Nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn hàng không
Ngày 25/5, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết đã phối hợp với xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tập huấn kiến thức về an toàn hàng không, xử lý rơm rạ sau thu hoạch cho người dân nhằm giảm thiểu các vụ việc vi phạm an toàn bay.
Khói rơm rạ bủa vây sân bay Nội Bài. Ảnh tư liệu: Lê Phú/Báo Tin tức
Đây là lần thứ hai Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tuyên truyền về an toàn hàng không cho các đối tượng liên quan. Trước đó, vào tháng 4/2022, Cảng đã tuyên truyền nội dung này cho các đơn vị phục vụ mặt đất ngay sau khi các hoạt động bay nội địa phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Tích lũy kinh nghiệm từ các đợt tập huấn, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã sử dụng nhiều hình ảnh trực quan sinh động từ chính các hoạt động của người dân giáp ranh sân bay, tập trung vào 4 nhóm gồm: Giảm tầm nhìn, va chạm trên không, va chạm dưới đất và hư hỏng trang thiết bị của Cảng.
Video đang HOT
Theo ông Trương Hữu Linh, Trưởng phòng Giám sát an toàn hàng không (Cảng vụ hàng không miền bắc), các hành vi gây giảm tầm nhìn của phi công là việc đốt rơm rạ, chiếu đèn laser… Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, trước đây nông dân thường đốt rơm rạ gây khói mù, ảnh hưởng tầm nhìn của phi công. Việc chiếu đèn laser khi tàu bay đang cất, hạ cánh cũng làm chói mắt khiến phi công bị phân tán tại thời điểm tập trung cao độ điều khiển tàu bay.
Các hành vi có khả năng gây va chạm trên không như: thả diều, thả đèn trời, xây dựng công trình trái phép gần sân bay hay các hoạt động thu hút chim… tiềm ẩn nguy cơ va chạm với tàu bay đang bay.
Các hành vi có khả năng gây va chạm dưới đất như sử dụng thiết bị bay tự động gồm: vật thể bay không người lái (UAV/Drone), flycam; chăn thả và để lọt gia súc vào khu bay. Các vật thể bay không người lái, gia súc chạy lọt vào khu bay có khả năng va chạm với tàu bay khi cất, hạ cánh hoặc đang vận hành trên đường lăn, sân đỗ.
Các hành vi có khả năng gây hư hỏng trang thiết bị cảng như: đốt rác gần các công trình, thiết bị sân bay, lấy trộm trang thiết bị sân bay… có thể làm hư hỏng hệ thống trang thiết bị, ảnh hưởng đến quá trình tàu bay khai thác tại cảng.
Ở 4 nhóm hành vi này, theo Nghị định số 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, người vi phạm có thể bị xử phạt lên tới 40 triệu đồng (chiếu tia laser vào tàu bay); 60 triệu đồng (sử dụng vật thể bay không người lái, flycam) tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi; hành vi đốt rơm rạ sau thu hoạch của bà con cũng có thể bị xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng…
Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân Đỗ Thị Bích Vân cho biết, sau khi tập huấn, bà con nông dân đã nhận thức được tác hại của việc đốt rơm rạ đối với hoạt động bay; đồng thời, xã đã xây dựng và triển khai tới người dân trên địa bàn kế hoạch xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ. Cụ thể, thay vì đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch, nông dân được hướng dẫn biện pháp xử lý rơm rạ an toàn, khoa học.
Tại buổi tập huấn, đại diện Công ty cổ phần sinh thái Nông Việt đã thông tin cho bà con phương thức ứng dụng vi sinh vào phân hủy rơm rạ, giảm thiểu tác hại đến môi trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân…
Vận tải hàng hóa qua đường hàng không tăng hơn 21%
Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong khi thị trường vận tải hành khách hàng không bị ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19 với mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn năm 2020, thì trong năm 2021 ghi nhận nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng đột biến.
Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam cho hay, các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài đã phải dùng tàu bay vận chuyển hành khách để vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách. Năm 2021, vận chuyển hành khách quốc tế ước đạt 500 nghìn khách, giảm 93% so với năm 2020 và vận chuyển hàng hóa đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn hàng hóa, tăng 21,3% so với năm 2020.
Đặc biệt, công tác điều phối slot (khoảng thời gian mà được nhà chức trách phân bổ cho các hãng hàng không cất, hạ cánh các chuyến bay) tại các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài được thực hiện công khai, minh bạch và có sự đồng thuận của các hãng hàng không, cảng hàng không, quản lý hoạt động bay và các đơn vị liên quan.
Đối với hai dự án quan trọng của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không Việt Nam cho hay, đơn vị đã thường xuyên kiểm tra, rà soát, họp định kỳ để kịp thời xử lý các công việc phát sinh và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải tình hình triển khai dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Về vấn đề chuyển đổi số, đại diên lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong năm 2021, Cục tiếp tục đổi mới phương thức làm việc truyền thống sang phương thức làm việc trực tuyến, sử dụng nền tảng số tích hợp các chức năng của văn phòng điện tử. Cục Hàng không Việt Nam đã triển khai nhiều ứng dụng chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước của đơn vị...
Sân bay thứ 2 ở Hà Nội sẽ xây dựng tại Thường Tín Khu vực huyện Thường Tín là vị trí được chọn để đề xuất xây sân bay thứ hai tại Hà Nội. Hội đồng thẩm định Nhà nước đã thông qua đề án và hiện đang trình Thủ tướng phê duyệt Đề án quy hoạch mạng cảng hàng không - sân bay cấp quốc gia. Trong đó có quy hoạch sân bay thứ 2...