Nâng cao kiến thức đi biển cho bà con ngư dân
Nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng hoạt động trên biển (ngư dân, thuyền viên, chủ tàu thuyền) trong việc thực hiện quy định của luật pháp Việt Nam đảm bảo an toàn, tìm kiếm cứu nạn trên biển theo Công ước Quốc tế tìm kiếm, cứu nạn hàng hải năm 1979 (SAR79), Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Trung tâm Pvề hối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình, Bình Định tổ chức Hội nghị tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong thực hiện quy định pháp luật về đảm bảo an toàn, tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Ảnh minh họa
Qua thống kê nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn trên biển là một lực lượng không nhỏ ngư dân còn chủ quan khi cho tàu ra khơi đánh bắt khi tàu, thuyền chưa đáp ứng yêu cầu về công tác kiểm định, chưa trang bị đủ các trang bị cứu sinh, trang bị về an toàn đi biển. Vì vậy, buổi tuyên truyền sẽ giúp bà con ngư dân nâng cao kiến thức về những vấn đề trên.Hội nghị tuyên truyền thông tin tới ngư dân về 3 nội dung quan trọng: Giới thiệu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; giới thiệu một số vấn đề chung về tìm kiếm cứu nạn trên biển; giới thiệu Công ước SAR 79 và một số quy định luật pháp quốc tế và Việt Nam về tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Video đang HOT
Đại diện Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cũng đã cung cấp cho bà con ngư dân những kiến thức cần thiết về tình huống nguy cấp, những xử lý khi không may gặp phải sự cố trên biển, các kỹ năng mặc áo phao, hướng dẫn công tác sơ cấp cứu y tế cũng như việc sử dụng các phương tiện liên lạc hiệu quả nhất khi đánh bắt xa bờ…
Bên cạnh đó, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam đã giới thiệu về Bộ luật Hàng hải Việt Nam, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, công vụ và nghiên cứu khoa học; khuyến cáo ngư dân tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn của tàu cá trong hành trình khai thác hải sản trên biển; phổ biến kiến thức về xử lý, ứng phó sự cố trên biển, các tín hiệu (còi, pháo hiệu, đèn, hình thể…) ngư dân có thể sử dụng khi hoạt động đối với tàu bạn; kênh, tần số liên lạc với cơ quan tìm kiếm cứu nạn khi gặp sự cố hoặc phát hiện tàu gặp sự cố; cách tránh vượt tàu trong luồng lạch; cách xử lý, ứng phó sự cố trên biển; cách điều khiển tàu thoát khỏi vùng ảnh hưởng của bão; cách sử dụng túi thuốc y tế trên tàu cá; cách sơ, cấp cứu ban đầu, duy trì sự sống trên biển…Đại diện Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam đã trao tặng bà con ngư dân 4 phao bè, 10 phao áo và 150 phao tròn. Bên cạnh đó, ngư dân cũng được Trung tâm phát tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về an toàn, an ninh trên biển, cách điều khiển tàu thoát khỏi vùng ảnh hưởng của bão, cách duy trì sự sống trên biển cũng như cách thức gặp sự cố tai nạn trên biển thì cần liên lạc với đầu mối nào để được trợ giúp…; trao tặng một số trang thiết bị cứu sinh, tài liệu phục vụ đi biển cho các đối tượng, nhằm nâng cao nhận thức, động viên ngư dân, thuyền viên, chủ tàu thuyền trong công tác phòng ngừa, ứng phó với một số loại hình tai nạn trên biển.
Thừa Thiên Huế: Kiến nghị hỗ trợ thêm về phương tiện, vật tư để chủ động phòng chống thiên tai
Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác phòng chống thiên tai, tuy nhiên, do diễn biến phức tạp và ngày càng cực đoan của khí hậu, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tiếp tục hỗ trợ phương tiện, vật tư để chủ động ứng cứu tại chỗ khi thiên tai xảy ra.
Bão số 5 vừa qua làm nhiều cây xanh ở thành phố Huế bị gãy đổ. (Ảnh: Quang Tám)
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, triển khai công tác phòng chống thiên tai, địa phương đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, trong các năm 2018 đến 2020, địa phương đã tiến hành kiểm tra, hướng dẫn triển khai tiêu chí về Thủy lợi trong nông thôn mới tại 76 xã trên địa bàn tỉnh, trong đó có tiêu chí 3.2 "đảm bảo điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ". Kết quả 100% số xã đạt tiêu chí này.
Ngoài ra, thực hiện Công văn số 41/PCTT ngày 27/2/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về triển khai xây dựng huyện, xã điển hình về phòng chống thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn huyện Quảng Điền và huyện Nam Đông triển khai xây dựng thí điểm huyện điển hình. Bên cạnh đó, thành phố Huế và các huyện, thị xã còn lại, mỗi địa phương chọn 2 xã/phường/thị trấn để triển khai thực hiện thí điểm phường, xã điển hình trong công tác phòng chống thiên tai. Đồng thời, chỉ đạo các huyện, xã, phường được lựa chọn xây dựng điểm triển khai rà soát, bố trí cán bộ phụ trách công tác phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã; bố trí trang thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai.
Đáng chú ý, về áp dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã ứng dụng kết nối họp trực tuyến với Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai. Đồng thời, sử dụng hệ thống nhắn tin SMS để nhắn tin điều hành, cảnh báo, dự báo thiên tai đến với chính quyền các cấp và người dân để chủ động phòng chống bão, lũ nhằm giảm thiểu thiên tai gây ra. Một số địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai hệ thống nhắn tin phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương mình.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã phối hợp với Sở Thông tin truyền thông tích hợp sử dụng, kết nối các hạ tầng hệ thống đô thị thông minh, hệ thống camera giám sát hồ chứa nước lớn, các điểm ngập lụt, hệ thống đo mưa, hệ thống thông tin địa lý nhằm góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai; ứng dụng hệ thống tin nhắn, phản ánh trực tuyến qua điện thoại thông minh để cập nhật, đưa tin về thời tiết, thiên tai.
Đặc biệt, trong các năm qua, thông qua các chương trình, dự án, các đơn vị địa phương trên toàn tỉnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai. Đến năm 2020, toàn tỉnh đã thành lập 145đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã/145 phường, xã; 2 đội cấp huyện, 1đội cấp tỉnh, 2 đội thuộc các hồ chứa nước.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm đáp ứng ngày càng cao công tác phòng chống thiên tai, địa phương phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 9/9 Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực về phòng chống thiên tai tại chỗ. Đồng thời, có 145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
Tuy nhiên, trước thực trạng tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, để chủ động ứng phó, khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống của nhân dân, Ban chỉ huy PCTT&TKCN Thừa Thiên Huế đề xuất kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tiếp tục hỗ trợ phương tiện, vật tư để chủ động ứng cứu tại chỗ khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, hỗ trợ trang thiết bị cho Văn phòng phòng chống thiên tai các cấp tỉnh, huyện, xã.
Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều khu vực, cụm dân cư đang sinh sống có nguy cơ sạt lở cao, cần phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới. Do vậy, UBND tỉnh kiến nghị Trung ương có chính sách hỗ trợ kinh phí cho địa phương để thực hiện di dời các hộ dân này đến nơi ở an toàn.
Cùng với đó, nhằm khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra, địa phương kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức Quốc tế đưa vào chương trình cấp bách và huy động các nguồn vốn khác hỗ trợ cho tỉnh 1.394 tỷ đồng để khắc phục các công trình thủy lợi, đê điều, giao thông, sớm ổn định đời sống nhân dân.
Yêu cầu các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang chuẩn bị ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão Áp thấp ngoài khơi đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và sẽ mạnh lên thành bão trên Biển Đông. Sáng nay 19-12, Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang chuẩn bị ứng phó. Áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và di chuyển vào Biển Đông. Ảnh họa đồ sáng...