Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
Trong bối cảnh diễn biến thời tiết bất thường, nhất là thời điểm mưa lũ, công tác quản lý vận hành và sử dụng đập, hồ chứa thủy lợi càng trở nên quan trọng.
Nhiều hồ, đập chứa nước xuống cấp
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước đã xây dựng được 7.169 đập, hồ chứa nước thủy lợi, trong đó có 419 đập đang có chiều cao trên 5m và 6.750 hồ chứa với tổng chiều dài 1.182km. Tổng dung tích trữ nước khoảng 14,5 tỷ m3, tạo nguồn nước tưới cho gần 1,1 triệu ha đất nông nghiệp, cấp khoảng 1,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp đối với 45/63 địa phương.
Tuy nhiên, nhiều hồ, đập thủy lợi trong tình trạng chưa được gia cố, không có tường chắn sóng, mái đập hạ lưu có hiện tượng nước thấm, nước thấm qua thân đập, cống bị rò rỉ, bê tông tràn xả lũ bị bong tróc, mặt cầu qua tràn nhỏ và không có lan can, lòng hồ bị bồi lắng, sân tiêu nứt, thượng lưu và hạ lưu mái đập bị lún gẫy, hư hỏng đá kè mái thượng lưu đập…
Một số công trình do thiết kế cũ, đập xây bằng đất; mặt đập xây dựng theo kiểu kết hợp đường giao thông, cho phép người và phương tiện qua lại, tràn xả lũ khẩu độ nhỏ, khó tiêu thoát nước…, vì vậy khi có mưa lũ rất dễ xảy ra sự cố, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản người dân.
Đa phần số lượng hồ, đập xuống cấp và hư hỏng tập trung ở nhóm hồ vừa và nhỏ, những công trình thủy lợi này chủ yếu được xây dựng và đầu tư từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hạn chế về mặt kỹ thuật, thiếu kinh phí bảo trì, sửa chữa nâng cấp nên việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều địa phương chưa tự chủ được kinh phí để thực hiện duy tu, bảo dưỡng.
Doanh nghiệp được giao quản lý các hồ chứa vừa và lớn cơ bản có cán bộ đã qua đào tạo, đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý, khai thác, đảm bảo an toàn, phát huy tốt đa hiệu quả các đập, hồ chứa phục vụ sản xuất, dân sinh. Tuy nhiên, cấp huyện, xã tại nhiều địa phương chưa hình thành được các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác theo quy định.
Một thực tế nữa cho thấy, lực lượng cán bộ, công nhân quản lý, vận hành còn mỏng và không đảm bảo năng lực chuyên môn dẫn đến công trình xuống cấp nhanh, khi xảy ra sự cố không được xử lý dứt điểm, còn luống cuống trong hoạt động sửa chữa.
Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT): Trong bối cảnh nước ta đang bước vào mưa lũ và diễn biến bất thường của thời tiết cực đoan, các địa phương cần thường xuyên tổ chức rà soát và đánh giá thực trạng an toàn hộ đập, từ đó xác định các công trình, hạng mục xuống cấp, chủ động bố trí kinh phí sửa chữa ngay hồ, đập để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Video đang HOT
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh thông tin tại Hội thảo quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi năm 2020 tại Quảng Ninh ngày 26/6. Ảnh: Anh Thắng.
Đến nay, các địa phương cơ bản thực hiện tốt quy định đảm bảo an toàn hồ, đập chứa nước thủy lợi. Tuy nhiên còn nhiều địa phương chưa thực hiện tốt, đặc biệt trong phân cấp quản lý. Theo như quy định của Luật thủy lợi, địa phương chỉ được quản lý hồ chứa nhỏ, không đủ khả năng quản lý hồ chứa vừa và lớn. Trong thời gian tới, đề nghị các địa phương phân cấp lại đối với những hồ chứa vừa và lớn, đẩy mạnh thi công các công trình thủy lợi phòng chống thiên tai theo tiến độ an toàn, đảm bảo công trình, người và tài sản.
“Các sự cố đối với hồ, đập trong những năm gần đây chủ yếu do mưa, lũ cực đoan và diễn biến phức tạp, bất thường với cường độ lớn thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hồ chứa. Điển hình vào 2019, ở nước ta đã xảy ra 8 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới (đặc biệt là cơn bão số 2 vào tháng 7/2019, bão số 4 tháng 8/2019 gây mưa lớn ở nhiều tỉnh thành, bão số 3 gây mưa lụt lớn ở các tỉnh Tây Nguyên làm nhiều đập, hồ chứa tại các địa phương này gặp sự cố”, ông Tỉnh cho biết thêm.
Giải pháp tổng thể đảm bào an toàn hồ, đập
Để đảm bảo an toàn cho các đập, hồ chứa thủy lợi trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, một số giải pháp đang được Bộ NN-PTNT đặc biệt quan tâm và triển khai đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn đập.
Theo báo cáo của các địa phương và rà soát của Tổng cục Thủy lợi, hiện cả nước còn 1.648 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ. Giải pháp tạm thời đối với những công trình này là đẩy nhanh tiến độ tu sửa thuộc kinh phí của các dự án hỗ trợ, đồng thời sớm hoàn thiện nhằm đảm bảo chất lượng. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ cấp bách để sửa chữa các hồ chứa xung yếu cho nhiều địa phương khó khăn, miền núi.
Song bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cần tăng cường công tác quan trắc, giám sát vận hành các đập, hồ chứa, nhất là với các đập, hồ chứa có cửa van để nâng cao chất lượng vận hành bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du. Đến nay, Tổng cục Thủy lợi đã phân trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc Bộ khảo sát, đánh giá hiệu quả vận hành của cửa van các hồ chứa có cửa van điều tiết.
Các hồ, đập thủy lợi phải có chế độ, quy trình bảo trì. Ảnh: CTV
Nhiệm vụ trọng tâm nhất được đưa ra là phân cấp quản lý các đập, hồ chứa trên địa bàn phù hợp với năng lực của đơn vị quản lý khai thác theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng toàn bộ các đập, hồ chứa, trong đó tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào kiểm tra đánh giá chuyên sâu công trình (khảo sát phát hiện ẩn họa như thấm, mối, khoang rồng, thoát không…)
Nghiên cứu các giải pháp khắc phục kịp thời các hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn công trình, thành lập hội đồng tư vấn an toàn đập ở các địa phương, huy động lực lượng tư vấn hỗ trợ hội đồng trong việc đánh giá mức độ an toàn của công trình. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế và tổ chức các Hội thảo an toàn đập, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước về an toàn đập; tổng hợp ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, giám sát, vận hành hồ chứa.
Tổng cục Thủy lợi đang tiến hành lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn bộ các hồ đập trên cả nước, xây dựng các số tay phục vụ trong công tác chỉ đạo, quản lý vận hành hồ chứa (Số tay Quy trình quản lý vận hành hồ chứa và Số tay Quản lý an toàn đập).
Hạn mặn kỷ lục, hơn 430.000 người dân thiếu nước sinh hoạt
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN) gần 3 tháng.
Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT thông tin, mùa khô 2019-2020, lượng nước về sông Mê Kông đạt thấp, nên hạn, mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khá sớm. Từ tháng 12-2019, hạn mặn đã bắt đầu xâm nhập.
Như vậy, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 xuất hiện sớm sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN) gần 3 tháng, sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016 gần 1 tháng, thời gian xâm nhập mặn kéo dài hơn 2-2,5 lần so với mùa khô 2015-2016; độ mặn ở vùng các cửa sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông liên tục duy trì ở đỉnh, cao liên tục suốt tháng 2 đến tháng 5, hầu như không giảm hoặc giảm không đáng kể trong các kỳ triều thấp, khác với đặc điểm thông thường là tăng theo kỳ triều cường, giảm theo kỳ triều thấp.
Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn lịch sử trong mùa khô 2019-2020
Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là do lượng nước về sông Mê Kông thiếu hụt lớn so với cùng kỳ nhiều năm, thấp hơn cả hạn mặn lịch sử năm 2015-2016.
Xâm nhập mặn năm 2019-2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích bị ảnh hưởng xấp xỉ 1,7 triệu ha,
Vụ Đông Xuân 2019-2020 khu vực này diện tích lúa đã bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 41.900 ha, chiếm tỷ lệ 2,7%. Trong đó, thiệt hại mất trắng (trên 70%) là 26.000 ha, chiếm tỷ lệ 1,7%.
Ngoài ra, diện tích cây ăn quả bị thiệt hại vào khoảng 6.600ha và rau màu khoảng 1.200ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi hạn mặn vào khoảng 8.700ha.
Đáng nói, theo thống kê từ các địa phương, mức độ thiếu nước sinh hoạt lúc cao nhất tổng cộng khoảng 96.000 hộ (khoảng 430.000 người dân).
Theo nhận định của Tổng cục Thủy lợi, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh được giảm thiểu đáng kể, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Song, hạn mặn vẫn khiến đời sống của hàng trăm nghìn người dân ở các tỉnh này gặp khó khăn do thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Bởi vậy, Bộ NN&PTNT cho rằng, về lâu dài cần xem xét tiếp việc xây dựng công trình kiểm soát các cửa sông lớn để kiểm soát nguồn nước ngọt, khống chế ranh mặn hợp lý, kết hợp chống ngập và hạn chế các tác động từ biển, chủ động điều hòa, phân phối nguồn nước hợp lý cho các đối tượng sử dụng nước ở các vùng sinh thái.
Ngoài ra, cần huy động nguồn lực tổng hợp đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, phân bổ đầu tư hợp lý trung và dài hạn, có lộ trình cụ thể đối với các công trình hạ tầng thiết yếu cấp tiểu vùng và toàn vùng, như: công trình thủy lợi gắn với hệ thống giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sông, cảng nước sâu.
Bộ NN&PTNT sẽ đề xuất Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 vay vốn Ngân hàng thế giới", thực hiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với các nước thượng nguồn sông Mê Kông để thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo xâm nhập mặn.
Rà soát, đảm bảo an toàn hồ chứa trước mùa mưa bão Chuẩn bị ứng phó trước mùa mưa bão năm 2020, tỉnh Bình Thuận đang thực hiện nhiều giải pháp, phương án để đảm bảo an toàn các hồ chứa, đập nước và an toàn vùng hạ du đập của các hồ chứa nước. Hồ Tà Mon. Ảnh tư liệu: Nguyễn Thanh/TTXVN Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận có 48 hồ...