Nàng công sở bị mắng vì ngày đầu đi làm đã đòi add Facebook đồng nghiệp, dân mạng chỉ ra 3 lỗi sai sau hành động này!
Vội vã và thiếu quan sát, tinh tế là những sai lầm mà người đi làm ngày đầu tiên thường mắc phải.
Ngày đi làm đầu tiên ở một công ty thường là ngày quan trọng và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Đó là khởi đầu cho một hành trình mới. Nhiều khi ấn tượng ban đầu này cực kỳ quan trọng, bởi đồng nghiệp lẫn sếp đều muốn thấy bạn tự tin, hăng hái và chỉn chu.
Nhưng với Mai Lan, mọi chuyện lại chẳng như mơ. Ngày đi làm đầu tiên của cô đúng nghĩa cơn ác mộng. Sau 8 tiếng chật vật ở công ty đầy sợ hãi, Lan về nhà và vào group tâm sự công sở than vãn:
“Chào mọi người, hôm nay là ngày đi làm đầu tiên của em. Nói chung đây chẳng phải lần đầu tiên em đi làm ngày đầu nên em cũng khá tự tin và cởi mở. Em nghĩ chỉ cần mình tươi tỉnh thì mọi người sẽ đáp lại như thế. Hơn nữa, vì muốn kết thân với đồng nghiệp nên em cầm điện thoại đi xin Facebook và bày tỏ nguyện vọng muốn add mọi người. Để tránh khiếm nhã thì em nói là kết bạn để trao đổi công việc.
Ấy vậy mà leader của em gọi em vào phòng xong mắng, bảo là em thiếu tinh tế. Nhưng em vẫn chưa hiểu em sai chỗ nào. Anh sếp cũng chẳng giải thích cho em luôn. Giờ mọi người giải thích em nghe với ạ!”
Sau những lời kể lể trên, một loạt hội anh chị em công sở vào phân tích và giảng giải cho cô bé này hiểu. Mỗi người đều đưa ra một ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại thì Mai Lan đã mắc phải 3 sai lầm. Những điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, kém quan sát và không tinh ý.
Thứ nhất, Mai Lan đòi add Facebook khi chưa chào hỏi, giới thiệu bản thân là điều rất tối kỵ. Có thể với nhiều người Facebook là một “vùng đất riêng tư”, họ sẽ chỉ kết bạn với những người thực sự là bạn bè ngoài đời. Rồi Facebook còn là nơi để nói xấu sếp chẳng hạn, thì ai lại chấp nhận kết bạn với “ma mới” cơ chứ. Nói chung phải thân quen nhau một thời gian rồi hẵng add, hoặc khi người ta chủ động trước. Bằng không thì đừng bao giờ tỏ ra quá vội vã.
Video đang HOT
Thứ hai, Mai Lan xin add Facebook với mục đích để trao đổi công việc càng là một điều sai lầm. Chúng ta đang sống ở những ngày đầu năm 2020, giờ đây hiếm có công ty nào và đồng nghiệp nào lại muốn trò chuyện công việc ở nền tảng MXH lớn nhất hành tinh này. Bởi Facebook sẽ khiến con người ta xao nhãng và chẳng thể tập trung công việc, hơn nữa có rất nhiều những ứng dụng trò chuyện công việc khác thích hợp hơn như Telegram, Skype, Slack…
Thứ ba, Mai Lan đã sai khi bộc lộ thái độ ngoan ngoãn một cách thái quá. Đồng ý là ngày đầu đi làm thì cần một chút “thảo mai”, hiền dịu nết na nhưng hãy chỉ nên dừng ở một mức độ nhất định. Bạn càng lấn tới, người ta sẽ nghĩ theo hai hướng, một là con bé này rất dễ để bắt nạt, hai là con bé này đang mưu tính chuyện gì mờ ám đằng sau. Hãy tự tin và đĩnh đạc, chuyên nghiệp và giữ khoảng cách với đồng nghiệp.
Sau khi nhận lời khuyên bổ ích từ cộng đồng mạng, Mai Lan cũng hiểu ra và hứa sẽ rút kinh nghiệm. Đôi khi có những bài học mà sếp chẳng chịu nói ra nhưng cuộc đời này sẽ dạy chúng ta. Đây cũng là kinh nghiệm đi làm ngày đầu quý báu cho chị em công sở.
Hãy biết quan sát nhiều hơn và lắng nghe để đưa ra những hành vi tinh tế, thể hiện mình là người có chiều sâu nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Sếp mang con đi chơi rồi để bé nghịch phá đủ đường, nàng công sở đăng đàn than thở, dân mạng phản ứng trái chiều
Tinh tế và khéo léo để nói chuyện cho đứa bé hiểu, qua đó ngầm "nhắc nhở" sếp là cách mà dân công sở có thể áp dụng khi rơi vào tình huống khó khăn này.
Đối với chị em công sở, chắc hẳn câu chuyện đồng nghiệp mang con đến công ty vào sáng thứ 7 hàng tuần đã không còn là việc gì đó quá lạ lẫm. Rõ ràng, không khí yên ắng và lặng thinh bấy lâu ngay lập tức bị lũ trẻ phá vỡ một cách không thương tiếc bằng những tiếng bước chân rượt đuổi nhau vội vã, tiếng la thất thanh, chói tai, vang trời. Việc này thường mang lại không ít phiền phức cho những cá nhân hiện diện trong văn phòng ngày hôm đó.
Tuy nhiên, chẳng dừng lại ở câu chuyện mang con đến công sở, hội mẹ bỉm chẳng ngại "vác" con theo trong những buổi tụ tập, chị em tám chuyện. Và vẫn như thường lệ, mẹ bận "buồn" thì con được dịp "chống phá". Đó là lý do vì sao những quán cà phê ngày cuối tuần thường không còn giữ được không khí tĩnh lặng vốn có ngày thường. Con của đồng nghiệp làm ồn còn, bản thân mình có thể nhắc nhở; đằng này con của sếp "quậy" thì lại là một câu chuyện khác.
Vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo thành viên là dân văn phòng, một nàng công sở đã có dịp chia sẻ những trăn trở mà bản thân gặp phải khi đi cà phê cùng hội đồng nghiệp nhưng con của sếp cứ không ngừng nghịch phá và làm ồn. Cụ thể, nàng kể:
"Chuyện con nít chạy nhảy, la hét và làm ồn ở quán cà phê thì chắc anh chị em ở đây chẳng còn lạ gì rồi. Nhiều lần bắt gặp tình huống này, thật sự bản thân mình chỉ muốn lôi bọn nó vào một góc rồi bắt úp mặt vào tường kiểm điểm.
Về phần mình, phụ huynh của chúng cũng thường không có động thái gì. Sự dung túng đã lên đến đỉnh điểm làm mình không thể chịu đựng được. Mình từng nhiều lần nhắc nhở hoặc có thái độ không hài lòng nhưng không hiểu sao những bậc phụ huynh này cứ dửng dưng.
Ngặt một nỗi, nhiều chị đồng nghiệp trong văn phòng mình cũng thế, rất hay mang con đi theo mỗi dịp cả phòng đi hẹn hò. Và những đứa trẻ này cũng không ngoại lệ. Đối với đồng nghiệp thì khá dễ để góp ý nhưng một hôm có sếp đi theo và con sếp cũng là đứa nghịch không chịu nổi.
Bản thân mình rất muốn góp ý hoặc chấn chỉnh thằng bé nhưng ngại động chạm. Sếp mà phật ý một phát thì xác định. Còn nếu không góp ý thì mình thấy ngứa mắt lắm, không chịu được".
Ngay sau khi vừa được đăng tải, câu chuyện của nàng công sở nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Hai luồng ý kiến trái chiều nhau đã được để lại bên dưới phần bình luận. Một bên cho rằng, thôi thì cứ bỏ qua, chuyện con nít hiếu động, nghịch phá cũng là lẽ bình thường, thông cảm được thì thông cảm, đỡ phải va chạm, phật lòng cấp trên.
"Thôi đi bạn ơi, con nít cũng một phần nó hiếu động chứ không hề cố ý nghịch phá, to tiếng đâu. Nể mặt sếp mà cho qua đi".
"Công việc của bạn nó quan trọng hơn cái việc dạy dỗ con sếp. Con sếp thì cứ để sếp dạy, nó hư thì sếp chịu, không việc gì phải "anh hùng" để nhận đủ".
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, nên chấn chỉnh đứa bé và góp ý một cách tinh tế để sếp có biện pháp giáo dục con mình tốt hơn.
"Thông qua đứa nhỏ, người ta đánh giá phụ huynh và cả những người đi theo xung quanh ấy. Cho nên cứ nhắc nhở đi, kiêng nể gì".
"Sếp thì cũng là phụ huynh, cũng phải biết kiểm soát con mình chứ. Sếp mà không làm được điều đó thì bạn cứ làm, không việc gì phải ngại".
Thật vậy, trẻ em vốn nhiều năng lượng và hiếu động nên chuyện chạy nhảy, đùa nghịch ở nơi công cộng là khó tránh khỏi. Các con cũng chưa thật sự đủ lớn để ý thức được hành vi của bản thân cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn trật tự chỗ đông người. Cho nên, hơn ai hết, phụ huynh cần nhắc nhở và bảo ban các con để bé hiểu vấn đề.
Còn như trường hợp của nàng công sở kể trên, thiết nghĩ cứ tinh tế và khéo léo cũng như nhẹ nhàng nói chuyện với con sếp để đứa bé hiểu. Hành động đó không những ngăn con trẻ tiếp tục nghịch phá mà còn để lại ấn tượng vô cùng tốt trong mắt sếp bởi sự góp ý bằng hành động một cách tinh tế.
Theo Trí Thức Trẻ
Cậu bé nghẹn ngào nhìn mẹ đi vào vùng dịch Vũ Hán hỏi "Mẹ không yêu con nữa à?", câu trả lời của mẹ được khen nức nở Cậu bé đang ốm, sốt nhưng mẹ không thể chăm sóc vì phải bay tới Vũ Hán ngay trong đêm. Cậu đã nghẹn ngào níu chân mẹ và hỏi: "Mẹ ơi, mẹ không còn yêu con nữa à?". Mới đây, trang Sohu đã đưa tin về câu chuyện của Trương Ái Du, một bác sĩ đa khoa của Trung tâm dịch vụ y...