Nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản trên hồ chứa
Ngày 25/6, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị “Phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa”.
Cá tầm được nuôi lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sống khỏe ở vùng nước biến động, sạch, có cân nặng khi trưởng thành khoảng trên dưới 30 kg và có giá bán 1,5 triệu đồng/kg. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và cán bộ nông nghiệp của hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước có hồ chứa lớn ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa có vai trò quan trọng đối với kinh tế – xã hội của địa phương, đồng thời là thành tố quan trọng để góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi. Qua đó, việc đầu tư phát triển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần phù hợp với tiềm năng mặt nước của tỉnh, kết hợp nuôi trồng thủy sản với khai thác hợp lý, bền vững, góp phần bảo tồn, duy trì nguồn lợi thủy sản, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn hồ đập.
Video đang HOT
Theo báo cáo tổng kết đề tài của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản năm 2021, trong 13 hồ chứa có diện tích trên 5.000 ha gồm các hồ như Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Na Hang, Trị An… là nhóm có tiềm năng nuôi trồng thủy sản cao và có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người nuôi, có thể đảm bảo lợi ích lâu dài và một nghề cá có trách nhiệm cam kết với cộng đồng.
Nuôi cá hồ chứa ở Việt Nam có nhiều thuận lợi, cả nước có 6.695 hồ chứa dung tích trên 796.140m3 là tiềm năng lớn để phát triển nuôi thủy sản. Hiện nay, nghề nuôi cá lồng bè đang được phát triển. Một số tỉnh có sản lượng nuôi lớn đang xây dựng thương hiệu, hình thành chuỗi cửa hàng tại các thành phố lớn để quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm như: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ cho biết, Hòa Bình đang là tỉnh nuôi cá lồng bè trên hồ chứa lớn nhất cả nước với 4.750 lồng, sản lượng đạt 5.594 tấn, chiếm 77% giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh. Phát triển nuôi cá vùng hồ đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động. Những năm qua, Hòa Bình tận dựng được nguồn nước hạ lưu hồ thủy điện, thủy lợi, đa dạng cây trồng, vật nuôi, thủy sản, bảo tồn nguồn gen, các loài thủy sản quý hiếm, tận dụng ao hồ nuôi các loài thủy sản truyền thống, tạo sản phẩm thủy sản tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế – xã hội.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận vào các vấn đề như: Bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ chứa bền vững; khai thác, phát triển nuôi trồng thủy sản ao, hồ; hình thành các chuỗi khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản nước ngọt, đáp ứng nhu cầu thủy sản cho tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Nhấn mạnh tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa là rất lớn, song, các hồ chứa chủ yếu phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt… chưa chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản. Công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản và hài hòa lợi ích giữa thủy lợi, thủy điện, thủy sản tại nhiều địa phương chưa tốt nên chưa tận dụng hết tiềm năng mặt nước và nguồn lợi sẵn có. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa chưa được quan tâm đúng mức; chưa có sự hỗ trợ và quan tâm thỏa đáng. Việc nuôi các loài cá có giá trị kinh tế, những loài đặc sản, nuôi thâm canh còn hạn chế với cơ sở sản xuất nhỏ do giá thành đầu vào cao…
Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nêu rõ, những năm qua, nuôi trồng thủy sản hồ chứa có phát triển nhưng còn rất sơ khai, do vậy cần phải có sự định hướng, xây dựng mô hình, lan tỏa sản xuất để có bước đi vững chắc.
Ông Tiến yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách để phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa cho phù hợp với nhu cầu phát triển… Đề nghị các địa phương điều tra, khảo sát đánh giá tiềm năng nuôi trồng thủy sản và quy hoạch phát triển nuôi cá hồ chứa phù hợp với từng vùng sinh thái. Xây dựng các cơ chế chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ cho nghề nuôi cá hồ chứa.
Trục vớt ghe thuyền của ngư dân Bình Định bị chìm
Ngày 2/4, UBND thành phố Quy Nhơn cùng các lực lượng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự, Công an, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định, lực lượng dân quân, thanh niên đã tổ chức triển khai lực lượng, thiết bị trục vớt ghe thuyền của ngư dân xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn lên bờ.
Tổ chức trục vớt phương tiện hành nghề của người dân Nhơn Lý lên bờ.
Đến sáng 2/4, vẫn còn 27 phương tiện ghe, thuyền của ngư dân còn chìm dưới đáy biển Nhơn Lý. Các lực lượng đã huy động những thợ lặn giỏi để lặn buộc các phương tiện chìm, dùng 2 tàu hành nghề giã cào có thiết bị tời, cão để kéo phương tiện bị chìm vào gần bờ. Sau đó, dùng lực lượng con người và máy đào để kéo phương tiện ghe, thuyền lên bờ.
Hầu hết ghe, thuyền đều bị vỡ nát, người dân chỉ còn có thể lấy lại phần máy ghe để sửa chữa.
Trước đó, chính quyền địa phương tổ chức lực lượng cùng bà con ngư dân đưa một số phương tiện bị chìm gần bờ lên cạn. Hầu hết phương tiện bị chìm, hư hại lần này là ghe, thuyền công suất nhỏ, hành nghề gần bờ. Tuy nhiên, đây chính là phương tiện sinh sống chủ yếu của 53 hộ dân trong xã, nên thiệt hại đối với bà con là rất lớn.
Như tin TTXVN đã đưa, vào sáng 31/3, hiện tượng thời tiết bất ngờ, mưa to kèm theo dông, lốc gây ra nhiều thiệt hại cho người dân tỉnh Bình Định. Trong đó, xã biển Nhơn Lý thuộc thành phố Quy Nhơn là nơi chịu thiệt hại nặng nhất khi có tới 55 ghe thuyền bị sóng đánh chìm, vỡ nát; ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 3,2 tỉ đồng.
Hầu hết ghe, thuyền đều bị vỡ nát, người dân chỉ còn có thể lấy lại phần máy ghe để sửa chữa.
Công tác trục vớt ghe, thuyền chỉ thuận lợi được buổi sáng ngày 2/4, đến chiều cùng ngày, theo dự báo gió bắt đầu nổi lên do ảnh hưởng thời tiết xấu. Dự kiến, công tác trục vớt ghe, thuyền của ngư dân có thể sẽ bị trì hoãn.
Sắp có vaccine dịch tả lợn châu Phi, người chăn nuôi yên tâm tái đàn Chia sẻ tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022 mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho hay: Tới đây, khi vaccine được công bố sẽ có hiệu quả tiêm rất cao và tạo ra đột phá cho ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trong thời gian tới. Công nhân chăn nuôi...