Nâng cao hiệu quả và năng lực phòng, chống mua bán người
Hội nghị trực tuyến về phòng, chống tội phạm mua bán người khuôn khổ ASEANAPOL là một diễn đàn quan trọng để các quốc gia thành viên chia sẻ thông tin, tình hình, kinh nghiệm đấu tranh và phương hướng hợp tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn trong và sau đại dịch COVID-19.
Ngày 25/02, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị trực tuyến về phòng, chống tội phạm mua bán người trong khuôn khổ Hiệp hội Tư lệnh Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANAPOL).
Thiếu tướng Đỗ Văn Hoành, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Chủ tịch đương nhiệm ASEANAPOL dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Hội nghị có sự tham gia của đoàn đại biểu các quốc gia thành viên ASEANAPOL, Ban Thư ký ASEANAPOL và khách mời đến từ các Đối tác đối thoại và Quan sát viên của ASEANAPOL như Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI), Cơ quan phòng, chống tội phạm Vương quốc Anh (NCA), Chương trình ASEAN-Australia về phòng, chống mua bán người (ASEAN-ACT) và lực lượng Cảnh sát New Zealand.
Đoàn đại biểu Việt Nam gồm các đại biểu đến từ nhiều đơn vị khác nhau thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng do Đại tá Tô Cao Lanh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an làm Trưởng đoàn.
Thiếu tướng Đỗ Văn Hoành, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thiếu tướng Đỗ Văn Hoành, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an nhấn mạnh: Việc hợp tác quốc tế mạnh mẽ trong phòng, chống tội phạm mua bán người để chia sẻ thông tin và có những giải pháp chung mang tính khu vực và toàn cầu là quan trọng hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho lực lượng Cảnh sát các quốc gia bảo vệ tốt hơn các khu vực biên giới và đảm bảo trật tự an toàn xã hội”.
Trong những năm qua, tội phạm mua bán người đã trở thành một vấn nạn toàn cầu và được Liên Hợp quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất. Hiệp hội ASEANAPOL cũng xác định mua bán người là một trong mười lĩnh vực ưu tiên cần tập trung đấu tranh. Trong bối cảnh đại dịch COVID- 19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, nhiều nước phải áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, tuy nhiên, tình hình tội phạm mua bán người không giảm đi mà còn có xu hướng phức tạp hơn.
Trước tình hình đó, Hội nghị trực tuyến về phòng, chống tội phạm mua bán người khuôn khổ ASEANAPOL là một diễn đàn quan trọng để các quốc gia thành viên chia sẻ thông tin, tình hình, kinh nghiệm đấu tranh và phương hướng hợp tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn trong và sau đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Tại Hội nghị, các đại biểu chia sẻ, thảo luận về các tiềm năng hợp tác với các thành viên ASEANAPOL và đề xuất của Ban Thư ký ASEANAPOL trong việc xây dựng Chương trình phòng, chống mua bán người với 03 giai đoạn: tập huấn chung, điều tra chung và mô hình hợp tác thực thi pháp luật xuyên quốc gia trong khu vực. Trên cơ sở đó, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực phòng, chống mua bán người.
Chủ tịch UBND TP.HCM: 'TP.HCM chưa bao giờ nhiều ca nhiễm COVID-19 như thế'
Khẳng định tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP.HCM đang ở nguy cơ rất cao, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các đơn vị luôn trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Đánh giá tình hình dịch bệnh tại hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong cho biết đến nay TP.HCM ghi nhận có những trường hợp xét nghiệm âm tính nhưng người nhà lại dương tính hoặc có nhiều trường hợp F2 chuyển thành F0. Từ đó có thể đánh giá ổ lây nhiễm đã có từ trước.
"Các ca trên hiện chưa xác định được nguồn lây, do đó TP.HCM mong các cơ quan chuyên môn của TP.HCM và Bộ Y tế phối hợp cố gắng tìm ra nguyên nhân, thời điểm khởi đầu của các ổ dịch từ đâu, từ đó mới có thể các định được nguyên nhân dẫn đến F0, F1 như hiện nay", ông Phong nói.
"TP.HCM chưa bao giờ xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 như thế"
Chủ tịch UBND TP.HCM: 'Dịch bệnh COVID-19 ở TP.HCM đang ở nguy cơ rất cao' - Ảnh: TTBC
Khẳng định tình hình dịch bệnh ở TP.HCM hiện nay đang ở mức độ nguy cơ rất cao, và sẵn sàng có kịch bản cho tình huống khẩn cấp, ông Phong đề nghị ngành y tế TP phối hợp với Bộ Y tế nhanh chóng chuẩn bị các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung ở các quận huyện, đồng thời sẵn sàng trưng dụng đội ngũ, cơ sở vật chất của các cơ sở y tế vào công tác phòng chống dịch nếu có tình huống khẩn cấp.
Ông Phong nói TP.HCM chưa bao giờ có một lúc lại xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 như thế. Và những gì đang xảy ra không nằm ngoài dự báo ban đầu. Trong điều kiện này, ông chia sẻ với ban chỉ đạo xác định coi như "không có Tết" và ông cũng mong muốn tất cả các cán bộ được giao nhiệm vụ không được rời khỏi "vị trí chiến đấu".
"Tinh thần chống dịch là phải khẩn trương, thần tốc, quyết liệt, đồng bộ để phòng chống dịch được hiệu quả. Vì sự bình yên, an toàn của người dân thành phố, các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành chia sẻ, luôn trong tư thế sẵn sàng khi có triệu tập phải có mặt phối hợp hiệu quả, đáp ứng sự mong đợi của người dân", ông Phong nói.
Bộ Y tế huy động mọi nguồn lực hỗ trợ TP.HCM chống dịch
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trong buổi làm việc với ngành y tế TP.HCM vào sáng 9-2 - Ảnh: HOÀNG LỘC
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, tổ thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM, đánh giá rất cao nỗ lực của TP.HCM trong việc tích cực phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
Ông Sơn cho rằng trong đợt dịch này có rất nhiều điểm mới, do đó "càng làm nhanh càng đuổi theo kịp dấu vết của con virus", ngược lại làm chậm khi lây lan sẽ không thể kiểm soát được. Và để làm được điều này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận sẵn sàng tất cả mọi nguồn lực hỗ trợ cho TP.HCM trong truy vết, giám sát dịch tễ, xét nghiệm.
"Như hôm nay có một số trường hợp F1, F2 đang chờ kết quả. Tôi đề nghị bây giờ không có khái niệm chờ kết quả đó nữa mà ngay khi xác định được đối tượng là truy vết ngay và luôn. Ngoài ra phải tăng cường thêm công tác rà soát, quét đi quét lại tìm cho ra kháng thể dương tính, từ đó xem có các trường hợp nào có liên quan đến các ca nhiễm ở sân bay hay không", ông Sơn đề nghị.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang yêu cầu Viện Pasteur TP.HCM đẩy nhanh tốc độ phân tích giải trình tự gen của virus, đặc biệt ở các chủng đột biến có liên quan đến các chủng ở Chí Linh (Hải Dương), Vân Đồn (Quảng Ninh) hoặc các chủng đột biến tại Anh, Nam Phi, Brazil hay không.
Về thời gian cách ly, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết Thủ tướng Chính phủ đã kết luận thời gian cách ly hiện nay là 14 ngày. Ông đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM có hướng dẫn cụ thể với các khu cách ly tập trung, đảm bảo thời gian cách ly, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm 2 lần theo quy định.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn dịp tết, ông đề nghị đối với các hoạt động văn hóa liên quan đến mùa xuân như chợ hoa Q.8, Phú Mỹ Hưng, đường hoa Nguyễn Huệ, đường sách...trước hoặc sau mở cửa TP.HCM cần khử trùng để đảm bảo an toàn.
Một năm đặc biệt và ăn tết đặc biệt
Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch "rất kịp thời" và hoan nghênh các kết quả đạt được trong phòng chống dịch tại TP.HCM thời gian qua.
Trong điều kiện hiện nay, ông đề nghị cần thống nhất nhận định "dịch COVID-19 lây nhiễm ở TP.HCM theo diễn biến rất phức tạp, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao và đòi hỏi phải có sự tập trung, quyết liệt".
Thống nhất với các nhiệm vụ mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch đề ra, Bí thư Thành ủy TP.HCM mong muốn phía Bộ Y tế nghiên cứu giúp TP.HCM xem với các ca lây nhiễm đột biến vừa qua là do sự lây lan âm thầm trước đó hay có vấn đề trong quá trình truy vết, từ đó địa phương chủ động có phương án chặt chẽ trong phòng chống dịch.
Ngoài ra, ông còn đặt vấn đề liệu TP.HCM có cần mở rộng thêm các điểm truy vết rộng hơn hay không? Để trả lời câu hỏi này theo ông rất cần có sự tư vấn đánh giá từ Bộ Y tế để công tác phòng chống dịch "có trọng tâm, trọng điểm, chặt chẽ" chứ không làm tràn lan ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Ông khẳng định TP.HCM luôn chấp hành nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, và khi cần thiết sẽ thực hiện các chỉ thị 15, 16 nhưng phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng khu vực nhất định. Tuyệt đối không làm ảnh hưởng, xáo trộn cuộc sống nhân dân.
"Tết đến rồi, trong hoàn cảnh này thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới đồng bào TP.HCM là bà con cố gắng tổ chức vui tết tại nhà, trong từng gia đình để tạo ra một cái tết vui tươi, an lành. Chúng tôi rất mong bà con chia sẻ trong điều kiện một năm đặc biệt và ăn tết đặc biệt này"., Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên gửi gắm.
Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách vẫn đẹp như thường
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong một lần nữa nhắc đến khẩu trang trong cuộc họp của ban chỉ đạo phòng chống dịch.
Ông dẫn chứng việc bản thân mình khi tham gia bất cứ sự kiện gì không thể thiếu khẩu trang và mong muốn mọi người dân đều chấp hành, cảm thấy thoải mái khi làm việc này. "Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách vẫn đẹp bình thường chứ có xấu đi tí nào đâu", Chủ tịch UBND TP.HCM cười chia sẻ.
Hải Dương: Mục tiêu khống chế dịch bệnh trong 10 ngày tới Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất kích hoạt hệ thống chính trị của tỉnh vào trạng thái khẩn cấp và mức độ lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID -19 cao nhất với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là: "Bình tĩnh, tự tin, chủ động, quyết liệt, thần tốc và 4 tại chỗ". Đồng chí Phạm...