Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
Trước thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH), TP Cần Thơ đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng của đô thị và thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Công trình xây dựng kè chống sạt lở, chống xâm nhập mặn, ứng phó BĐKH khu vực rạch Cái Sơn (thuộc quận Ninh Kiều, Bình Thủy) đang thi công.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ ào Anh Dũng, TP Cần Thơ đã tích cực triển khai các chính sách, biện pháp nhằm giảm, hạn chế phát thải khí nhà kính, các tác động của BKH. ồng thời, tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng bền vững, hướng tới lượng phát thải thấp, tăng trưởng xanh. Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giảm nhẹ BKH được thành phố chỉ đạo thực hiện cụ thể thông qua ban hành các kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ; kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BKH; chương trình mục tiêu ứng phó với BKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020…
Thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn hội về chủ động ứng phó với BKH, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ đó, góp phần tạo nên sự đoàn kết trong các hành động và chủ động trong công tác ứng phó. Các ngành, lĩnh vực đã bước đầu lồng ghép và xây dựng các giải pháp về phát triển ngành theo hướng bền vững, kết hợp với bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố trong từng giai đoạn phát triển. Từ đó, xây dựng các mô hình tuyên truyền hiệu quả. iển hình như: Phân loại xử lý rác thải tại hộ gia đình; Chủ nhật xanh; ra quân thu gom rác thải, dọn dẹp vệ sinh môi trường… Trong sản xuất nông nghiệp, từng bước nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến.
TP Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều dự án nhằm ứng phó. Chẳng hạn, Tiểu dự án đê bao vườn cây ăn trái tại huyện Phong iền, dự án Hợp phần cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc dự án WB6, dự án Nâng cấp đô thị vùng BSCL – Tiểu dự án TP Cần Thơ, dự án Thoát nước và xử lý nước thải TP Cần Thơ công suất 30.000m3/ngày.đêm, dự án Kè bờ sông Cần Thơ ứng phó BKH, dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng đô thị… Thông qua các công trình, dự án vừa nâng cao khả năng thích ứng đô thị, vừa hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đê kè cũng như các hạ tầng kỹ thuật về môi trường, góp phần nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trong bối cảnh BKH.
Hợp tác quốc tế về lĩnh vực BKH được thành phố tăng cường, tạo động lực mới cho kế hoạch ứng phó BKH. Thành phố đã tham gia tích cực vào các tổ chức, mạng lưới quốc tế nhằm chia sẻ, học hỏi những sáng kiến, giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó BKH như: tham gia Thỏa thuận các Thị trưởng Toàn cầu về Khí hậu và Năng lượng; tham gia Mạng lưới các thành phố BreatheLife; thành viên trong mạng lưới 100 thành phố trên toàn cầu có khả năng chống chịu… Phối hợp với các tổ chức quốc tế (tổ chức UN – Habitat Việt Nam, Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu Nhật Bản, Tổ chức Không khí sạch châu Á…) tổ chức nhiều hội thảo tập huấn về các thông tin, kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu, phát thải thấp… cho công chức, viên chức thành phố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giải pháp ứng phó với BKH, thành phố vẫn còn gặp một số khó khăn. Các chính sách về ứng phó BKH cơ bản phù hợp và đầy đủ, song BKH tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội dẫn đến quá trình thực hiện còn lúng túng, bị động. Việc lồng ghép ứng phó BKH trong các chiến lược, quy hoạch chưa mang hiệu quả cao; sự phối hợp giữa cá địa phương chưa chặt chẽ… Theo bà Châu Thị Kim Thoa, Chánh Văn phòng Công tác BKH TP Cần Thơ, hạn chế chủ yếu của thành phố là về nguồn lực, bao gồm cả kinh phí và nhân lực; bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng chưa cao.
Trong thời gian tới, thành phố định hướng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó BKH; lựa chọn các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường và chấp hành nghiêm các quy định pháp luật. Thực hiện mục tiêu trên, ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, cho biết: Với vai trò là đơn vị chuyên môn, Sở tiếp tục tham mưu UBND thành phố các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với BKH; xây dựng, cập nhật, thống kê các thông số về chất lượng môi trường không khí, nước, chất thải, tiếng ồn các khu vực trên địa bàn thành phố phục vụ quản lý môi trường thông minh theo Nghị quyết 10-NQ/TU của Thành ủy. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân trong việc chấp hành pháp luật; tích cực bảo vệ môi trường và thích ứng với BKH. Sở tham mưu thành phố giải quyết triệt để các cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; giải quyết vấn đề rác thải và xử lý rác. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường và ứng phó với BKH…
Trên 100km bờ sông, bờ biển ở Cà Mau bị sạt lở đến mức nguy hiểm
Trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 46 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 100km và 6 điểm sạt lở bờ biển ở mức nguy hiểm với chiều dài hơn 5km, đe dọa trực tiếp đến tài sản, an toàn giao thông và tính mạng của người dân.
Toàn tỉnh Cà Mau có 46 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 100km và 6 điểm sạt lở bờ biển ở mức nguy hiểm với chiều dài hơn 5km đe dọa tính mạng người dân. (Ảnh: Xuân Trường).
Thông tin trên Vietnamplus, 46 điểm sạt lở bờ sông nguy hiểm tập trung ở các huyện: Năm Căn (10 điểm, dài hơn 18,3km); U Minh (6 điểm, dài hơn 10,6km); Phú Tân (10 điểm, dài hơn 26,2km); Cái Nước (1 điểm, dài 25m); Ngọc Hiển (1 điểm rất nguy hiểm, dài 11,5km); Đầm Dơi (11 điểm, dài hơn 28,7km) và thành phố Cà Mau (7 điểm, dài hơn 5km).
Ngoài ra, còn có 6 điểm sạt lở bờ biển nguy hiểm nằm trên tuyến đê biển Tây với chiều dài hơn 5km, gồm: đoạn bờ Nam Kênh Mới (dài 300m); đoạn Đá Bạc-Kênh Mới (dài 1,7km); đoạn từ đê trụ rỗng Bắc Đá Bạc về Sào Lưới (Nam Sào Lưới, dài 820m); đoạn Bắc Sào Lưới (dài 300m) thuộc huyện Trần Văn Thời; đoạn bờ Bắc-bờ Nam Kênh Dòng Cát (dài hơn 1,8km) và đoạn bờ Bắc, bờ Nam Tiểu Dừa (dài 400m) thuộc huyện U Minh.
Sạt lở đe dọa đến cuộc sống, tính mạng của người dân Cà Mau. (Ảnh: Xuân Trường).
Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, trong đó sạt lở bờ sông, bờ biển có xu hướng diễn ra ngày càng nhanh và nghiêm trọng hơn, đe dọa trực tiếp đến tài sản, tính mạng của người dân.
Đặc biệt, có rất nhiều khu vực bị sạt lở nguy hiểm nên Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau phải ban hành quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển, bờ biển.
Để phòng tránh các thiệt hại do sạt lở đất gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện việc cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên thực hiện trước tại các khu vực sạt lở nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm và khu vực đông dân cư.
Từ năm 2007 đến nay, vùng ven biển của tỉnh đã bị mất khoảng 8.870 ha đất và rừng phòng hộ vì sạt lở. (Ảnh: Xuân Trường).
Thông tin trên Báo Nhân dân, lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho biết, tác động bất lợi của thiên nhiên đã và đang gây nên tình trạng sụp lún, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Qua thống kê từ năm 2007 đến nay, vùng ven biển của tỉnh đã bị mất khoảng 8.870 ha đất và rừng phòng hộ vì sạt lở, nguy cơ cao gây vỡ đê biển Tây, buộc tỉnh phải nhiều năm liền ban bố tình huống xử lý khẩn cấp. Sạt lở còn phá hủy nhiều công trình hạ tầng ven sông, ven biển, phương hại đến đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là cư dân ven biển. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng việc ứng phó với sạt lở hiện rất nan giải, bởi điều kiện nguồn lực của Nhà nước nói chung, của tỉnh nói riêng còn hạn hẹp.
Từ thực tế nêu trên, tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ xem xét cho tỉnh được áp dụng cơ chế ngân sách T.Ư cấp phát toàn bộ số vốn ODA đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (theo quy định của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP). Theo lý giải của lãnh đạo tỉnh Cà Mau, những dự án nêu trên không trực tiếp sinh lời nhưng phục vụ dân sinh, bảo vệ đất đai cho quốc gia.
Sạt lở cuốn mất rừng phòng hộ, đe dọa phá vỡ đê biển Tây tỉnh Cà Mau.
Trong điều kiện khó khăn về vốn, để huy động doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, gây bồi tạo bãi ven biển, tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm cơ chế giao đất rừng phía trong (để đầu tư các dự án kinh tế) sau khi doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng kè bảo vệ bờ biển.
Trong giai đoạn 2016 - 2020 và lộ trình đến năm 2025, tỉnh Cà Mau sẽ di dời gần 4.800 hộ dân ở nơi có nguy cơ thiên tai cao vào sinh sống ổn định ở các cụm tuyến dân cư mới nhằm bảo vệ an toàn, tính mạng, tài sản và từng bước ổn định đời sống cho người dân. Để thực hiện được việc trên, trước mắt, tỉnh xin Trung ương quan tâm, hỗ trợ hơn 622 tỷ đồng để triển khai thực hiện 12 Dự án di dân khẩn cấp. Ngoài ra, Cà Mau còn xin hỗ trợ khẩn cấp 124,5 tỷ đồng để bảo vệ tuyến đê biển Tây, đồng thời xin bố trí 524 tỷ đồng tiếp tục triển khai thực hiện dự án nâng cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau còn đang dở dang, đoạn từ miền biển Sông Đốc đến thị trấn Cái Đôi Vàm, tổng chiều dài hơn 23.520m. Cà Mau cho biết, dự án nâng cấp đê này nằm trong chương trình 667 về nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, giai đoạn còn lại của dự án (đoạn từ Sông Đốc đến thị trấn Cái Đôi Vàm) vẫn chưa được phân khai vốn.
XT (tổng hợp)
Theo Dansinh
Phát huy vai trò của người uy tín, người tiêu biểu trong vận động đồng bào tôn giáo Ngày 6/7, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm 2020 với một số tổ chức thành viên. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì Hội nghị. Báo cáo về tình hình, hoạt...