Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản năm 2021
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc giao chỉ tiêu nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản năm 2021 cho các huyện, thị xã, thành phố và sở, ngành, đơn vị liên quan.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, triển khai thực hiện chỉ tiêu về bảo hiểm y tế cho người cận nghèo. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, triển khai kế hoạch và hướng dẫn các địa phương, sở, ngành liên quan thực hiện hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận chỉ tiêu về tình trạng đi học của trẻ em. Sở Xây dựng chủ trì, triển khai kế hoạch và hướng dẫn các địa phương, sở, ngành liên quan thực hiện hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận chỉ tiêu về nhà ở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai kế hoạch và hướng dẫn các địa phương, sở, ngành liên quan thực hiện hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận chỉ tiêu về nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, triển khai kế hoạch và hướng dẫn các địa phương, sở, ngành liên quan thực hiện hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận chỉ tiêu về sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở kế hoạch, hướng dẫn của các ngành có liên quan, khẩn trương bổ sung chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản vào Kế hoạch giảm nghèo năm 2021 của huyện; giao chỉ tiêu cho các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn và chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn thực hiện. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan để triển khai thực hiện.
Các sở, ngành có liên quan trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu chí giảm nghèo và nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững năm 2021 phối hợp với các sở, ngành chủ trì để thực hiện; tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các giải pháp để tác động trong các chương trình, chính sách đặc thù và thường xuyên của ngành phụ trách nhằm đạt các mục tiêu giảm nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là các vùng miền núi, vùng khó khăn, vùng bãi ngang ven biển.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản năm 2021, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Tăng cường đảm an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên.
Theo đó, Chủ tịch UBND yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng, phối hợp với Thanh tra giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, trong đó chú trọng vào đối tượng là thanh, thiếu niên với các hành vi vi phạm như điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe, không đội mũ bảo hiểm và các vi phạm tương tự khác; tập trung xử lý trách nhiệm của cá nhân giao xe mô tô, xe gắn máy cho trẻ em điều khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe phù hợp; tăng cường cung cấp thông tin về học sinh vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho các cơ sở giáo dục để phối hợp giáo dục và xử lý.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe phù hợp; phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn với xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện, xe đạp; Yêu cầu người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ký và thực hiện cam kết với cha mẹ học sinh về việc bảo đảm an toàn giao thông cho con, em mình; không giao xe mô tô, xe gắn máy cho con, em mình điều khiển khi chưa đủ tuổi hoặc khi chưa có giấy phép lái xe phù hợp; cha mẹ, gia đình có trách nhiệm phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn trước khi cho phép con, em mình điều khiển xe gắn máy, xe đạp điện.
Tỉnh đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong các nhà trường trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh Cuộc vận động "Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông"; thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động giúp thanh, thiếu niên hoàn thiện các kỹ năng tham gia giao thông an toàn; cách lựa chọn và sử dụng mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng quy định; cách nhận diện và phòng tránh các tình huống có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông liên quan đến xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện cho thanh, thiếu niên và học sinh.
Quảng Ninh: Cẩm Phả bứt phá, đứng đầu chỉ số xếp hạng DDCI Sau một năm rơi xuống vị trí thứ 7, Cẩm Phả đã quay lại vị trí dẫn đầu về năng lực DDCI của tỉnh Quảng Ninh. Sáng ngày 19/3, tỉnh Quảng Ninh công bố kết quả khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương - Chỉ số DDCI 2020. Đây được coi là giải pháp hiệu...