Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để phát triển bền vững
Ngày 19/8, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam tổ chức Diễn đàn: “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”.
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quý 3 năm 2022, chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, GDP tăng 7,72% trong quý 2, các cân đối lớn được đảm bảo, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch VCCI, cùng với những tác động tiêu cực do dịch COVID-19, khảo sát VCCI cũng cho thấy các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đồng thời, đại diện VCCI cho biết, những khó khăn trong kinh doanh cùng với tác động của dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp dè dặt hơn khi xây dựng kế hoạch kinh doanh và điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Chính phủ đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 nhằm xây dựng doanh nghiệp Việt Nam mạnh cả về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng quan trọng đảm bảo tính tự chủ của nền kinh tế. Tuy nhiên, mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần sẵn sàng đối mặt với những thách thức, chủ động nắm bắt, chắt chiu từng cơ hội đổi mới và sáng tạo, có phương án đón đầu xu hướng kinh doanh mới, xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế”, ông Hoàng Quang Phòng cho hay.
Để tiếp tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng – Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, doanh nghiệp cần đón đầu và tận dụng cơ hội về dòng vốn dịch chuyển đầu tư; đặc biệt là dòng vốn đầu tư của các nước ra khỏi Trung Quốc, Hongkong…
Cùng với đó, khai thác cơ hội ở các thị trường Việt Nam đã có FTA đặc biệt là EU, Hoa kỳ… Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm và để tận dụng tối đa ưu đãi của 15 FTA, doanh nghiệp cần liên kết chặt trẽ với các ngành, cơ quan chức năng. Cần tìm hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình để cố gắng lấp hoặc tham gia lấp đầy các chỗ đứt, gãy của các chuỗi cung ứng này.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ, để xây dựng doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và dẫn đầu, đội ngũ lãnh đao cần là những người có hoài bão, dám nghĩ dám làm. “Tại Tân Hiệp Phát, các cấp quản lý cần là những người sẵn sàng tạo nên sự khác biệt, đầu tư, tìm kiếm những hệ thống, mô hình quản trị. Đồng thời tiên phong triển khai mô hình quản trị hướng tới phát triển bền vững”, bà Phương chia sẻ.
Đặc biệt, bà Phương cho biết, doanh nghiệp luôn tiên phong trong sử dụng công nghệ mới, các hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ quản trị để cải tiến doanh nghiệp.
Video đang HOT
Còn ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần Phúc Sinh cho biết, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp và xuất khẩu rất nhiều mặt hàng nông sản trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không quan tâm đến truy suất nguồn gốc, trồng trọt ở đâu,… Các doanh nghiệp làm nội địa tại Việt Nam dù lớn, nhưng không gắn chặt với các vùng sản xuất, chế biến, trong khi các khách hàng châu Âu rất quan tâm đến phát triển bền vững và truy suất nguồn gốc.
“Có một bài toán hiện nay là các công ty phải đầu tư vào trong ngành chế biến, bởi vì nếu không đầu tư chế biến, thì việc cạnh tranh càng trở nên khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số của Phúc Sinh đã tăng 50% so với 2021, vì chúng tôi đầu tư rất nhiều vào các hoạt động có chiều sâu, phát triển bền vững để đáp ứng với nhu cầu mà thế giới đã thay đổi, hoặc có đòi hỏi cao hơn”, ông Phan Minh Thông cho hay.
Nhanh chóng khai thông gói hỗ trợ lãi suất 2% để 'bơm máu' cho doanh nghiệp
VCCI đề nghị đẩy mạnh chương trình hỗ trợ, phục hồi đã được Quốc hội thông qua và Nghị quyết Chính phủ ban hành, đặc biệt cần khai thông hỗ trợ lãi suất tín dụng 2%.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI: Lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, khu vực rất ngỡ ngàng, khâm phục Việt Nam về tình hình an toàn và phục hồi kinh tế. (Ảnh VGP/Nhật Bắc).
Chính phủ đã thực hiện thành công nhiều khẩu quyết
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, cho biết, cách đây 1 năm, Thủ tướng có hai cuộc gặp liên tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc, một cuộc ngày 8/8 Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, một cuộc ngày 26/9, giao Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì.
Tại các cuộc gặp này, khẩu quyết đưa ra là: Vaccine, thích ứng an toàn, linh hoạt và coi doanh nghiệp là chủ thể trong dịch COVID-19. Chính phủ đã thực hiện rất thành công khẩu quyết này, chúng ta đã vượt qua đại dịch, doanh nghiệp đã hồi sinh, nền kinh tế cũng đã có phục hồi.
Sau dịch lại diễn ra xung đột Nga - Ukraine, bất ổn toàn cầu, nguy cơ lạm phát, suy thoái kinh tế các nền kinh tế lớn. Vừa rồi, chúng ta lại có khẩu quyết mới: "Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì phục hồi, phát triển kinh tế". Chính phủ cũng rất thành công trong thực hiện khẩu quyết này.
Lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, khu vực rất ngỡ ngàng, khâm phục Việt Nam
Cuối tháng 7 vừa qua, VCCI đã đăng cai tổ chức Hội nghị Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC, trong đó có rất nhiều lãnh đạo tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới và khu vực.
Các lãnh đạo này đều rất ngỡ ngàng, khâm phục Việt Nam về tình hình an toàn và phục hồi kinh tế.
Các chỉ số Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra về phát triển kinh tế cũng minh chứng cho thành công của Việt Nam chúng ta.
Với chủ đề ngày hôm nay về "chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", VCCI hoàn toàn đồng ý với các ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, đặc biệt các kiến nghị.
Đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ, phục hồi kinh tế; khai thông gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đồng thời, VCCI xin được kiến nghị Chính phủ quan tâm xử lý một số nguy cơ, nút thắt cho doanh nghiệp trong thời gian tới sau đây:
Thứ nhất về tài chính, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp, theo VCCI, sức ép tài chính cho các doanh nghiệp rất lớn, nhất là nguồn vốn để doanh nghiệp tái cấu trúc và phục hồi sau dịch COVID-19.
Nhấn mạnh nguồn vốn, tài chính là mạch máu cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Chính phủ đẩy mạnh chương trình hỗ trợ, phục hồi đã được Quốc hội thông qua và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết, đặc biệt cần khai thông hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% theo Nghị định 31.
"Tất nhiên việc khai thông này cần cân đối cả việc nới room tín dụng. Đây là vấn đề rất khó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang phải xử lý. Chúng tôi cho rằng việc bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp từ nay đến cuối năm cũng như giai đoạn sau này rất quan trọng", Chủ tịch VCCI bày tỏ.
Cần có giải pháp lớn về vấn đề nhân lực; tập trung cải cách hành chính trong những lĩnh vực doanh nghiệp gặp nhiều phiền hà
Thứ hai, về nhân lực, các ngành đang phục hồi mạnh như du lịch, dịch vụ đang rất khó vì thiếu hụt nhân lực. Làn sóng dịch chuyển FDI toàn cầu sau COVID-19 cũng đòi hỏi Việt Nam chúng ta có nguồn nhân lực để nắm bắt làn sóng này. Nhân lực cần có giải pháp lớn của Chính phủ, trong đó rất cần sự tham gia của doanh nghiệp để bảo đảm thực hiện mô hình kết nối Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực.
Thứ ba, cần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp gồm các chi phí về thời gian, chi phí về nhân lực và chi phí tiền bạc.
Qua gặp gỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, họ đều quan tâm đến vốn, môi trường kinh doanh khi quyết định đầu tư.
Do đó đề nghị tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực mà doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều phiền hà như đất đai, xây dựng, giao thông, môi trường...
Đề nghị thành lập thông tin hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các FTA
Ngoài ba vấn đề nêu trên, lãnh đạo VCCI cho biết: Hiện nay, cơ hội trong 15 FTA rất lớn, nhưng qua khảo sát của VCCI thì thấy hầu hết chỉ có các doanh nghiệp FDI nắm bắt được và khai thác tốt cơ hội còn doanh nghiệp Việt Nam thì rất hạn chế.
VCCI kiến nghị "chúng ta nên có trung tâm thông tin hỗ trợ khai thác các FTA đặt tại Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cũng có thể giao cho VCCI nếu Thủ tướng đồng ý, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, khai thác các cơ hội này".
Đồng thời, đề nghị tăng cường công tác dự báo kinh tế chiến lược do quá trình phục hồi và phát triển còn dài, thế giới còn nhiều biến động có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp chúng ta như xung đột ở Ukraine, chính sách "zero COVID" của Trung Quốc vào cuối năm nay có thay đổi, lúc đấy sẽ đảo lộn thị trường nguyên liệu. Rồi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu thống nhất toàn cầu 5% sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam.
Cho thêm thời gian để góp ý Nghị quyết liên quan đến gần 1 triệu doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cảm ơn Thủ tướng đã tổ chức Hội nghị hôm nay trước khi ban hành Nghị quyết để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
"Nghị quyết này liên quan đến gần 1 triệu doanh nghiệp và Thủ tướng đã nêu gương rất lớn về cải cách khi lắng nghe các đối tượng chính sách trước khi ban hành chính sách mới. VCCI, đề nghị Thủ tướng cho doanh nghiệp thêm thời gian nghiên cứu, góp ý cho Nghị quyết quan trọng này để Nghị quyết đi vào cuộc sống, giống như Nghị quyết 128", Chủ tịch VCCI bày tỏ.
Bất động sản Thủ Đức: Giá trị thật hay tâm lý đầu cơ? Theo chuyên gia, mới đầu nhiều người nghĩ rằng đây là hiệu ứng tăng từ thông tin thành lập TP. Thủ Đức và nhiều nhà đầu tư đi trước đón đầu. Thế nhưng, dần dần khi quan sát thêm ở những nơi khác, việc tăng giá này không chỉ riêng TP. Thủ Đức mà phủ rộng ở cả những khu vực không có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?
Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi "thua đau đớn" trước cam thường, suýt vồ ếch và đụng mặt "tình tin đồn"
Sao châu á
23:39:09 27/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương
Thế giới
21:04:33 27/04/2025