Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Chiều 9/7, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã chủ trì Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tham dự Hội nghị có ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội nghị.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng khi đã khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi người Việt, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, góp phần xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường. Qua 10 năm triển khai, Cuộc vận động đã tạo chuyển biến tích cực trên cả hai lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động, từ đó đã thay đổi nhu cầu tiêu dùng theo hướng ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích cực hơn trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ; đồng thời đẩy mạnh hoạt động đưa hàng Việt đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Đến nay, tại hệ thống siêu thị trong nước, hàng Việt luôn đạt tỷ lệ trên 90%; đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ kệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm trên 60%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng 10% mỗi năm; chỉ số giá tiêu dùng từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây.
Tuy nhiên, nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động ở một số nơi chưa được đồng bộ, một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Cuộc vận động. Trong triển khai thực hiện Cuộc vận động, một số nơi còn hình thức, chưa cụ thể hóa các phương thức đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng, giảm chi phí hàng hóa, dịch vụ; tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tình trạng cạnh tranh không đúng luật, lách luật, trốn thuế vẫn còn xảy ra.
Video đang HOT
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chia làm 3 chương. Trong đó, chương I đề cập đến cơ sở lý luận, thực tiễn và vai trò của MTTQ Việt Nam trong chỉ đạo, điều hành và triển khai Cuộc vận động; chương II nêu lên thực trạng việc triển khai Cuộc vận động của MTTQ Việt Nam trong 10 năm qua; chương III đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới.
Theo đó, đề tài đã đề cập tới 6 nhóm giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Cuộc vận động như: nhóm các giải pháp về công tác tuyên truyền và truyền thông; nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể; nhóm giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, ngành; nhóm giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp và nhóm giải pháp đối với Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.
Từ những nhóm giải pháp này đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội cùng vào cuộc để đẩy mạnh cuộc vận động tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, việc đẩy mạnh tuyên truyền để Cuộc vận động thực sự trở thành một trong những động lực giúp doanh nghiệp Việt phục hồi sản xuất, kinh doanh, đưa hàng Việt ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và củng cố niềm tin trong nhân dân đối với hàng Việt.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị nghiệm thu.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho biết, qua ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng thì đây là sản phẩm có dung lượng đồ sộ; tiếp cận những thông tin, luận cứ khoa học để đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét. Đề tài khoa học có kết cấu truyền thống gồm 3 chương. Đề tài có sự đầu tư công sức, có quá trình khảo sát, nghiên cứu mang tính thực tiễn; đảm bảo đầy đủ các nội dung theo công trình nghiên cứu cơ bản. Đề tài còn có những nội dung khác với nhiều nhóm đề tài nghiên cứu khác nhau đó là đề cập đến các tổ chức thành viên như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…
Để đề tài nghiên cứu hiệu quả hơn, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, đề tài cần có những nôi dung mang tính khái quát cao hơn, cần đề cập đến vai trò của Mặt trận địa phương và Mặt trận Trung ương khi triển khai thực hiện CVĐ này.
Bộ Công Thương tính thêm phương án điện một giá
Bên cạnh phương án 5 bậc thang được trình, Bộ Công Thương đang tính thêm phương án điện một giá để người dân lựa chọn.
Trong thông tin mới nhất chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, bieu giá hiẹn nay tác đọng nhieu nhat trong may tháng nang nóng.
Bộ Công Thương đang đẩy nhanh việc hoàn thiện sửa biểu giá điện bậc thang. Bên cạnh phương án 5 bậc thang được trình, Bộ cũng tính thêm phương án một giá để người dân lựa chọn.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, ngoài phuong án 5 bạc, đua ra lay ý kien ve phuong án một giá đe khách hàng lua chọn, ai khong thích bạc thang thì có the chọn phuong án một giá. Mọt giá thì đuong nhien khong the thap hon giá điẹn bình quan hiẹn đang áp dụng là 1.864,44 đong/kWh.
Phương án một giá sẽ được xây dựng dựa trên giá điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Trường hợp người tiêu dùng chọn phương án giá điện nào thì sẽ được ngành điện áp dụng phương án đó cho tới khi có biểu giá mới.
Thứ trưởng Công Thương cho rằng, phương án nào cũng có mặt được và không được, do đó phải tính toán tổng thể đối tượng nào trong xã hội chịu tác động. Với chính sách giá điện bậc thang hiện nay, những người thu nhập thấp sử dụng dưới 300 kWh vẫn có lợi hơn.
Theo thong ke so luong khách hàng su dụng duoi 400 kWh mọt tháng khoảng 70-80% tong so luong khách hàng.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định, tất cả các phương án đều được phải tính toán kỹ vì phụ thuọc vào so luong sẽ su dụng phuong án mọt giá là bao nhieu đe đua ra muc giá phù hop. Và nhung nguoi dùng nhieu điẹn nhieu khả nang sẽ chọn phuong án này.
Nếu người sử dụng điện chọn phương án một giá điện, ông Vượng cho rằng sẽ có thể ảnh hưởng đến doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tuy nhiên theo vị này, xét tổng thể thì dù với phương án giá nào, tổng doanh thu trên số điện thương phẩm thì giá điện thu được cũng bằng giá bình quân của hệ thống điện để đảm bảo hài hoà lợi ích.
Trước đó, Bộ Công Thương đã đề xuất điều chỉnh biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt ở mức 5 bậc thang thay vì 6 bậc thang như hiện hành, gồm: 1 bậc, 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc; trong đó phương án 5 bậc có 2 kịch bản.
Với các phương án đưa ra, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang theo kịch bản 1. Ở kịch bản này, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang; trong đó giá điện bậc 1 (cho 0 - 100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 từ 101 - 200 kWh; bậc 3 từ 201 - 400 kWh; bậc 4 từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên.
Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong nước và quốc tế Với mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang ở thị trường trong nước và quốc tế trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày 6-6, UBND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải...