Nâng ‘chất’ hoạt động giám sát, phản biện xã hội
Triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và số 218-QĐ/TW, những năm qua, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ tỉnh Lào Cai đã có những chuyển biến về chất.
Nội dung giám sát và phản biện xã hội đã đi trúng vào những vấn đề nóng được nhân dân quan tâm.
Những hội nghị đối thoại đã giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ cơ sở. Ảnh: Phạm Đức.
Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án số 15 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội giai đoạn 2016-2020″, ngay khi có Kế hoạch của Tỉnh ủy triển khai Đề án, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã hiệp thương thống nhất với các đoàn thể chính trị – xã hội tỉnh về nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời ban hành các Kế hoạch để triển khai thực hiện.
Trên cơ sở đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hướng dẫn Mặt trận các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm. Song song với đó, Mặt trận cũng chủ động tham gia với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, các ban của HĐND tỉnh giám sát việc chấp hành và thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; động viên nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng; tổng hợp kiến nghị của nhân dân để phản ánh tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý…
Video đang HOT
Một trong những kết quả nổi bật trong những năm qua là việc Mặt trận các cấp đã tổ chức các hoạt động giám sát, phản biện xã hội kịp thời trước những vấn đề nhân dân quan tâm. Sau 4 năm thực hiện Đề án này, Mặt trận các cấp đã thực hiện giám sát được 163 cuộc, trong đó cấp tỉnh 34 cuộc, cấp huyện thực hiện 150 cuộc và cấp xã là 9 cuộc. Trong lĩnh vực phản biện xã hội, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp trong tỉnh đã thực hiện được 22 hội nghị.
Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng của Đề án 15 được Mặt trận các cấp chú trọng thực hiện đó là tổ chức các hội nghị tiếp xúc, đối thoại. Cụ thể, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham mưu với Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tốt các hội nghị chuyên đề về đối thoại, phản biện để lắng nghe ý kiến của các tổ chức thành viên và một số doanh nghiệp, nhân dân trong tỉnh. Thông qua việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân đã giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ cơ sở.
Theo ông Giàng Seo Vần, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, qua triển khai thực hiện Đề án, Mặt trận các cấp đã làm tốt vai trò chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp trong công tác hiệp thương thống nhất nội dung giám sát, xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện. Nội dung giám sát và phản biện xã hội được đổi mới, tập trung vào các vấn đề nhân dân quan tâm. Nhiều kiến nghị sau giám sát, phản biện có chất lượng, sát thực tế đã được HĐND, UBND và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi giúp cơ quan có thẩm quyền hoạch định, thực thi hiệu quả hơn các chính sách, pháp luật.
Trong thời gian tới, ông Giàng Seo Vần cho biết, MTTQ và đoàn thể chính trị – xã hội trong tỉnh sẽ chủ động phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nội dung của Đề án. Để nâng “chất”, hoạt động giám sát, phản biện xã hội sẽ tập trung vào những vấn đề trực tiếp gắn với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Hằng năm, căn cứ thực tế của địa phương, MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội lựa chọn những vấn đề nóng nhân dân quan tâm, bức xúc để lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã hội.
Kịp thời đưa nguồn lực hỗ trợ đến tay người dân
Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương đưa gói an sinh này đến các đối tượng bị ảnh hưởng.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc triển khai giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 tới các huyện, thành phố.
Việc chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đã giúp người dân nhanh chóng khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, sản xuất và kinh doanh.
Với quyết tâm đưa nguồn lực trợ giúp đến tay người dân sớm nhất, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động tham gia giám sát quá trình rà soát, lập danh sách, thực hiện chi trả. Việc chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đã giúp các đối tượng nhanh chóng khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, sản xuất và kinh doanh.
Tính đến thời điểm này toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện xong việc trả hỗ trợ cho các nhóm đối tượng gồm người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ với tổng số tiền hơn 125 tỷ đồng.
Để giám sát quá trình hỗ trợ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kiểm tra công tác giám sát tại 9 đơn vị cấp huyện. Qua kiểm tra cho thấy Ủy ban MTTQ các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch, báo cáo Thường trực cấp ủy, thống nhất, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát ngay từ bước rà soát, lập danh sách và quá trình chi trả kinh phí hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh.
Tại các địa phương, Ủy ban MTTQ các xã, phường, thị trấn đã thành lập tổ rà soát, giám sát tại các khu dân cư do Trưởng Ban CTMT làm tổ trưởng, phối hợp cùng với chi bộ, trưởng thôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, rà soát, lập hồ sơ đề nghị và giám sát quá trình chi trả chế độ đến người dân.
Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Tuấn Khanh, đến nay Mặt trận các huyện, thành phố đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tại các xã, phường, thị trấn. Qua giám sát cho thấy việc hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 bảo đảm tiến độ, công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời, không trùng lặp, đảm bảo nguyên tắc mỗi người chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất và hỗ trợ đúng đối tượng.
Trong quá trình giám sát việc rà soát, lập danh sách đối tượng đề nghị hưởng chế độ và quá trình chi trả, Ban Công tác Mặt trận và Ủy ban MTTQ cấp xã đã kịp thời phát hiện, sàng lọc các đối tượng trùng chế độ, hoặc một số đối tượng phát sinh.
Như tại TP Phúc Yên phát hiện có đối tượng thuộc nhóm được hỗ trợ nhưng không có tên danh sách chi trả, UBND cấp xã đã báo cáo Phòng LĐTBXH ứng tiền và cấp phát kịp thời cho nhân dân. Hay như, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Vĩnh Tường đã giám sát, phát hiện việc lập trùng danh sách, sai đối tượng, đối tượng đã chết nhưng báo giảm không kịp thời. Cụ thể có 32 trường hợp trùng danh sách nhận cùng lúc 2 chế độ; 10 trường hợp đối tượng đã chết nhưng báo giảm không kịp thời; 5 trường hợp sai đối tượng (không thuộc diện được hỗ trợ), đề nghị trả lại ngân sách: 59.750.000 đồng. Lập thiếu, lập sót danh sách 15 trường hợp, đã kiến nghị bổ sung ngân sách 15.750.000 đồng chi trả cho nhân dân....
Được biết, sau khi hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng: người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện các bước để thực hiện hỗ trợ đối với các đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mất việc làm, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh. Tại các địa phương, Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục phối hợp với UBND cùng cấp triển khai thực hiện quy trình các bước rà soát, hoàn thiện hồ sơ, trình tự thủ tục trong tháng 5 và dự kiến thực hiện hỗ trợ xong trước ngày 30/6.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tuấn Khanh, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều đối tượng hộ kinh doanh nhỏ lẻ không có đăng ký kinh doanh, không có mã số thuế; nhiều người dân lao động ở các lĩnh vực mà Chính phủ chưa quy định hỗ trợ như: thợ xây, thợ mộc, lái xe taxi, giáo viên hợp đồng tại các trường tư thục... Từ thực tế đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị UBND tỉnh kiến nghị LĐTBXH đề xuất Chính phủ bổ sung chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này.
Bên cạnh đó, Mặt trận tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh, Sở LĐ TBXH đôn đốc, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và các ngành đẩy nhanh tiến độ với 4 nhóm còn lại để kịp thời hỗ trợ cho người dân theo quy định; đồng thời đề nghị Bộ LĐTBXH tiếp tục có văn bản hướng dẫn cụ thể các vướng mắc cho các địa phương công tác hỗ trợ theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ cho triển khai thực hiện và công tác thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng sau này.
Phú Thọ: 20 người thương vong, thiệt hại gần 100 tỷ do thiên tai, dông lốc trong 2 tháng Đó là thông tin do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ cung cấp liên quan đến thiệt hại do thiên tai, dông lốc xảy ra vào tháng 4 và tháng 5/2020 trên địa bàn tỉnh. Dông lốc vào ngày 8 và 9/5 đã gây thiệt hại nặng nề Cụ thể, trong tháng 4 và tháng 5/2020, trên địa bàn tỉnh Phú...