Nâng cao tiếng nói của các quốc gia phía Nam bán cầu
Đại diện của hơn 100 quốc gia, với khoảng 30 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, quy tụ tại Thủ đô La Habana của Cuba trong hai ngày 15 và 16/9 (giờ địa phương) để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển (G77) và Trung Quốc.
Đây là minh chứng cho sức mạnh của một nhóm ra đời từ năm 1964 và hiện có 134 thành viên, đại diện cho 80% dân số thế giới và khoảng 70% số thành viên Liên hợp quốc (LHQ), nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi ban đầu.
Có hơn 90 quốc gia thành viên nhóm đã đăng ký để được nêu quan điểm của mình tại hội nghị mang chủ đề “Các thách thức phát triển hiện nay: Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” này. Bên cạnh đó, trên 500 phóng viên thuộc 77 cơ quan truyền thông từ 39 quốc gia đã được phê duyệt tham gia đưa tin về sự kiện.
Chủ tịch Miguel Díaz-Canel Bermúdez và Tổng Thư ký Antonio Guterres tại cuộc gặp trước thềm hội nghị.
Điều này được phản ánh qua bầu không khí hối hả và nhộn nhịp của một diễn đàn quốc tế lớn ở các khu vực xung quanh Cung Hội nghị ở Thủ đô La Habana, nơi diễn ra hội nghị. Chính phủ Cuba – nước đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên Nhóm G77 và Trung Quốc – coi hội nghị thượng đỉnh lần này là diễn đàn đối thoại và thỏa thuận, là dịp để tăng cường đoàn kết, quyết định các hành động tập thể và thiết thực nhằm đối phó hiệu quả với các thách thức hiện nay. Theo Đại sứ Cuba tại Liên hợp quốc (LHQ) Pedro Luis Pedroso, sự kiện này góp phần nâng cao vai trò của G77 và Trung Quốc trong các tiến trình liên chính phủ hiện nay trong khuôn khổ LHQ. Ông nhấn mạnh, đây là cơ hội để các nước phát triển đổi mới những cam kết của mình về chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế, coi đó là nền tảng thiết yếu trong thiết lập quan hệ giữa các quốc gia.
Trong khi đó, Ngoại trưởng nước chủ nhà Bruno Rodriguez chỉ ra rằng, chủ đề hội nghị cũng là vấn đề trọng tâm có liên quan rất lớn đến 134 thành viên của Nhóm G77 và Trung Quốc. Theo ông, nội dung này sẽ thúc đẩy một cuộc tranh luận cấp cao, thực chất, với những tuyên bố mạnh mẽ về các vấn đề chính trị và kinh tế cấp bách nhất đối với các quốc gia đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng quốc tế mang tính hệ thống. Theo đó, tại hội nghị, lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tập trung phân tích, đánh giá tình hình quốc tế, các thuận lợi, thách thức đối với các nước đang phát triển. Từ đó, thống nhất phương hướng, các biện pháp nhằm nâng cao tiếng nói, vai trò của Nhóm G77 và Trung Quốc trong đời sống chính trị, kinh tế quốc tế. Cùng với đó là tiến trình cải cách nền quản trị toàn cầu nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một trật tự quốc tế ổn định, công bằng, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển; nâng cao hiệu quả hợp tác, nhất là về khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, sử dụng tri thức và sự phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm ứng phó với các thách thức phát triển.
Video đang HOT
Hợp tác Nam-Nam là trụ cột cơ bản và hội nghị là dịp để đánh giá, trao đổi về những thách thức chính và các vấn đề cốt lõi đối với sự phát triển của các quốc gia phía Nam bán cầu. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Cuba nhấn mạnh, dự thảo tuyên bố cuối cùng của hội nghị nêu các mục đích và nguyên tắc của nhóm, cũng như giải quyết nhu cầu của các nước đang phát triển, sẽ được thông qua vào ngày 16/9, sau một quá trình tham vấn rộng rãi, hài hòa và mang tính xây dựng. Ông khẳng định, Tuyên bố chung của hội nghị trung thành với mục đích và nguyên tắc của nhóm, quan tâm đến nhu cầu của các nước đang phát triển và gắn chặt với yêu sách về quyền phát triển trong bối cảnh quốc tế ngày càng độc quyền, bất bình đẳng, bất công và bóc lột.
Tuyên bố cuối cùng của hội nghị sẽ đưa ra một phác thảo tổng quát và quan trọng về những trở ngại chính đối với sự phát triển của các quốc gia phía Nam và kêu gọi thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới, đồng thời kêu gọi cải cách sâu sắc cấu trúc tài chính thế giới. Nhóm G77 và Trung Quốc cũng sẽ ủng hộ việc xử lý thỏa đáng khoản nợ nước ngoài ngày càng tăng, tuân thủ các cam kết quốc tế về viện trợ phát triển chính thức, vốn là nghĩa vụ đạo đức của các nước công nghiệp hóa, và tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Văn bản cũng sẽ đề xuất một số hoạt động như tổ chức các cuộc họp định kỳ của các cơ quan cấp cao về các vấn đề khoa học, công nghệ và đổi mới; kêu gọi tăng cường hợp tác Nam-Nam trong các lĩnh vực này; yêu cầu tổ chức một cuộc họp cấp cao về chủ đề này trong LHQ và đề xuất một ngày quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới ở Nam bán cầu.
Thứ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Elio Rodríguez thì khẳng định, Tuyên bố chung của hội nghị là một tài liệu rất toàn diện và tiến bộ, bao gồm các quan điểm cơ bản của 134 quốc gia thành viên Nhóm G77 đối với những vấn đề chính trong chương trình nghị sự quốc tế, những xung đột và thách thức mà thế giới đang đối mặt. Ông nhấn mạnh đây là thời điểm rất quan trọng đối với đảo quốc Caribe khi Hội nghị Thượng đỉnh này là sự công nhận đối với những nỗ lực và vai trò của Cuba.
Ngay trước thềm hội nghị, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez đã có cuộc gặp với nhiều nhà lãnh đạo quốc tế, người đứng đầu các tổ chức quốc tế như Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế Doreen Bogdan-Martin, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas; Tổng thống Liên bang Comoros – Liên minh châu Phi (AU) Azali Assoumani, Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh Ukhnaa, Tổng thống Angola Joao Lourenco. Tại các cuộc gặp, Chủ tịch Miguel Díaz-Canel Bermúdez chỉ ra rằng, hội nghị diễn ra vào thời điểm tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Trong bối cảnh đó, ông nhấn mạnh tới sự cần thiết trong việc chia sẻ giữa các nước phía Nam bán cầu về các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới, nhằm tìm ra con đường khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Chia sẻ quan điểm này, Tổng Thư ký Antonio Guterres nói rằng, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G77 và Trung Quốc diễn ra sau khi thế giới hứng chịu đại dịch COVID-19, đang đối mặt tình hình biến đổi khí hậu với nhiều hệ lụy, giá cả tăng cao và hậu quả của chiến tranh ở cấp độ toàn cầu. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng sâu sắc và nhiều nước phát triển hiện không còn dư địa để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)”. Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh, hội nghị lần này rất quan trọng và vai trò Chủ tịch lâm thời của Nhóm G77 đã thể hiện rõ những sáng kiến hữu ích và khả năng lãnh đạo của Cuba.
Hơn 100 quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh G77 và Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 13/9, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez xác nhận hơn 100 phái đoàn với khoảng 30 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển (G77) và Trung Quốc, diễn ra tại thủ đô La Habana trong các ngày 15 và 16/9.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã khẳng định sẽ tham gia sự kiện này. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự hội nghị.
Bộ trưởng Rodriguez cho biết đến nay đã có hơn 90 quốc gia thành viên nhóm đăng ký danh sách diễn giả tại sự kiện, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến cuộc họp cấp cao về khoa học, công nghệ và đổi mới này. Hơn 500 phóng viên thuộc 77 cơ quan truyền thông từ 39 quốc gia đã được phê duyệt tham gia sự kiện.
Chủ đề hội nghị là "Các thách thức phát triển hiện nay: Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo". Đây cũng là vấn đề trọng tâm có liên quan rất lớn đến 134 thành viên của Nhóm G77 và Trung Quốc. Bộ trưởng Rodriguez cho rằng nội dung này sẽ thúc đẩy một cuộc tranh luận cấp cao, thực chất, với những tuyên bố mạnh mẽ về các vấn đề chính trị và kinh tế cấp bách nhất đối với các quốc gia đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng quốc tế mang tính hệ thống.
Hợp tác Nam-Nam là trụ cột cơ bản và hội nghị thượng đỉnh là dịp để đánh giá, trao đổi về những thách thức chính và các vấn đề cốt lõi đối với sự phát triển của các quốc gia phía Nam bán cầu.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Cuba, dự thảo tuyên bố cuối cùng của hội nghị nêu các mục đích và nguyên tắc của nhóm, cũng như giải quyết nhu cầu của các nước đang phát triển, sẽ được thông qua vào ngày 16/9, sau một quá trình tham vấn rộng rãi, hài hòa và mang tính xây dựng. Ông Rodriguez khẳng định Tuyên bố chung của hội nghị trung thành với mục đích và nguyên tắc của nhóm, quan tâm đến nhu cầu của các nước đang phát triển và gắn chặt với yêu sách về quyền phát triển trong bối cảnh quốc tế ngày càng độc quyền, bất bình đẳng, bất công và bóc lột.
Tuyên bố cuối cùng của hội nghị sẽ đưa ra một phác thảo tổng quát và quan trọng về những trở ngại chính đối với sự phát triển của các quốc gia phía Nam và kêu gọi thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới, đồng thời kêu gọi cải cách sâu sắc cấu trúc tài chính thế giới. G77 và Trung Quốc cũng sẽ ủng hộ việc xử lý thỏa đáng khoản nợ nước ngoài ngày càng tăng, tuân thủ các cam kết quốc tế về viện trợ phát triển chính thức, vốn là nghĩa vụ đạo đức của các nước công nghiệp hóa, và tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Văn bản cũng sẽ đề xuất một số hoạt động như tổ chức các cuộc họp định kỳ của các cơ quan cấp cao về các vấn đề khoa học, công nghệ và đổi mới; kêu gọi tăng cường hợp tác Nam-Nam trong các lĩnh vực này; yêu cầu tổ chức một cuộc họp cấp cao về chủ đề này trong LHQ và đề xuất một ngày quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới ở Nam bán cầu.
Trong một diễn biến liên quan, Đại sứ Brazil tại Cuba, ông Christian Vargas cho biết hai nước dự kiến sẽ ký nhiều thỏa thuận, chủ yếu là hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và chuyển đổi năng lượng, nhân chuyến đi của Tổng thống Lula da Silva tới đảo quốc Caribe để dự hội nghị.
Theo Đại sứ Vargas, mặc dù không thăm chính thức Cuba dịp này nhưng chuyến đi của Tổng thống Brazil sẽ góp phần vào nỗ lực trong chính sách đối ngoại của quốc gia Nam Mỹ nhằm thống nhất lợi ích và yêu cầu của các quốc gia phía Nam.
Trong thời gian ở thủ đô La Habana dự hội nghị, Tổng thống Brazil dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel. Hai nước cũng có kế hoạch mở một chuyến bay thương mại trực tiếp từ Brasilia đến La Habana. Trước đó, hãng hàng không Latam đã tuyên bố sẽ bắt đầu khai thác đường bay Brasilia - La Habana từ tháng 10, thông qua một chuyến bay kết nối ở Lima, Peru.
Cuba đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của Nhóm G77 và Trung Quốc, nhóm ủng hộ lợi ích của các quốc gia đang phát triển tại LHQ. Nhóm hiện có 134 quốc gia thành viên, đại diện cho 80% dân số thế giới và khoảng 70% số thành viên LHQ, nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi ban đầu.
Chính phủ Cuba coi Hội nghị thượng đỉnh G77 và Trung Quốc là diễn đàn đối thoại và thỏa thuận, là dịp để tăng cường đoàn kết, quyết định các hành động tập thể và thiết thực nhằm đối phó hiệu quả với các thách thức hiện nay.
Cuba và Angola thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Angola, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel và người đồng cấp nước chủ nhà João Loureno đã có cuộc hội đàm chính thức, trong đó nêu bật mối quan hệ song phương và khẳng định quyết tâm tiếp tục mở rộng và củng cố tình hữu nghị trong các lĩnh vực cùng có lợi. Chủ...