Nâng cao ý thức người tham gia giao thông
Với hệ thống camera giám sát, lực lượng Cảnh sát giao thông có thêm kênh thông tin hiệu quả để tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Đây cũng là mục tiêu của dự án “Hệ thống giám sát giao thông thông minh, giám sát tự động bằng camera” do Công an tỉnh triển khai trong thời gian tới.
Phương tiện lưu thông trên QL51.
NGƯỜI DÂN ỦNG HỘ
QL 51 là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh BR-VT nối khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, các KCN với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Mật độ giao thông cao, giao cắt nhiều tuyến đường nhánh… khiến QL51 có nhiều “điểm đen” về tai nạn giao thông (TNGT). Ông Nguyễn Xuân Tâm, tài xế xe khách thường xuyên đi lại trên QL51 cho biết: “Hiện nay lượng xe lưu thông trên QL51 rất đông, thường xuyên rơi vào tình trạng hỗn loạn, khó kiểm soát. Cuối tuần hoặc lễ, Tết đường chật chội và xảy ra ùn tắc, nhất là tại các giao lộ như đường nhánh Nguyễn Văn Tỏ, nút giao ngã ba Bến Gỗ. Do vậy, chúng tôi rất mong tại tuyến đường này được lắp camera để giám sát, xử phạt tình trạng vi phạm ATGT”.
Ông Trần Hữu Thắng, tiểu thương tại khu vực chợ Ông Trịnh (phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ) cho biết: “Tại khu vực này, thường xuyên xảy ra tình trạng người dân vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, đi không đúng phần đường, làn đường; chở quá tải, đặc biệt là tại những nơi tập trung đông người như khu vực chợ Ông Trịnh, ngã tư Chinfon, ngã 3 QL51 – đường 965 cảng Cái Mép. Nếu có camera giám sát, chắc chắn các hành vi vi phạm trên sẽ giảm”.
CSGT huyện Long Điền xem camera để xử phạt nguội các trường hợp vi phạm giao thông.
Còn theo anh Phạm Quốc Tuấn, tài xế taxi thường xuyên chở khách đi lại trên tuyến QL51, “Việc có hệ thống camera giám sát sẽ giúp người điều khiển phương tiện cảm thấy lúc nào cũng có lực lượng chức năng đang giám sát hành vi tham gia giao thông của mình. Khi phạm lỗi, bị camera ghi lại và phải đóng phạt theo quy định thì cánh tài xế sẽ rút kinh nghiệm, tự giác tuân thủ các quy định của Luật Giao thông”, anh Tuấn nói.
Video đang HOT
Trên thực tế, hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh đã sử dụng hệ thống giám sát giao thông thông minh trong điều hành, tổ chức giao thông, xử phạt vi phạm, bảo đảm ATGT. Đơn cử như tại huyện Long Điền, đã có 3 điểm với 12 camera được lắp đặt tại tuyến đường trên địa bàn. Theo Trung tá Phạm Thành Sơn, Đội trưởng Đội CSGT, Công an huyện Long Điền, những hành vi vi phạm như điều khiển phương tiện đi vào đường cấm, đi ngược chiều, đi không đúng phần đường, làn đường quy định, quá tốc độ… đều được hệ thống camera giám sát ghi và chụp lại. Sau khi xác minh các vi phạm, lực lượng CSGT huyện in gửi thông báo về địa chỉ của chủ phương tiện vi phạm để xử phạt theo quy định. Từ tháng 3/2020 đến nay, lực lượng CSGT đã xử lý gần 200 trường hợp vi phạm giao thông qua camera.
KIỂM SOÁT GIAO THÔNG QUA HỆ THỐNG CAMERA
Nhằm bảo đảm trật tự ATGT, phòng ngừa, răn đe người điều khiển phương tiện, UBND tỉnh đã giao cho Công an tỉnh làm chủ đầu tư và đang chuẩn bị thực hiện dự án “Hệ thống giám sát giao thông thông minh, giám sát tự động bằng camera”. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 134 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn thực hiện. Giai đoạn 1 (2019-2020) sẽ lắp đặt camera giám sát trên tuyến QL51 với tổng mức đầu tư hơn 80 tỷ đồng; giai đoạn 2 (2021-2023) sẽ lắp đặt tại QL55 và QL56 với tổng mức đầu tư hơn 53 tỷ đồng.
Hệ thống camera sẽ giám sát, xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, đồng thời cung cấp các dữ liệu, hình ảnh phục vụ cho công tác xử lý giao thông, an ninh trật tự. Trong đó, Trung tâm thông tin chỉ huy đặt ở Công an tỉnh và phòng xử lý vi phạm hành chính tại Trụ sở phòng CSGT. Ngoài ra, dự án sẽ được đầu tư lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị tại Trung tâm thông tin chỉ huy và phòng xử lý vi phạm hành chính, máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ ghi hình và xử lý hình ảnh, máy chủ điều khiển tường màn hình; các thiết bị mạng trung tâm, thiết bị phụ trợ, hệ thống cấp nguồn điện, hệ thống phần mềm…
Theo Đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh, mục tiêu của dự án nhằm phát hiện xử lý các hành vi vi phạm trật tự ATGT như: vượt ẩu, chuyển hướng không quan sát, không nhường đường, không tuân thủ báo hiệu đường bộ, không giữ khoảng cách an toàn, không chú ý quan sát khi tham gia giao thông… Qua đó kiểm soát và xử lý các vi phạm trật tự ATGT, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Đồng thời giúp công tác tuần tra kiểm soát trật tự, an ninh và phát hiện kịp thời, có chứng cứ pháp lý về hình ảnh để cung cấp cho lực lượng chức năng khi điều tra các vụ việc xảy ra trên đường. “Giải pháp lắp đặt camera giám sát giao thông không chỉ đáp ứng việc theo dõi và quản lý từng giờ từng phút, bất kể ngày đêm kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay những sự kiện bất thường có thể xảy ra, đồng thời giúp cho việc quản lý giao thông trở nên an toàn và thân thiện hơn bao giờ hết”, Đại tá Bùi Văn Thảo nói.
Theo Đại tá Bùi Văn Thảo, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát giao thông sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc giám sát, ghi hình ảnh, trích xuất phần ghi hình, phân tích xác định những hành vi vi phạm giao thông phục vụ phạt nguội (gồm các lỗi vượt đèn vàng, đèn đỏ, chèn vạch, lấn làn đường, rẽ phải khi có đèn đỏ, vượt tốc độ quy định và xe chở quá tải trọng cho phép…). Qua đó hỗ trợ đắc lực cho lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ.
Cấm ô tô dừng quá 5 phút có làm khó lái xe?
Quy định ô tô không được dừng quá 5 phút do Bộ Công an đề xuất tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đang có nhiều ý kiến trái chiều.
Trong thực tế, nhiều trường hợp tài xế dừng xe quá 5 phút để xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nên cũng khó xử phạt. Ảnh: Zing
Làm thế nào để xác định xe đã dừng quá 5 phút?
Tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ vừa được Chính phủ trình Quốc hội, quy định xe ô tô không được dừng quá 5 phút mà Bộ Công an đề xuất đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Cụ thể, Khoản 1, Điều 18 của dự thảo luật quy định, dừng xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông trong thời gian không quá 5 phút và người lái xe không rời vị trí điều khiển, trừ trường hợp xuống để mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe. Khoản 2 điều này cũng quy định: Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện mà không phải dừng xe.
Trong khi đó, quy định về dừng, đỗ trong Luật GTĐB 2008 lại không giới hạn thời gian cụ thể.
Nói về đề xuất này, ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty CP Phát triển thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao (Vic Taxi) cho rằng, quy định đưa ra nhằm mục đích kéo giảm ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, ùn tắc có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do tổ chức giao thông và ý thức tham gia giao thông có tốt hay không.
Theo ông Hùng, bên cạnh quy định không được dừng quá 5 phút, Bộ Công an cũng nên loại trừ trường hợp xuống để mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe bởi nhiều lái xe có thể lợi dụng lách luật, đối phó. Nếu muốn dừng, họ sẽ xuống mở cửa, nắp capo và nói là để kiểm tra kỹ thuật xe.
"Lực lượng chức năng làm thế nào để xác định xe đó đã dừng quá 5 phút hay chưa, nếu không thuyết phục sẽ dễ gây tranh cãi", ông Hùng băn khoăn.
Tài xế GrabCar Nguyễn Ngọc Điệp bày tỏ, không phải khách gọi đến nhà là đón được ngay. Có nhiều chuyến xe phải chờ khách khá lâu.
Nếu đón khách trước cửa nhà trong khu đô thị hay trong ngõ chưa đến 5 phút đã phải đi sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian quá ít sẽ gây "hấp tấp" cho cả tài xế và hành khách.
Là doanh nghiệp vận tải khách đường dài, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát sở hữu hãng xe Sao Việt cho rằng, quy định này khó khả thi.
Theo ông Bằng, Luật GTĐB đã quy định những tuyến đường nào cấm dừng, đỗ và được thể hiện bằng biển báo, còn lại được dừng, đỗ không thời hạn.
"Những vị trí nhạy cảm về giao thông như: Sân bay, trạm thu phí, cổng trường học hay nhưng đoạn đường hẹp cũng đã có quy định cấm dừng quá 5 phút. Nếu tất cả các tuyến đường đều cấm dừng quá 5 phút sẽ gây khó cho người dân và doanh nghiệp", ông Bằng phân tích.
Nhiều lý do không khả thi
Ở góc độ pháp lý, Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sư Giang Thanh cho rằng, việc hạn chế thời gian dừng không quá 5 phút là không khả thi.
Thứ nhất, khi đặt biển báo đoạn đường cấm dừng hay cấm đỗ, cơ quan chức năng đã phải tính toán lưu lượng phương tiện, chiều rộng lòng đường... để áp dụng. Nếu đã đặt biển cấm đỗ, có nghĩa là đã xác định đoạn đường đó được phép dừng. Vậy tại sao lại phải hạn chế thời gian dừng xe?
Thứ hai, có nhiều trường hợp xe phải dừng nhiều hơn 5 phút. Ví dụ, đưa trẻ em, người già, người ốm yếu lên xuống xe, bốc dỡ hàng hóa, hoặc thậm chí người lái xe mệt mỏi, đau ốm đột ngột cần dừng lại nghỉ ngơi hơn là cố gắng tiếp tục di chuyển phương tiện...
Thứ ba, nếu người lái xe dừng chỗ này 5 phút rồi đi thêm một đoạn nữa để dừng tiếp 5 phút, cứ như thế sẽ xử lý ra sao?
Một điểm nữa cần quan tâm là ai sẽ thường trực quản lý, tính toán thời gian dừng của phương tiện để có thể xử phạt trường hợp dừng quá 5 phút? "Không nên áp dụng quy định này đối với toàn bộ hệ thống đường bộ mà chỉ nên áp dụng đối với những khu vực đặc biệt như: Sân bay, cổng bệnh viện, trường học", Luật sư Thanh nói.
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, tại dự thảo Luật GTĐB sửa đổi lần 2, Bộ GTVT cũng từng đề xuất quy định cấm dừng xe quá 5 phút.
Tuy nhiên, sau quá trình lấy ý kiến của chuyên gia, dư luận xã hội và xét thấy khi triển khai trong thực tế sẽ gặp nhiều vướng mắc, dễ gây tranh cãi giữa lực lượng chức năng và người tham gia giao thông nên Bộ GTVT đã bỏ quy định này tại dự thảo trình Chính phủ.
Đoàn viên, thanh niên thành phố Hồ Chí Minh tham gia bảo đảm an toàn giao thông Từ ngày 23-9 đến 23-10-2020, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đợt cao điểm "Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông", nhằm phát huy vai trò của đoàn viên, thanh thiếu niên trong tham gia tuyên truyền, vận động người dân gương mẫu chấp hành Luật Giao thông đường...