Nâng cao mức xử phạt hành chính về ATVSLĐ
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển của các KCN-CX, sự gia tăng về số lượng DN đã ảnh hưởng lớn đến tình hình tai nạn lao động (TNLĐ), cháy nổ.
Thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm pháp luật, các tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ tại DN diễn ra khá phổ biến, điều kiện LĐ của CN chậm được cải thiện, nhất là khu vực DN vừa và nhỏ, hộ SX cá thể, các làng nghề. Tại Hà Nội, công tác BHLĐ được các cấp, ban, ngành liên quan và tổ chức CĐ thủ đô quan tâm đẩy mạnh, song TNLĐ, cháy nổ hằng năm trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp và ở mức cao so với cả nước. Có nhiều tồn tại dẫn đến thực trạng này như: Một số chế độ chính sách về BHLĐ đối với NLĐ bị vi phạm nhiều như chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN).
Việc khai báo, thống kê TNLĐ, BNN của nhiều DN thực hiện chưa nghiêm túc, nên số liệu TNLĐ được công bố chưa phản ánh đúng tình hình TNLĐ diễn ra trên thực tế. Trình độ nhận thức, văn hóa, tác phong công nghiệp của một bộ phận NLĐ chưa cao, còn có hiện tượng làm bừa, làm ẩu, coi thường tính mạng bản thân, coi thường nguy hiểm, vi phạm các quy định, nội quy ATVSLĐ trong quá trình làm việc. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ trong công tác ATVSLĐ ở một số CĐCS còn mờ nhạt. Trong khi đó, đội ngũ CB làm công tác ATVSLĐ của tổ chức CĐ thiếu; hoạt động của mạng lưới AT vệ sinh viên và phong trào thi đua ở nhiều nơi vẫn hình thức, hiệu quả chưa cao… Đáng quan tâm là, hệ thống các văn bản dưới luật chưa đồng bộ, nhiều bất cập và khó đi vào thực tế, các thủ tục hành chính về lĩnh vực BHLĐ còn rườm rà, thiếu thực tế. Công tác thanh tra, xử lý các DN vi phạm về ATVSLĐ chưa nghiêm, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, số vụ TNLĐ bị khởi tố hình sự còn ít.
Video đang HOT
Trước thực trạng đó, nhiều ý kiến từ phía CBCĐ đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm kiện toàn, bổ sung hệ thống các văn bản dưới luật về ATVSLĐ cho phù hợp với các quy định mới của Bộ luật LĐ sửa đổi năm 2012. Nhà nước nên xem xét lại việc tái thành lập Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ATVSLĐ; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nâng cao mức xử phạt hành chính về vi phạm lĩnh vực ATVSLĐ vì mức xử phạt hiện chưa đủ sức răn đe, nhiều DN sẵn sàng vi phạm để chịu xử phạt.
Theo laodong
Khởi điểm chịu thuế TNCN: 9 triệu đồng
Sáng 22/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/tháng lên mức 9 triệu đồng/tháng.
Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng.
Trước khi thông qua toàn văn dự thảo luật, Quốc hội đã biểu quyết riêng điều luật này với 427 phiếu tán thành (85,74%).
Theo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số tán thành với mức giảm trừ gia cảnh nói trên. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về mức giảm trừ gia cảnh, một số ý kiến cho rằng việc nâng mức giảm trừ gia cảnh như trên là chưa hợp lý, đưa thuế thu nhập cá nhân trở thành thuế thu nhập cao, thu hẹp quá lớn số người nộp thuế, tác động đến nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước...
Nhóm ý kiến này đề nghị giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh hiện hành hoặc quy định mức thấp hơn mức Chính phủ trình.
Nhiều đại biểu cho rằng thuế thu nhập cá nhân hiện nay chỉ mới "nắm người có tóc", chủ yếu là những người làm công ăn lương với thu nhập ổn định, chưa có phương án điều tiết thu nhập của những đối tượng khác để tạo sự công bằng trong xã hội... Ảnh minh họa: gia đình chị Nguyễn Thanh Vân và anh Nguyễn Văn Hòa (Hà Nội) có hai con trai đang học lớp 2 và lớp 5 trong bữa ăn hằng ngày - Ảnh: TTO
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình về những ý kiến trên, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh trong bối cảnh nguồn thu ngân sách nhà nước hiện nay cơ bản chỉ đủ đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, chi trả nợ, tích lũy đầu tư còn thấp, thì việc giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực đảm bảo chi an sinh xã hội, chi cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, ông Hiển nhìn nhận cũng trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì mục tiêu ban đầu của Luật thuế thu nhập cá nhân là khó khăn. Đến khi nền kinh tế đất nước phát triển, thu nhập người dân được cải thiện sẽ thực hiện đầy đủ mục tiêu của luật.
Cũng theo ông Hiển, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nhằm chia sẻ khó khăn, động viên, hỗ trợ người hưởng lương có thêm thu nhập, góp phần kích cầu tiêu dùng. "Vì vậy, xin các vị đại biểu Quốc hội cho giữ mức giảm trừ gia cảnh như quy định của dự thảo luật" - ông Hiển nói.
Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.
Theo 24h
Hội thảo Đối thoại xã hội và hoạt động CĐ ở các Cty đa quốc gia Trong hai ngày 16 -17.11, tại BRVT, Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐVN phối hợp với LĐLĐ tỉnh BRVT tổ chức hội thảo đối thoại xã hội và hoạt động công đoàn ở các Cty đa quốc gia của Công đoàn ngành Công nghiệp và sản xuất quốc tế (IndustriALL) khu vực Châu Á. Gần 30 cán bộ công đoàn các tỉnh BRVT, Bình...