Nắng cháy da thịt: Rọi đèn, lội bùn theo chân ‘thợ săn’ cua đồng đêm
Những ngày này toàn miền Bắc đang bước vào đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trung bình ban ngày ngoài trời có khi lên tới hơn 40 độ C. Có lẽ vì vậy mà khi màn đêm buông xuống, mát trời, nhiệt độ giảm nước trên các cánh đồng trũng cạn dần cũng là lúc nhiều người dân ở Hà Tĩnh tất tả đi săn cua đêm.
Khoảng 19h hàng ngày, trên những cánh đồng ở Cẩm Thành, Cẩm Vịnh, Cẩm Quang… ( huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) như bừng sáng khi có chi chít những ánh sáng của đèn pin rọi để “săn cua”.
Họ đi theo nhóm, mỗi nhóm có 5 – 7 người, “săn” rất kỹ trên một cánh đồng nhất định, đêm sau lại đổi sang đồng khác.
Em Nguyễn Văn Đức (12 tuổi, trú tại xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, săn cua đêm thường không đi xa, chỉ săn trên những cánh đồng làng.
Video đang HOT
Ngoài dụng cụ để đựng cua (xô, thau, túi….), thứ không thể thiếu là đèn pin cầm tay hay đèn đội đầu nạp “no” điện.
Sau khi công việc “săn cua” ở các cánh đồng kết thúc thì những người này sẽ đưa thành quả của mình bán cho thương lái. Hiện tại, mỗi kg cua có giá giao động từ 90- 100 nghìn đồng/kg.
Săn cua đêm tuy vất vả nhưng thành quả của họ là những đồng tiền tươi. Một số người cho biết, những người khỏe thì mỗi đêm có thể thu nhập từ 900.00. – 1.000.000 đồng
Theo Danviet
Người dân miền núi Hà Tĩnh dậy từ 3 giờ sáng bơm nước chống hạn cây ăn quả
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng có thời điểm hơn 40 độ C, người làm vườn đồi ở Hà Tĩnh đang tập trung chống hạn cho cây ăn quả, nhất là các loại cây có múi như cam, chanh, bưởi...
Do thời tiết nắng nóng nên phải chờ lúc xế chiều, bà Đoàn Thị Hiền ở thôn Hợp Trùa, xã Hương Minh (Vũ Quang) tranh thủ ra vườn cuốc dọn cây cỏ, tấp vào gốc cam để tiến hành tưới nước.
Nhiều ngày qua, từ 3 giờ sáng, anh Trần Mạnh Hùng ở thôn Minh Giang, xã Sơn Mai (Hương Sơn) đã phải thức dậy để chuẩn bị phương tiện, máy móc phun nước cho cam. Các thành viên trong gia đình cũng phải dậy sớm hơn thường lệ và được phân công mỗi người phụ trách phun đều nước cho một thửa cam.
Nhờ chủ động hệ thống tưới phun mưa nên những ngày nắng nóng này, vườn cam của chị Trần Thị Hiền ở thôn 7 xã Đức Bồng (Vũ Quang) vẫn phát triển tốt.
Công việc này được thực hiện theo quy trình, phun từ lá chuyển sang thân rồi mới đến gốc. Lượng nước cũng được tính toán để đảm bảo tiết kiệm. Anh Hùng chia sẻ: "Cũng như nhiều hộ làm vườn khác, gia đình tôi đã có phương án để chống hạn cho vườn cam trong mùa nắng nóng. Để làm tốt việc này, tôi đã khoan sẵn 3 giếng nước, mỗi giếng đặt một máy bơm và hàng trăm mét ống để phục vụ cho việc tưới.
Trong những ngày nắng nóng này, việc chống hạn cho hơn 5 ha cam (trong đó hơn 70% là cam bù) được xem là công việc quan trọng nhất, mất nhiều thời gian và công sức nhất của các thành viên trong gia đình.
Anh Trần Mạnh Hùng ở thôn Minh Giang, xã Sơn Mai (Hương Sơn) kiểm tra vườn cây để điều chỉnh lượng nước tưới, phân vi sinh chống hạn và các biện pháp chăm sóc khác cho vườn cam.
Cũng với quyết tâm không để nắng nóng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng trong vụ quả mới, những ngày qua, gia đình anh Trần Thái Lâm ở xã Sơn Phúc (Hương Sơn) cũng đang gấp rút chuẩn bị thêm rơm rạ, cây cối tấp gốc và bón thêm phân vi sinh chống hạn để điều hòa sinh trưởng cho vườn cam của gia đình.
Theo anh Lâm, ngoài phun tưới thường xuyên thì việc đảm bảo độ ẩm ở gốc, bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng, kiểm tra các loại sâu bệnh là những giải pháp hữu hiệu để hạn chế cây khô héo, rụng quả, quả chất lượng kém trong mùa nắng nóng.
Anh Trần Thái Lâm ở thôn Cao Sơn, xã Sơn Phúc tiếp tục sử dụng rơm rạ tấp gốc để chống hạn cho vườn cam của gia đình.
Mặc dù các loại cây ăn quả có múi như cam, chanh, bưởi là không thực sự cần nhiều nước nhưng khả năng chống chịu hạn hán không cao, nếu không được chăm sóc cẩn thận trong mùa hè thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng và sản lượng cho quả, thậm chí cây sẽ chết. Vì vậy, trong hơn 1 tháng qua, bà con làm vườn đồi trên địa bàn tỉnh đã tập trung phun tưới, tấp gốc, kiểm tra "sức khỏe" cho vườn cây để hạn chế tối đa các rủi ro do hạn hán gây ra.
Để chủ động ứng phó với hạn hán, người dân làm vườn đồi ở thôn 8, xã Đức Bồng (Vũ Quang) đã chủ động nguồn nước từ các khe suối và làm các bể chứa trên các đỉnh đồi để dự trữ nguồn nước...
Trước nắng nóng kéo dài, nguy cơ hạn hán cao, các huyện miền núi Hà Tĩnh đã chỉ đạo chính quyền địa phương và người dân triển khai nhiều giải pháp chống hạn cho cây trồng bằng các biện pháp khác nhau như: tận dụng nguồn nước khe suối, giếng để tưới hàng ngày, tăng cường ủ gốc bằng các loại lá cây, rơm rạ, che lưới để giữ ẩm, theo dõi sát sao tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của quả...
Nhờ sự chăm sóc chu đáo, đồng bộ, khoa học nên hàng chục ngàn héc-ta cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh (tập trung chủ yếu ở những vùng nắng nóng, nhiều gió Lào, khí hậu khắc nghiệt như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh...) vẫn đang phát triển tốt.
Theo Bahatinh
Ấn Độ: Nắng nóng nền nhiệt trên 50 độ C, đâm 6 người để tranh nước Ấn Độ đang phải trải qua đợt nắng nóng nghiêm trọng kéo dài hơn một tuần qua với nền nhiệt đo được tại nhiều bang vượt quá 50 độ C đã khiến nhiều cuộc ẩu đả, án mạng để tranh giành lấy nước ... Trẻ em giải nhiệt tránh nóng tại một ao nước ở New Delhi của Ấn Độ ngày 7/6. (Ảnh:...