Nâng cao ý thức thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng
Theo Sở NN&PTNNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 1 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ, 300 cơ sở kinh doanh, buôn bán phân bón, thuốc BVTV.
Các mặt hàng phân bón, thuốc BVTV lưu thông trên thị trường Quảng Ninh cũng đa dạng về chủng loại và đều có số lượng lớn. Do vậy, công tác nâng cao ý thức giữ gìn VSMT, thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Để hạn chế tình trạng bao, gói, chai lọ thuốc BVTV đã qua sử dụng gây ảnh hưởng đến môi trường, thực hiện phong trào xây dựng NTM, TX Quảng Yên đã có rất nhiều cách làm, trong đó, việc xây dựng các bể chứa bao bì thuốc BVTV trên mỗi tuyến đường trục nội đồng và tăng cường công tác tuyên truyền cho bà con nông dân tự giác thu gom rác theo đúng quy định đã ngay lập tức phát huy hiệu quả.
Theo ông Trần Duy Mạnh (xã Liên Hoà) chia sẻ: Những năm trước đây, tại các cánh đồng ở xã chưa có bể đựng bao bì thuốc BVTV, tình trạng người dân khi phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh đã vứt bao bì xuống mương máng, làm ô nhiễm môi trường.
Người dân xã Liên Hoà (TX Quảng Yên) nhặt vỏ thuốc BVTV đã qua sử dụng để cho vào bể chứa rác thải.
Nhưng từ khi có bể chứa, các hộ nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV đều bỏ bao bì vào bể, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Giờ đây, ruộng đồng không còn thấy lọ, bao bì thuốc BVTV vứt lung tung như trước nữa, sạch sẽ và an toàn hơn rất nhiều, đi làm đồng cũng cảm thấy yên tâm hơn.
Còn tại xã Việt Dân (TX Đông Triều), ông Nguyễn Ngọc Tiên, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã thường xuyên tuyên truyền về vấn đề môi trường tại các hội nghị, qua đó nông dân được phổ biến những kiến thức cơ bản về sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững và cách sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Còn nhiều người dân trên địa bàn TX Đông Triều vẫn thiếu ý thức khi vứt rác thải là vỏ thuốc BVTV đã qua sử dụng ra môi trường.
Để giải quyết rác thải là vỏ thuốc BVTV đã qua sử dụng, các địa phương trên địa bàn Quảng Ninh đã đề ra giải pháp tập trung triển khai mô hình thu gom và xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV, đồng thời chỉ đạo các tổ chức chính trị, hội, đoàn thể, như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động hội viên tham gia các chương trình thu gom bao bì thuốc BVTV.
Video đang HOT
Đẩy mạnh việc nâng cao ý thức trong BVMT, 7 tháng năm 2020, Sở NN&PTNT đã tổ chức 23 lớp tập huấn, tuyền truyền phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc BVTV; hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV, thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, với trên 1.350 lượt người tham gia. Tổ chức 5 lớp tập huấn, huấn luyện nông dân nòng cốt về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng với 150 lượt người tham gia.
Vỏ thuốc BVTV và rác thải sinh hoạt do người dân thiếu ý thức xả ra môi trường vẫn còn rất nhiều.
Từ những giải pháp đồng bộ, việc đảm bảo môi trường từ thu gom bao bì là thuốc BVTV sau khi đã sử dụng ở các địa phương đã dần đi vào nền nếp, môi trường khu vực nông thôn ở Quảng Ninh đang ngày càng tốt hơn.
Vì sao nhiều làng quê ở Hà Tĩnh được ví là "nơi đáng sống"?
Sau nhiều năm kiên trì thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã có sự thay đổi lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Mạng lưới giao thông được mở rộng, bê tông hóa, điện thắp sáng khắp các làng quê... Những miền quê lam lũ ngày nào, nay đã trở thành "miền quê đáng sống".
Đời sống người dân được nâng lên tầm cao mới
Tính đến cuối tháng 9/2019, các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2020.
Theo đó, bình quân mỗi xã đạt 18,3 tiêu chí nông thôn mới (tăng 14,8 tiêu chí so với năm 2010); có 173 xã đạt chuẩn (chiếm 75,5% tổng số xã). Toàn tỉnh không còn xã dưới 12 tiêu chí; có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,82%; thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng/năm.
Các vùng nông thôn Hà Tĩnh thực hiện tốt việc thu gom rác nên môi trường rất trong lành. Ảnh: T.L
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì ô nhiễm chất thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn đang là vấn đề vô cùng cấp thiết đặt ra cho Hà Tĩnh. Với dân số sống tại nông thôn hơn 1 triệu người, ước tính, mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh nông thôn Hà Tĩnh khoảng 700 tấn/ngày với tỷ lệ thu gom xử lý đạt 70%, lượng nước thải khoảng 83.000m3/ngày đêm, nhưng phần lớn chưa được xử lý đúng quy định.
Hệ thống thoát nước thải của nhiều xã chưa được quan tâm đầu tư. Ý thức trách nhiệm của người dân trong việc thu gom, xử lý nước thải chưa cao. Hiện, rác thải sinh hoạt nông thôn chủ yếu phát sinh từ 3 nguồn chính: rác thải sinh hoạt hàng ngày, rác thải từ sản xuất trồng trọt, chất thải chăn nuôi.
Rác thải sinh hoạt: Mỗi ngày lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 700 tấn.
Về trồng trọt, diện tích cây ngắn ngày là 155.915 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 98.674 ha. Hằng năm phát thải một lượng phụ phẩm xấp xỉ 700.000 tấn, chủ yếu là rơm rạ. Hiện mới chỉ sử dụng khoảng 60% làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, chất độn chuồng, tủ gốc. Số còn lại đang bị đốt hoặc bỏ gây lãng phí nguồn tài nguyên và phát thải khí nhà kính.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 122.821 hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò nằm trong các khu dân cư, phần lớn chưa có hệ thống xử lý chất thải đúng quy định. Tổng khối lượng chất thải sẽ thải ra trên 1 triệu tấn/năm nhưng chỉ có khoảng 60% được xử lý.
Nước thải sinh hoạt nông thôn: Chủ yếu phát sinh từ các nguồn như nước thải sinh hoạt hàng ngày, nước thải chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, làng nghề, cơ sở giết mổ tập trung.... Hiện có hơn 30 cơ sở giết mổ tập trung nhưng chỉ có khoảng 65% gia súc, gia cầm được đưa vào giết mổ. Tình trạng giết mổ không theo quy định đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường.
Toàn tỉnh hiện có 211 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải, 4 Công ty môi trường đô thị thực hiện thu gom tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh và huyện Nghi Xuân. Tỷ lệ thu gom rác thải ở khu vực nông thôn đạt 70%, khu vực thành thị đạt 90%. Hai nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đang hoạt động, với công suất thiết kế 700 tấn/ngày đêm. Có 3 lò đốt chất thải sinh hoạt đang hoạt động với công suất mỗi lò từ 08-10 tấn/ngày.
Một góc nông thôn mới Hà Tĩnh. Ảnh: KHCN
Thực hiện phân loại rác, biến chất thải hữu cơ thành phân bón
Mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý rác thải, tuy nhiên chi phí đầu tư hệ thống xử lý thu gom nước thải tập trung cao và phải có kỹ thuật vận hành và kinh phí duy trì hàng năm.
Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn mới chỉ dừng lại ở mô hình, việc tái chế, tái sử dụng chưa được chú trọng. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn còn thấp, dẫn đến lượng rác thải tập trung về các điểm tập kết và các điểm xử lý cao, gây quá tải cho các điểm tập kết, bãi rác.
Trước thực trạng đó, Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nghiên cứu đề tài "Đồng bộ hóa quản lý và kỹ thuật trong xử lý rác và nước thải sinh hoạt trong khu dân cư", trong đó rác thải sinh hoạt được thu gom, phân loại tại chỗ, nước thải sinh hoạt thí điểm thực hiện các hình thức theo phương án thu gom xử lý nhỏ lẻ tại chỗ với công nghệ đơn giản, dễ áp dụng, chi phí thấp và phù hợp với khu vực nông thôn.
Để xử lí chất thải hữu cơ có trong rác và nước thải sinh hoạt, đề tài ứng dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế lượng rác thải thu gom xử lý tập trung, tái sử dụng rác thải làm phân bón.
Việc phân loại xử lý rác thải tại nguồn tại nông thôn Hà Tĩnh có thể thực hiện theo 2 hình thức: Phân loại và xử lý tại hộ gia đình hoặc theo hình thức tập trung ở các khu sản xuất nông nghiệp. Theo đó, rác thải được phân loại thành rác tái chế, rác khó phân hủy và dễ phân hủy.
Sau khi phân loại rác, hộ gia đình, hợp tác xã sản xuất sẽ tập trung rác hữu cơ tại các khu sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chất thải chăn nuôi để ủ với chế phẩm sinh học làm phân bón hữu cơ vi sinh với khối lượng lớn, lượng phân bón này sẽ phục vụ lâu dài cho sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường, hạn chế được ô nhiễm môi trường chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người.
Hiện các địa phương xây dựng NTM trên toàn tỉnh đã và đang thực hiện trên diện rộng các biện pháp thu gom xử lý chất thải tại nguồn đạt hiệu quả cao, góp phần vào xây dựng NTM ngày càng văn minh sạch đẹp. Trong đó, mô hình xử lý nước thải sinh hoạt đang phát huy hiệu quả cao.
Kết quả bước đầu của việc xây dựng mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình cho thấy có nhiều khả quan: Nước thải đầu ra sau xử lý trong hơn, mùi hôi thối giảm rõ rệt; Các hộ dân được xây dựng mô hình rất tâm đắc thực hiện xây dựng mô hình xử lý nước thải.
Để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt nông thôn, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách hỗ trợ và giải pháp công nghệ phù hợp. Xây dựng các mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng.
Lề đường ngập rác thải! Đã từ lâu, hai bên lề con đường Tân Kỳ Tân Quý (đoạn từ điểm giao cắt với đường Bình Long, chạy qua Trung tâm Hỏa táng Bình Hưng Hòa, tới đường Ấp Chiến Lược, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM) luôn ngập ngụa trong rác thải sinh hoạt các loại. Những bãi rác, đống rác lớn nhỏ do những người...