Nâng cấp hệ thống phòng không cho Molniya Palma hay SeaRAM?
Molniya là lớp tàu tên lửa tấn công nhanh sở hữu năng lực chống hạm khá mạnh, tuy nhiên nhược điểm của nó lại nằm ở khả năng tự bảo vệ không cao.
Nâng cấp hệ thống phòng không cho Molniya – Palma hay SeaRAM?
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1242 (phiên bản nội địa phục vụ trong Hải quân Nga) hay Dự án 1241.8 (dành riêng cho xuất khẩu) mặc dù chỉ có lượng giãn nước trên 500 tấn nhưng lại được trang bị hỏa lực chống tàu tương đương với những khinh hạm 2.000 – 3.000 tấn.
Tuy nhiên chính vì lượng giãn nước nhỏ nên để tạo lập sức mạnh tấn công, các chiến hạm này bắt buộc phải hy sinh một số tính năng khác trong đó có năng lực phòng không, chỉ trông chờ được vào 2 pháo bắn nhanh AK-630M cùng tên lửa vác vai SA-N-10.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1242 của Hải quân Nga được vũ trang bằng tên lửa chống hạm Moskit đi kèm 2 pháo bắn nhanh AK-630M
Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến, để nâng cao khả năng tự bảo vệ của tàu Molniya trước những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chống hạm, Hải quân Nga đã tiến hành thay thế 2 pháo AK-630M bằng 1 module hệ thống Palma.
Phương án này giúp cho khả năng phòng thủ của tàu Molniya được nâng lên gấp bội, tên lửa 9M311 Sosna-R cùng pháo AO-18KD sẽ tạo ra chiếc lá chắn 2 lớp, kéo dài gấp đôi tầm đánh chặn. Chúng nhận lệnh từ hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện 3V-89 bao gồm kênh truyền hình và ảnh nhiệt cùng máy đo xa kết hợp kênh điều khiển laser, cho tốc độ phản ứng khá nhanh.
Video đang HOT
Tàu tên lửa Molniya được nâng cấp với 1 module Palma thay vì 2 pháo AK-630
Nhưng Palma cũng có nhược điểm là phải phụ thuộc hoàn toàn vào kênh quang điện tử, hiệu quả tác chiến giảm rõ rệt trong điều kiện sương mù hay đêm tối, thêm vào đó tên lửa đánh chặn không được trang bị đầu dò chủ động, dễ dẫn tới quá tải cho hệ thống chỉ huy, khó khăn khi tham chiến cùng lúc với nhiều mục tiêu.
Ngoài ra việc trang bị Palma cũng tương đối phức tạp, yêu cầu phải khoét sâu xuống sàn tàu để đấu nối đường điện, bố trí cơ cấu trục xoay, nạp đạn… hơn nữa khi bắn pháo kèm phóng tên lửa lại rất dễ gây nhòe bộ phận quang học, thậm chí đã có trường hợp pháo 30 mm bắn rơi luôn tên lửa Sosna-R.
Do vậy nếu điều kiện cho phép, các quốc gia đang trang bị lớp tàu chiến này có thể tính tới một hệ thống CIWS khác là SeaRAM.
SeaRAM là hệ thống vũ khí phòng thủ tầm ngắn cho chiến hạm do Đức và Mỹ hợp tác sản xuất, chính thức đi vào phục vụ từ năm 2008. Ưu điểm của SeaRAM nằm ở tính độc lập rất cao, trọng lượng và kích thước gọn nhẹ, dễ dàng tích hợp cho tàu chiến cỡ nhỏ.
Tên lửa RIM-116B là loại bắn – quên nhờ tích hợp đầu dò hồng ngoại kết hợp với việc dẫn đường đa kênh trong giai đoạn đầu, có tốc độ phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa cũng như tham chiến được với nhiều đối tượng cùng lúc.
Nhược điểm của SeaRAM nằm ở giá thành khá cao, không có pháo đi kèm, tích hợp lên tàu Molniya ít nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc đồng bộ với những khí tài khác, vướng phải một số điều kiện ngoài kỹ thuật…
Tóm lại, Palma hay SeaRAM đều có ưu và nhược điểm riêng nhưng chúng sẽ làm gia tăng vượt bậc năng lực phòng thủ của các tàu tên lửa Molniya, đây là hai phương án mà các quốc gia đang sử dụng lớp chiến hạm này nên cân nhắc.
Theo Soha News
Tàu tên lửa tấn công nhanh 'thương hiệu' Việt Nam
Hai cặp tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 đã được Tổng công ty Ba Son bàn giao cho Quân chủng Hải quân và phát huy hiệu quả đã khẳng định thương hiệu của công nghệ đóng tàu tên lửa hiện đại Việt Nam.
Cẩu tên lửa lên tàu M6 trước khi ra biển nghiệm thu bắn đạn thậtẢnh: Duy Khánh
"Cùng với việc đã bàn giao 2 cặp tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418, đến thời điểm này, Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đang hoàn thiện, chỉnh sửa giai đoạn cuối để bàn giao cặp tàu số 3 (M5, M6) mang số hiệu 382, 383 cho Quân chủng Hải quân trong tháng 11.2016.
Nghiệm thu lắp đặt pháo AK-630 trên tàu M3
Đại tá Nguyễn Mạnh Lân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son, Trưởng ban điều hành Dự án đóng tàu M cho biết, đã gặp không ít khó khăn, nhất là về trang thiết bị, công nghệ, con người, kinh nghiệm...
Để thực hiện tốt dự án lớn này, Tổng công ty Ba Son đã cử đoàn cán bộ, công nhân viên sang Liên bang Nga để học tập, tiếp thu công nghệ đóng tàu tên lửa theo 33 chuyên ngành. Đội ngũ này sau khi về Việt Nam đã tổ chức đào tạo mới, đào tạo bổ sung cho cán bộ, công nhân viên Ba Son tại nhà máy.
Đại tá Nguyễn Mạnh Lân ví von "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", khi bắt tay vào đóng cặp tàu tên lửa đầu tiên và các cặp tàu tiếp theo cho Quân chủng Hải quân. Song song với việc đóng mới cặp tàu số 1, số 2, ngày 15.10.2013 và ngày 25.3.2014, tàu M5 và M6 được Ba Son khởi công. Các công đoạn đóng cặp tàu số 3 này, Ba Son đều tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn theo đúng hợp đồng chuyển giao công nghệ Li xăng và thực hiện các bước như hai cặp tàu trước đó đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân.
Công đoạn hàn ráp cụm chi tiết, các phân đoạn, tổng đoạn thân vỏ và thượng tầng được thực hiện với các dây chuyền hàn tự động, bán tự động và hàn bằng tay. Đồng thời, nhà máy cũng tiến hành gia công các chi tiết cơ khí và hệ thống ống, chuẩn bị nội thất. Để đảm bảo tiến độ đóng tàu, Tổng công ty Ba Son đã tăng cường trang bị, các máy gia công cơ khí CNC hiện đại và đào tạo thêm nhân lực nhằm đảm bảo khối lượng lên đến hàng trăm nghìn chi tiết gia công cơ khí, với nhiều chủng loại vật liệu đặc biệt và yêu cầu kỹ thuật chính xác cao.
Tàu M6 nghiệm thu bắn tên lửa
Đại tá Cao Mạnh Vân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son, Trưởng công nghệ đóng tàu M cho biết theo công nghệ chuyển giao, thân vỏ tàu được gia công và đấu ráp lần lượt theo nguyên tắc hình tháp từ gần 140 phân - tổng đoạn. Thế nhưng, việc này không phù hợp với thực tế của Tổng công ty Ba Son vì thuộc diện di dời nhà máy. Do đó, Tổng công ty Ba Son quyết định chuyển thành 6 tổng đoạn vỏ lớn và 8 tổng đoạn cabin.
Trong quá trình đóng cặp tàu số 3, Tổng công ty Ba Son cũng gặp một số vướng mắc về nhập khẩu thiết bị, vũ khí do tình hình ở Nga và Ukraine có biến động. Trước tình hình đó, Ba Son cùng các cơ quan chức năng đã bàn bạc và thống nhất các phương án với đối tác, giải quyết tốt mối quan hệ và đảm bảo nhập khẩu vũ khí, trang thiết bị về nước để không làm ảnh hưởng tới tiến độ đóng tàu.
Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Hải quân cho biết, 4 tàu do Tổng công ty Ba Son đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân, qua thời gian đưa vào sử dụng rất hiệu quả. Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà cho rằng, Tổng công ty Ba Son đã làm chủ công nghệ đóng tàu tên lửa tấn công nhanh và đây là một cái nền tảng để có thể tiếp tục đóng các lớp tàu chiến đấu to và hiện đại hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Theo Thanh Niên
Bộ Quốc phòng nghiệm thu cặp tàu tên lửa tấn công nhanh M5, M6 Đây là 2 tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân. Chuyển tên lửa lên tàu M6 Từ ngày 5 đến ngày 11.9, tại TP.HCM và trên vùng biển đảo Phú Quý (Bình Thuận),...