Nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN 2015
Sáng nay (12/8), tại Hà Nội, Bộ Công Thương cùng Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á đã phối hợp tổ chức hội thảo “Nâng cao vị thế của Việt Nam hướng về cộng đồng kinh tế ASEAN 2015″.
Các đại biểu và diễn giả chụp ảnh tại hội thảo. (Ảnh: VOV)
Những chủ đề chính được trao đổi nhiều tại hội thảo gồm, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia chuỗi cung ứng để tận dụng các cơ hội kinh doanh với cộng đồng kinh tế ASEAN.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mặc dù đã chủ động tham gia hơn vào mạng lưới sản xuất Đông Á, song mới chỉ vận dụng được 20% những ưu đãi thuế từ các thị trường này. Nguyên nhân được nêu ra là hiện nay có đến 40% sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi. Ngoài ra, hàng hóa của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn mang tính cạnh tranh, thay vì bổ trợ lẫn nhau. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nên mở rộng thị trường xuất khẩu hơn nữa ra ngoài khối ASEAN, sử dụng nhiều hơn những hiệp định ASEAN để tăng cường cộng gộp xuất xứ ASEAN từ việc tận dụng chuỗi cung ứng nguyên vật liệu trong nội khối.
Kể từ khi gia nhập ASEAN, đến nay thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN đã gia tăng đáng kể. Năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu với ASEAN đạt 38 tỷ USD, tăng gần 8 lần so với thời điểm chưa gia nhập. ASEAN còn là một trong những thị trường đầu tư năng động nhất vào Việt Nam với nguồn vốn đầu tư trực tiếp chiếm gần 30% tổng vốn FDI vào Việt Nam tính đến năm 2012. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được đánh giá là nước đầu tư hàng đầu vào nhiều quốc gia trong khu vực như Campuchia, Lào, Myanmar.
Kiều Oanh
Theo_VTV
Vấn đề Biển Đông được đặc biệt quan tâm tại các hội nghị khu vực
Trong hai ngày 7 và 8-6, tại Yangon (Myanmar), đã diễn ra các Hội nghị quan chức cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (SOM ASEAN), SOM ASEAN 3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và SOM Cấp cao Đông Á (EAS).
Đây là các hội nghị trong loạt hội nghị SOM diễn ra từ ngày 7 đến 10-6 để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị bộ trưởng liên quan sẽ diễn ra vào đầu tháng 8 tới tại Nay Pyi Taw (Myanmar). Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh làm trưởng đoàn.
Qua hai ngày làm việc đầu tiên, đại diện các nước ASEAN và các nước đối tác đã tập trung kiểm điểm và định hướng hợp tác trong ASEAN, ASEAN 3 và EAS, cấu trúc hợp tác ở khu vực Đông Á, trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Vấn đề Biển Đông được các nước đặc biệt quan tâm và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến phức tạp và tình hình gia tăng căng thẳng hiện nay ở Biển Đông; nhấn mạnh yêu cầu phải tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phát biểu tại các hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nêu rõ những hành động xâm phạm của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và UNCLOS, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động gây hấn, đâm húc và dùng vòi rồng phun nước làm hư hại các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển và nhiều tàu cá của Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Theo ANTD
Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN: Việt Nam đóng góp 14.000 tấn gạo mỗi năm Tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai Hội đồng Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN 3 (ASEAN và 3 đối tác) đã chính thức khai mạc. Hội đồng Quỹ Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN được thành lập từ 2012 với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên ASEAN và 3 quốc gia đối tác của ASEAN với mục...