tốt đẹp”.
Đối với người trẻ vừa ra trường, tập tễnh những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng sự nghiệp, công việc đầu đời lúc nào cũng chất chứa nhiều khó khăn, vất vả buộc hỏi phải vượt qua nếu muốn trưởng thành.
Đứng trước những khó khăn, bỡ ngỡ này, người trẻ dễ đưa ra những sự lựa chọn sai lầm để rồi vấp ngã và thất bại. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều nguồn, tuy nhiên, chính yếu nhất vẫn là sự thiếu hụt kinh nghiệm lẫn kỹ năng.
Một trong những điều khiến người trẻ, vừa mới đi làm hay suy nghĩ đó chính là sự chênh lệch giữa thời lượng bản thân dành cho công việc và đồng lương mà mình được nhận. Đó cũng là tâm sự của một thành viên trong một hội nhóm quy tụ đông đảo dân văn phòng. Thành viên này viết:
“Công ty hiện tại là công ty đầu tiên trong sự nghiệp đi làm của em và tính đến thời điểm hiện tại, em đã làm ở đây được 6 tháng. Em vừa tốt nghiệp thì bắt đầu làm việc ở đây với tâm thế là tích lũy kinh nghiệm, lương lậu sao cũng được, rồi sau đó từ từ tính tiếp. Sau 2 tháng thử việc thì em được trả 7 triệu/tháng. Đồng nghiệp thì tốt bụng và thân thiện.
Em bắt đầu làm việc lúc 8 giờ và kết thúc lúc 18 giờ, nghỉ trưa 1 giờ (tính ra em làm 9 giờ/ngày). Tháng đầu tiên, em thường về đúng giờ. Bắt đầu tháng thứ 2 đến hiện tại, ngày nào cũng phải về trễ. Cụ thể bắt đầu làm từ lúc 8 giờ đến gần 20 giờ mới về, cá biệt có ngày làm đến 21 giờ, hoặc có thể 22 giờ 30 mới về, nhưng không được tính OT.
Thứ 7 vẫn phải làm từ 8 giờ đến 12 giờ nhưng thường cũng phải về lúc 13 giờ 30, tất cả đều không tính OT. Em làm việc mà không ký hợp đồng gì cả cũng không mua bảo hiểm xã hội. Sau rất nhiều lần kiến nghị, em cũng được mua bảo hiểm y tế (mà theo kiểu em tự đi mua rồi công ty thanh toán lại).
Công ty cứ bảo, mới ra trường mà làm 7 triệu là ngon rồi. Tuy nhiên, em thấy làm việc như này kiểu bóc lột vậy, nên em có ý định nghỉ. Quyết định như vậy là đúng rồi phải không các anh chị. Điều em tiếc nhất chính là mọi người ở công ty rất tốt với em, môi trường rất thân thiện, mà chế độ bảo hiểm với giờ giấc cứ như vậy hoài, em thấy thật sự không ổn lắm”.
Ngay sau khi vừa được đăng tải cách đây không lâu, bài đăng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều bình luận chia sẻ góc nhìn, quan điểm cá nhân về trường hợp này đã được để lại bên dưới:
“Làm gì thì làm, sang đến công ty tiếp theo nhớ ký hợp đồng. Trong hợp đồng cần ghi rõ thời gian làm việc, OT tính như thế nào, bảo hiểm, các quyền lợi khác ra sao. 7 triệu/tháng vốn là mức lương mới ra trường của rất nhiều năm về trước. Cho nên, đừng vì một hai câu nói của đồng nghiệp mà cản bước mình đón nhận những điều tốt đẹp”.
Video đang HOT
“Nghỉ luôn đi em gì ơi, đừng vì thấy người ta bảo ra trường lương thế là ngon. Đi phỏng vấn, sau khi người ta đã hỏi em 1 loạt câu hỏi thì em cũng phải hỏi lại về chế độ đãi ngộ, em nhé. Hỏi rõ ràng và mạch lạc nhất có thể, đừng ngần ngại hay suy nghĩ, cũng đừng lo mình là ứng viên nên không dám hỏi”.
“Chị đi làm từ cuối tháng 5/2012, ngoại trừ tháng thử việc là 7 triệu (và duy nhất 1 tháng thử việc), sau đó từ 9 triệu trở lên, có tháng 11, 12 triệu. Bảo hiểm, ngày phép đầy đủ, du lịch công ty, mỗi tháng tiệc tùng đầy đủ, vài tuần thì team đi ăn, đào tạo thêm ngôn ngữ lên cấp cao nhất nữa”.
Nếu cảm thấy bản thân xứng đáng nhận được nhiều hơn những thứ mình được nhận ở thời điểm hiện tại, chị em công sở đừng ngần ngại tìm đến nơi chốn mới. Nếu năng lực bản thân đủ, thiết nghĩ chẳng công ty nào tiếc một chút phúc lợi với nhân viên cả.
Theo Trí Thức Trẻ
Cưới để lấy tiền mừng trả nợ cho chồng, cô vợ trẻ gặp cái kết đầy uất ức với đủ lời chê bai và công cuộc "lột xác" ngoạn mục khi rũ bước ra đi
"Đôi khi hai vợ chồng chỉ có một gói mỳ tôm, pha xong hai vợ chồng cùng ăn chung tô mì. Có những tuần đỉnh điểm hai vợ chồng chỉ có 4 gói mì ăn cả tuần thôi", Trung kể lại.
Cuộc đời này chẳng phải ai cũng chọn đúng người đàn ông cho mình. Đôi khi, họ vấp ngã vì sự lựa chọn không chính xác. Có không ít con người bị "vòng xoáy cuộc đời" đó cuốn trôi đi mất. Tuy nhiên, nhiều người phụ nữ lại biết cách vùng lên, làm lại tất cả, tìm thấy niềm vui và niềm hạnh phúc cho chính mình. Đó là câu chuyện của người phụ nữ trên Trung, hiện sinh sống ở Buôn Ma Thuột.
Tổ chức đám cưới để lấy tiền mừng cho chồng trả nợ
Lâm Thị Trung sinh năm 1993. Năm vừa tròn 20 tuổi, cô lên xe hoa về nhà chồng. Lúc ấy Trung đang học trường Trung cấp Điều dưỡng. Nói về nguyên nhân cho việc cưới sớm, Trung cười buồn: "Thứ nhất, vì tình yêu. Thứ hai vì lúc đó chồng đang nợ nần bị người ta siết nợ, người thân quay lưng. Mình thương lắm. Mình nghĩ rằng lấy tiền mừng cưới trả nợ cho chồng nên đồng ý".
Với một cô gái 20 tuổi, Trung đâu có biết thực tế hôn nhân nhiều lo nghĩ như thế nào. Cưới về, cô có bầu luôn. Nhưng năm đầu tiên đó cũng là quãng thời gian cô hưởng hạnh phúc thật sự của hôn nhân.
Trung kể: "Dù thiếu đói nhưng thời gian ấy chồng thương lắm. Đôi khi hai vợ chồng chỉ có một gói mỳ tôm, pha xong hai vợ chồng cùng ăn chung tô mì. Có những tuần đỉnh điểm hai vợ chồng chỉ có 4 gói mì ăn cả tuần thôi. Mình nhớ những tháng ngày ấy, lúc nào cũng tình cảm ngập tràn".
Sau 1 năm trả hết các khoản nợ; lãi, Trung sinh con. Nhưng lúc đó, chồng cô dần dần thay đổi. Anh không đánh đập gì cả nhưng lạnh nhạt và không quan tâm. Hai người sống chung một nhà mà như người dưng thật sự.
Sau khi sinh, cô gầy yếu, xanh xao hẳn. Vừa đi học, Trung vừa chăm con. Cô không có tiền, ở nhà thì mặc lại những bộ quần áo chồng không mặc nữa. Đi học, Trung xin mấy bộ đồ của em gái.
"Trước khi cưới, chồng không chê gì nhưng sau khi về nhà, nợ nần xong xuôi anh ấy bắt đầu 'dở chứng'. Anh chê vợ mình, khen vợ bạn. Anh bảo rằng nhà vợ tụi nó điều kiện lắm, vợ bạn nọ bạn kia giỏi lắm, vợ nó mua cho cái này, cái kia...", Trung tâm sự.
Hình ảnh ngày ấy - bây giờ của Trung.
Đỉnh điểm của sự đổi thay
Một thời gian sau, chồng Trung bỏ việc quản lý nhà nghỉ, hai vợ chồng ra ở trọ. Lúc đó, anh ta nói với vợ một câu ngắn gọn: "Giờ chồng thất nghiệp rồi, vợ lo kinh tế gia đình đi" khiến Trung rất bàng hoàng.
Trung kể tiếp: "Có lần chồng đi chơi khuya, mình nhắc 'chồng ơi nhớ khóa cửa nha'. Đùng cái, anh gọi cho mẹ lên kêu: 'Vợ con chửi con, mẹ xem thế nào. Vợ con tiêu xài hoang phí lắm'. Và còn nhiều, nhiều điều chồng bịa đặt ra để nói xấu mình với hàng xóm, bạn bè".
Nhớ về những tháng ngày đó, Trung vẫn còn nhớ như in cảm giác đau đớn, buồn tủi của mình. Có những lúc cô bị sốt xuất huyết nằm viện, chồng không bước vào nửa bước, không điện thoại hỏi han. Cô sảy thai, nằm viện một tuần anh ta cũng chẳng xuất hiện. Khi cô xuất viện về nhà, thấy anh nằm dài trên ghế xem hài, thấy vợ về, chồng cô vẫn cười rất to.
Hình ảnh Trung khi đang mang bầu.
Đỉnh điểm là khi chồng không thèm quan tâm gì đến vợ nhưng vẫn tìm đến khi có "nhu cầu".
"Anh ta chỉ quan tâm đến chuyện sung sướng một mình, khi vợ không đủ sức khỏe đáp ứng thì coi như vợ vô hình. Mình thấy chỉ lúc chồng cần 'quan hệ' thì mới coi mình là vợ. Xong xuôi anh ta lại coi vợ như người dưng. Với mình những lúc ấy chỉ là cảm xúc nhục nhã", Trung kể.
Sự thay đổi quá mức, vô tâm và vô trách nhiệm của chồng đã khiến Trung quyết định dứt áo ra đi.
Cuộc "lột xác" ngoạn mục của người mẹ một con
Trung và chồng chia tay trong hòa bình. Cô mệt mỏi với cuộc hôn nhân này và chẳng muốn tiếp tục. Họ không có tranh chấp gì với nhau cả. Thời điểm đó, Trung đang làm công việc y tế học đường ở một địa phương. May mắn cho cô, nhiều đồng nghiệp và anh em họ hàng hiểu chuyện đã luôn bên cạnh, động viên tinh thần.
Trung kể: "Mới ly hôn, tối nào mình cũng khóc. Sáng đi làm thì ráng nuốt nước mắt. Đã buồn vì gia đình đổ vỡ, người ta còn chỉ trỏ. Mình tự nhủ rằng bản thân phải thay đổi thôi vì suy nghĩ đơn giản chắc do mình xấu nên đời không được hạnh phúc".
Trung vẫn nhớ những câu người ta nói thẳng mặt: "Xấu xí như bà già", "Nhà nghèo làm gì có tiền mua vàng mà đeo"... Đau đớn vì gia đình tan vỡ và muốn bản thân vươn lên, Trung bắt đầu làm kinh tế.
Ngoài công việc chính ở trường, Trung còn bán hàng online kiếm thêm. Mẹ và em gái trông con giúp cô làm thêm ngoài giờ. Trung đã can thiệp dao kéo để có nhan sắc khác biệt và cô đã thành công. Bây giờ, Trung xinh xắn, trắng trẻo và hiện đại hơn xưa rất nhiều. Những hình ảnh cô đăng lên mạng, ai cũng nhận ra những sự thay đổi tích cực đó.
Chồng cũ của Trung, lúc mới ly hôn thì rất vui, khoe bồ này bồ kia nhưng vài tháng sau lại nhắn tin ngỏ ý muốn quay lại.
"Anh ấy bảo rằng chồng biết chồng sai rồi, hãy vì con mà cho chồng cơ hội sửa sai. Tuy nhiên mình đáp rằng vợ không đủ can đảm để sống với người như chồng nữa. Thật ra mình cũng chẳng hận thù gì anh ấy cả. Giờ mình sống với ba mẹ, rất vui vẻ. Mình vẫn cho con qua lại nội ngoại hai bên chứ không cấm cản gì. Có lẽ sau chia tay, ai cũng chín chắn, trưởng thành hơn. Chồng mình cũng khác xưa nhiều lắm rồi", Trung chia sẻ thêm.
Sự thay đổi của người mẹ trẻ.
Trung đã có người yêu mới. Tuy nhiên, cô lo lắng nhiều vì con cái nên không vội tính chuyện cưới xin. Cô cũng nói rõ về quan điểm tình yêu của chính mình:
"Đàn ông hay đàn bà dù độc thân thì vẫn sống tốt. Tuy nhiên, nếu đã xác định cưới nhau thì đừng làm tổn thương nhau. Sau khi ly hôn, họ vẫn tự chủ nhưng là sự tự chủ dựa trên những vụn vỡ. Cái này giống chân dẫm mảnh chai mà miệng vẫn mỉm cười vậy".
Bây giờ, Trung chẳng hận thù hay giận dữ với chồng. Cuộc đời là vậy, ai mà chẳng có lỗi lầm, cái gì tha thứ được thì tha thứ để hành trình tiếp theo được nhẹ nhõm, êm đềm hơn. Trung không mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân. Tuy nhiên, cô sẽ suy nghĩ kỹ càng hơn trong lần lên xe hoa tiếp theo. Dù thế nào đi chăng nữa, chỉ cần có chút lăn tăn về con thôi, Trung sẽ rút lại ý định của mình bởi vì chuyện của mẹ mà tổn thương đến con là một sự ích kỷ vô cùng.
An Thanh
Theo nhipsongviet
Quen qua mạng, người phụ nữ "một lần đò" được nhà trai liên tục giục cưới và cuộc sống hôn nhân kì lạ "cãi nhau không được thì lao vào đánh tơi tả" "Hồi đó mình vô cùng chán ghét đàn ông. Một hôm có người đàn ông quét tìm kiếm trên mạng xã hội rồi làm quen với mình", Tâm chia sẻ. Qua một lần đổ vỡ, nhiều phụ nữ e ngại chuyện yêu đương. Tuy nhiên, với nhiều người, từng vấp ngã lại là cách khiến họ đứng lên mạnh mẽ, tự nắm lấy...