Nâng cấp 19km đường lập 2 trạm thu phí: Đại biểu Quốc hội đề nghị dừng 1 trạm
Việc đặt trạm thu phí BOT Ea Đar trên QL 26 (đoạn qua địa bàn huyện Ea Kar) không được các cử tri tỉnh Đắk Lắk nhất trí vì dự án chỉ đầu tư mở rộng được 7,4km đường dựa trên nền đường cũ sẵn có, việc đặt trạm thu sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn nên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có văn bản đề nghị đến Bộ GTVT dừng trạm thu phí này.
Ngày 11/10, trao đổi với PV Dân trí, ông Y Biêr Niê – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk – cho biết – Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời ý kiến của cử tri tỉnh Đắk Lắk liên quan thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BOT trên QL 26 địa bàn huyện Ea Kar.
Trạm thu phí BOT Ea Đar trên QL 26 đoạn qua huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
Trước đó, vào ngày 23/8, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đã gửi văn bản kiến nghị của cử tri về dự án đầu tư BOT Ea Đar trên QL 26. Qua đó, Đoàn đại biểu đề nghị Bộ cho dừng thu phí tại trạm BOT Ea Đar vì nhà đầu tư chỉ nâng cấp, mở rộng 7,4km đường dựa trên nền đường cũ sẵn có nhưng đã đặt trạm thu phí và dự kiến thời gian thu phí là 18 năm 10 tháng sẽ ảnh hưởng đến đời sống còn khó khăn của người dân Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, Đoàn cũng đề nghị Chính phủ thanh toán cho nhà đầu tư, mua lại trạm thu phí này để giảm bớt gánh nặng cho người dân.
Trong văn bản trả lời, Bộ GTVT cho rằng về chủ trương dự án đầu tư, nâng cấp QL 26 đã triển khai từ năm 2008 nhưng không thể thực hiện vì ngân sách địa phương và trung ương còn nhiều khó khăn. Việc mở rộng dự án theo đánh giá sẽ mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa. Dự án cũng nhận được sự thống nhất triển khai theo hình thức BOT của các địa phương.
Theo Bộ GTVT tổng chiều dài toàn dự án khoảng 40km, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, xây dựng tuyến tránh thị xã Ninh Hòa (Km0 00 – Km2 897), nâng cấp, mở rộng tuyến QL 26 đoạn qua Khánh Hòa từ Km3 411 đến Km11 504 và đoạn qua tỉnh Đắk Lắk từ Km91 383 đến Km98 800; xây dựng mới cầu vượt đường sắt và sửa chữa tăng cường 2 cầu cũ Bến Giành và Đại Cát trên tuyến. Giai đoạn 2 căn cứ nguồn vốn còn lại để tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh một số hạng mục phù hợp theo quy hoạch và nhu cầu của địa phương. Phương án đầu tư đề xuất bố trí 2 trạm thu phí tại Km8 800 tỉnh Khánh Hòa và Km93 770 tỉnh Đắk Lắk để hoàn vốn cho dự án.
Video đang HOT
Bộ GTVT cũng kết luận “Việc đặt trạm thu giá sử dụng đường bộ hoàn vốn cho dự án được thực hiện theo quy định pháp luật. Việc đặt trạm này để hoàn vốn cho các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”.
Về đề nghị dừng thu phí BOT trên QL 26 và đề nghị Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư để mua lại trạm của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, Bộ GTVT cho biết “Chính phủ chưa có chủ trương sử dụng ngân sách để mua lại các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Đồng thời, danh mục đầu tư ngành GTVT trong kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã trình Quốc hội cũng không bố trí nguồn vốn cho nội dung mua lại các trạm thu đã đầu tư nên chưa thể thực hiện mua lại các trạm thu giá BOT như kiến nghị”.
Liên quan vụ việc, ông Y Biêr Niê cho biết: “Trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, việc thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri băn khoăn không nhất trí ở việc mục đích của tỉnh Đắk Lắk là huy động vốn để cải tạo, nâng cấp QL 26 để thu hút đầu tư, đi lại thuận tiện nhưng dự án nâng cấp QL 26 chỉ làm một đoạn rất ngắn đã đặt trạm thu phí là chưa hợp lý và thời gian thu phí là 18 năm 10 tháng là rất dài”.
Cũng theo ông Y Biêr, đoạn đường từ Đắk Lắk về Khánh Hòa có tới 3 trạm thu phí nhưng nhà đầu tư chỉ nâng cấp, mở rộng quá ít còn đoạn giữa các trạm này thì mặt đường hư hỏng vẫn để như cũ mà đã vội vàng đặt trạm thu là không được.
“Tôi hoàn toàn đồng ý việc đầu tư theo hình thức BOT, nhưng nếu được nhà đầu tư bài bản thì rất ưu việt, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải họ có thể mất thêm một tí chi phí nhưng ngược lại họ được đi trên những con đường tốt, thời gian vận chuyển ngắn hơn, hư hỏng phương tiện ít hơn, bù trừ lại họ vẫn có lợi. Ở đây vấn đề là đầu tư sao cho hoàn chỉnh chứ không thể đầu tư một đoạn rồi đặt trạm là tôi không đồng tình”, ông Y Biêr nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Y Biêr cũng đề nghị phải tính toán lượng xe chạy trên quốc lộ của chủ đầu tư có đúng hay không để xem xét rút ngắn thời gian thu phí lại. Đồng thời, tại các cuộc họp Quốc hội tới ông sẽ kiến nghị về việc các trạm thu phí trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên để có những điều chỉnh hợp lý, góp phần giúp Tây Nguyên thu hút được nguồn đầu tư nhằm phát triển kinh tế – xã hội.
Như Dân trí đã đưa tin, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 (Cico 501, trụ sở tại Đà Nẵng) làm chủ đầu tư dự án cải tạo nâng cấp QL26 đoạn qua tỉnh Đắk Lắk với chiều dài khoảng 8 km và đoạn qua xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) nâng cấp, cải tạo 11 km. Chủ đầu tư đã xây dựng 2 trạm thu phí Ea Đar (Đắk Lắk) và trạm Ninh Xuân (Khánh Hòa) khi mới nâng cấp, cải tạo khoảng 19km đường đã không được sự đồng tình của người dân.
Trương Nguyễn
Theo Dantri
Bộ Giao thông phản hồi việc giảm thời gian thu phí loạt dự án BOT
Theo Bộ Giao thông, tất cả các hợp đồng BOT đều quy định thời gian thu phí ban đầu chỉ là dự kiến và sẽ được xác định lại theo giá trị quyết toán công trình.
Ngày 28/2, Bộ Giao thông có thông cáo báo chí về thời gian thu phí rút ngắn đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT.
Theo đó, phản hồi thông tin về việc sau khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc thì hàng loạt dự án BOT đã phải giảm 5-7 năm thu phí, Bộ Giao thông đưa ra một số nguyên nhân như: Tiến độ dự án được rút ngắn nên giảm bù giá vật liệu và giảm lãi vay trong thời gian xây dựng; chỉ số giá xây dựng và lãi suất vốn vay trong giai đoạn 2012-2015 đều giảm so với giai đoạn 2009-2011 nên không sử dụng đến dự phòng trượt giá theo quy định.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai dự án, Bộ Giao thông đã rà soát và thấy rằng các quy hoạch đô thị được địa phương phê duyệt có quy mô lớn hơn nhu cầu thực tế nên đã điều chỉnh thu hẹp quy mô mặt cắt ngang các đoạn qua đô thị, dẫn đến giảm chi phí đầu tư.
Nhiều dự án BOT được kiểm toán đã phải giảm 5-7 năm thu phí, tổng cộng các dự án giảm tới gần 100 năm thu phí.
Theo Bộ Giao thông, tất cả các hợp đồng BOT đều quy định thời gian thu phí ban đầu chỉ là dự kiến và thời gian thu phí chính thức phải được xác định lại theo giá trị quyết toán công trình phù hợp với các kết luận thanh tra, kiểm toán. Đồng thời, việc thu phí thường xuyên được cập nhật khi có biến động về lãi suất, lưu lượng xe so với dự kiến ban đầu. Như vậy, thời gian thu phí không ảnh hưởng đến mức phí người dân phải trả mà phụ thuộc vào giá trị quyết toán và lưu lượng xe.
Bộ Giao thông cũng cho biết, một số dự án chưa được Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, song Bộ đã đàm phán ký hợp đồng điều chỉnh rút ngắn thời gian thu phí như: Dự án quốc lộ 10 đoạn La Uyên - Tân Đệ được điều chỉnh rút ngắn thời gian thu phí tạm tính ban đầu 21 năm 3 tháng xuống còn 10 năm 3 tháng; dự án cầu Rạch Miễu, quốc lộ 60, tỉnh Bến Tre được điều chỉnh rút ngắn thời gian thu phí tạm tính ban đầu 22 năm 10 tháng xuống còn 13 năm 5 tháng...
Tổng cục đường bộ từng phát hiện chênh lệch thu phí ở dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang.
Trước đó ngày 21/2, Kiểm toán Nhà nước cho biết nhiều dự án trong số 27 dự án được kiểm toán phải giảm 5-7 năm thu phí. Tổng cộng các dự án giảm tới gần 100 năm thu phí.
Về mức phí, Kiểm toán Nhà nước nêu rõ hiện nay ngoài các dự án đường cao tốc thu phí theo số km đi trên dự án, các dự án còn lại mức thu phí theo quy định tại thông tư 159 của Bộ Tài chính. Do đó, mỗi xe qua trạm thu phí không kể chiều dài đường đi được bao nhiêu đều bị thu phí như nhau. Điều này sẽ rất khó khăn cho người dân và doanh nghiệp tại địa phương vì chỉ đi quãng đường rất ngắn nhưng vẫn bị trả phí cao.
Ngoài ra, mặc dù Bộ Tài chính hướng dẫn là trạm thu phí phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định, khoảng cách giữa các trạm đảm bảo tối thiểu 70 km, nhưng thực tế không đáp ứng được như vậy. Không ít trạm thu phí cho dự án này nhưng lại đặt trên tuyến đường khác và không gắn với dự án đó dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường được đầu tư bằng hợp đồng BOT nhưng vẫn phải đóng phí. Kiểm toán nhà nước cho rằng cần phải xem lại hướng dẫn nói trên để tránh gây bức xúc dư luận.
Cả nước hiện có 86 trạm thu phí BOT do các doanh nghiệp đầu tư, được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính cho phép thu phí. Năm 2016, Thủ tướng đã yêu cầu giảm từ 10 đến 15% mức phí ở 45 trạm thu nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Giao thông đã làm việc với các nhà đầu tư để thương thảo việc giảm giá phí qua các trạm BOT.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bộ GTVT chấp thuận giảm 20% phí qua trạm BOT Biên Hòa Bộ GTVT đã có văn bản đồng ý chủ trương giảm 20% giá dịch vụ đường bộ so với mức phí hiện hành. Bộ GTVT đã có văn bản đồng ý chủ trương giảm 20% giá dịch vụ đường bộ so với mức phí hiện hành. Chiều 7.10, ông Nguyễn Hồng Khang - Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Đồng Thuận...