Nâng cao hơn nữa vị thế đất nước trên trường quốc tế
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết trong thời gian qua, Việt Nam đã phát triển với con số tăng trưởng hàng năm luôn cao, nhất là năm 2018, đã đạt mức tăng trưởng 7,08%, là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Có rất nhiều nguyên nhân thành công trong phát triển kinh tế của chúng ta, trong đó có đóng góp tích cực của kinh tế đối ngoại, thương mại đầu tư.
Lãnh đạo các nước dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về ASEAN tổ chức tại Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, dù tình hình thế giới và khu vực năm 2018 diễn biến phức tạp, khó lường, nổi lên nhiều nhân tố bất ổn nhưng công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã được triển khai chủ động, sáng tạo, hiệu quả, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.
Ông Minh cho biết Việt Nam đang ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ). Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 6/2019. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào HĐBALHQ. Trước đó, năm 2008 – 2009, chúng ta cũng đã là Ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ. “Khi ứng cử lần đầu tiên chúng ta đã giành được phiếu rất cao, thể hiện các nước thực sự tin tưởng vào Việt Nam có thể đảm nhận vai trò này. Sau 10 năm, với những đóng góp của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2009 tại HĐBA LHQ cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam hiện nay, các nước sẽ đặt tin tưởng ở mức cao hơn, kỳ vọng cao hơn về vai trò của Việt Nam trong vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. Điều đó vừa là cơ hội chúng ta hy vọng có số phiếu cao nhưng cũng là thách thức đáp ứng kỳ vọng của các nước”, ông nói.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng ở giai đoạn tới, Việt Nam phải có sự tham gia chủ động, tích cực hơn tại HĐBA LHQ. Ông nhấn mạnh: “Việc trở thành viên của HĐBA LHQ, có nghĩa chúng ta không chỉ quan tâm tới vấn đề của chúng ta, vấn đề của khu vực mình mà đã tham gia vào vấn đề toàn cầu, có trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu, nhất là với an ninh, hòa bình, chiến tranh của các nước trên thế giới, thể hiện vai trò trách nhiệm của chúng ta cao hơn”.
Công tác đối ngoại năm qua đã được triển khai bài bản với tầm nhìn chiến lược và các bước đi cụ thể, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và nâng cao hơn nữa vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Trong năm 2018, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến các nước vẫn được mở rộng. Việt Nam và các nước đã trao đổi 61 chuyến thăm cấp cao, góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác ngày càng thực chất.
Một dấu ấn hết sức quan trọng của đối ngoại Việt Nam trong năm 2018 là việc Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động đa phương, tổ chức tại Việt Nam các diễn đàn đa phương quan trọng.
Video đang HOT
Việt Nam đã đăng cai bốn hội nghị quốc tế quan trọng, trong đó Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) tại Hà Nội tháng 9/2018 được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử 27 năm của WEF; thông qua Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); tăng cường các nỗ lực đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao, trong năm 2019, Việt Nam sẽ triển khai các hoạt động đối ngoại cấp nhà nước, làm sâu sắc thêm quan hệ với một số nước quan trọng trên thế giới, đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước khác. “Tôi được biết trong năm 2019 cũng sẽ có rất nhiều đoàn vào thăm Việt Nam, cho tới thời điểm này, nhiều nước đã đề xuất thăm Việt Nam, thậm chí số lượng cao hơn năm 2018 là khoảng 33 đoàn. Điều đó cho thấy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước sẽ tiếp tục được củng cố”, ông cho hay.
Năm 2019 cũng là năm đầu tiên triển khai chỉ thị của Ban Bí thư nâng tầm đối ngoại đa phương, đi sâu, tích cực chủ động để tham gia các hoạt động đối ngoại đa phương. “Nếu vươn lên thì phải có những sáng kiến, đề xuất tại các diễn đàn đa phương. Đây không phải là điều dễ dàng bởi vì cần phải đáp ứng được những mong đợi chung, quan tâm chung của các nước, phù hợp với lợi ích của ta. Bên cạnh đó chúng ta tiếp tục phục vụ phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, bảo hộ công dân, ngoại giao văn hóa…”, lời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Đóng góp tích cực của kinh tế đối ngoại
Ở khía cạnh ngoại giao kinh tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết trong thời gian qua, Việt Nam đã phát triển với con số tăng trưởng hàng năm luôn cao, nhất là năm 2018, đã đạt mức tăng trưởng 7,08%, là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Có rất nhiều nguyên nhân thành công trong phát triển kinh tế của chúng ta, trong đó có đóng góp tích cực của kinh tế đối ngoại, thương mại đầu tư.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
“Tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam gần gấp đôi giá trị GDP của cả nước. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế chúng ta rất mở so với các nền kinh tế trên thế giới, cho thấy chúng ta hết sức quan tâm tới vấn đề thương mại, đầu tư và tự do thương mại, đầu tư”, Phó Thủ tướng nói.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tham gia hết sức tích cực và đàm phán cũng như ký kết, phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Cho tới nay, có 16 FTA song phương cũng như đa phương mà Việt Nam đã tham gia, cũng như đang thảo luận, ký kết. Điều này đã giúp tăng cường thương mại cũng như đầu tư của nền kinh tế Việt Nam. Từ ngày 14/1, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực tại Việt Nam.
Theo ông Minh, đây là FTA thế hệ mới, đem đến những cơ hội và cả thách thức cho Việt Nam. “Một số tính toán hiện cho rằng CPTPP có thể mang lại tăng trưởng trên 1,3% cho GDP, xuất khẩu tăng trên 4%, tạo ra công ăn việc làm cho Việt Nam. Tuy nhiên, ta được hưởng thuế về 0 thì cũng phải dành cho các doanh nghiệp bạn thuế về 0. Do đó, thách thức, cơ hội luôn đan xen nhau. Có một câu luôn đúng là nếu biến thách thức thành cơ hội thì nó sẽ trở thành cơ hội. Việt Nam cần phải tăng cường khả năng cạnh tranh của các DN”, Phó Thủ tướng nói.
Theo ông Minh, hiện có nhiều đánh giá cho rằng xung đột thương mại Mỹ – Trung nếu tiếp tục như hiện nay hoặc các bên tiếp tục áp thuế bổ sung thì GDP toàn cầu sẽ tụt giảm. Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu kinh tế, thương mại toàn cầu giảm, đương nhiên Việt Nam sẽ bị tác động. Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhưng cũng phải tiếp tục ứng phó không chỉ với cạnh tranh hiện nay giữa Mỹ – Trung Quốc mà còn rất nhiều cạnh tranh khác trong tương lai, kể cả giữa các nước phát triển.
“Quan điểm của chúng ta là triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, trên cơ sở đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Quan trọng là tuân thủ luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc. Trong quan hệ với các nước, chúng ta thấy vấn đề gì liên quan tới đóng góp vào môi trường hòa bình, ổn định thì chúng ta ủng hộ, kiên quyết không ủng hộ hoạt động nào ảnh hưởng xấu tới môi trường hòa bình và phát triển. Mục tiêu của chúng ta là duy trì hòa bình, phát triển của khu vực. Chúng ta tiếp tục quan hệ với tất cả các nước, đa dạng hóa quan hệ trên tinh thần cùng lợi ích có thể phát triển được”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nói.
Những ngày cuối cùng của năm 2018, ngành ngoại giao và đất nước đón thêm một tin vui lớn – Việt Nam lần đầu tiên ứng cử và trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025.
Tin vui đó là kết quả của việc đẩy mạnh triển khai Chỉ thị số 25-CT/TƯ ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và những định hướng lớn về ngoại giao đa phương tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 vừa qua.
Đặc biệt, đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đòi hỏi quốc gia hội nhập phải nắm bắt và cao hơn là tham gia xây dựng luật chơi chung. Đồng thời cũng là minh chứng rõ nét về sự trưởng thành về năng lực của đội ngũ cán bộ ngoại giao tại diễn đàn đa phương quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về năng lực chuyên môn.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, sau thành công của Năm APEC 2017, Việt Nam đang trở thành địa điểm “tin cậy” của các sự kiện quốc tế đa phương, điều đó nói lên uy tín, vai trò của Việt Nam.
Minh Ngọc
Theo PLVN
Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, thu nhập tăng gấp 7 lần
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, sau 20 năm gia nhập APEC, Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, gia nhập nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, với thu nhập bình quân đầu người tăng gần 7 lần, từ 350 USD năm 1998 lên gần 2.400 USD hiện nay.
Sáng 30/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức Hội nghị "Việt Nam và APEC: 20 năm qua và chặng đường sắp tới". Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu chặng đường 20 năm tham gia APEC của Việt Nam (11/1998 - 11/2018), diễn ra đúng một năm sau Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 được tổ chức tại Đà Nẵng.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị sáng 30/11
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định quyết định tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước triển khai quan trọng chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam.
"Hai thập kỷ tham gia APEC cũng là hai thập kỷ Việt Nam đạt những thành tựu to lớn trên con đường phát triển và hội nhập. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm của các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu, là mắt xích quan trọng của nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực." - Phó Thủ tướng cho hay.
Nhiều thành viên APEC đã trở thành những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư của Việt Nam. Tham gia APEC cũng tạo nền tảng để Việt Nam tham gia các sân chơi rộng lớn, có mức độ cam kết cao hơn như WTO, các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới. 13 trong 16 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang đàm phán và ký kết là với 17 thành viên APEC.
Hai thập kỷ qua cũng ghi dấu giai đoạn chuyển mình sâu sắc của Diễn đàn APEC trong chặng đường gần 30 năm hình thành và phát triển. APEC đã phát triển vượt lên kỳ vọng, khẳng định vai trò là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, dẫn dắt tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư, thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hoà bình và phát triển.
"Việt Nam tự hào đã đồng hành cùng các thành viên đóng góp tích cực thúc đẩy hợp tác APEC. Những dấu ấn Việt Nam, nhất là vai trò chủ nhà Năm APEC 2006 và 2017, đã được ghi nhận trên bước đường phát triển của Diễn đàn. Đó là lần đầu tiên APEC xác định triển vọng hướng tới hình thành khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) tại Tuần lễ Cấp cao (TLCC) tháng 11/2006, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực.
Đó là cam kết chung tại Hội nghị Cấp cao Đà Nẵng 2017 về thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở; ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, góp phần quan trọng giữ vững đà hợp tác và liên kết, duy trì giá trị cốt lõi của APEC. Đặc biệt, đó là quyết định thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC để khởi động nghiên cứu xây dựng Tầm nhìn cho APEC sau năm 2020." - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Việt Nam đã đi qua chặng đường 20 năm gia nhập APEC
Phó Thủ tướng cho rằng, APEC cần tiếp tục vươn lên để khẳng định vai trò không thể thiếu trong cấu trúc đa cực đang định hình. Phó Thủ tướng đề nghị cần xác định các mục tiêu và nội hàm hợp tác mới để tiếp tục duy trì các giá trị cốt lõi của APEC. Mọi sáng kiến, dự án, cơ chế hợp tác cần đặt người dân vào trung tâm của phát triển, tăng cường sự tham gia và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. Cần nâng cao khả năng thích ứng và vai trò lãnh đạo của APEC trong quản trị kinh tế toàn cầu.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ban, ngành tiếp tục chủ động đề xuất sáng kiến, ý tưởng, thể hiện vai trò nòng cốt trong nỗ lực triển khai các cam kết và chiến lược dài hạn của APEC. Việt Nam cần tiếp tục đóng góp tích cực trong xây dựng và triển khai tầm nhìn mới APEC cũng như đóng góp định hình cấu trúc mới ở khu vực.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nhật Bản hỗ trợ ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại Việt Nam Sáng 13/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đồng chủ trì phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10. Tại đây, phía Nhật Bản cho biết sẽ hỗ trợ ODA phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại...