Nâng cao giá trị cho sản phẩm nông sản xứ Tuyên
Với mục tiêu nâng cao giá trị và phát triển bền vững các nông sản thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bà con thu hái chè trên những cây chè Shan tuyết cổ thụ. Ảnh tư liệu: TTXVN
Nhờ vậy, đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã có 3 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý là: cam sành Hàm Yên, chè Shan tuyết Na Hang và bưởi Soi Hà. Việc các sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý không chỉ là cơ hội để các sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, mà còn mở ra hướng phát triển mới cho người dân các địa phương.
Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú; trong đó, có những cây chè cổ thụ cao từ 5-7 m, tán rộng hàng chục m2…
Ông Tô Viết Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Na Hang cho biết, chè Shan tuyết được trồng ở độ cao từ 800-1.000 m so với mực nước biển. Với tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, bốn mùa mây phủ, nên cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh. Đặc biệt, toàn bộ các khâu sản xuất từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến… đều đảm bảo chất lượng chè sạch.
Cũng theo ông Hiệp, việc chè Shan tuyết Na Hang được Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý sẽ là tiền đề cho việc phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản của địa địa phương. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp huyện Na Hang từ nay đến năm 2025 tăng trưởng bình quân trên 4%/năm.
Video đang HOT
Cũng như chè Shan tuyết, bưởi Soi Hà những năm gây, đây đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, năm 2017. Bưởi Soi Hà được Hội Người tiêu dùng Việt Nam bình chọn vào Top 10 nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng Việt Nam.
Soi Hà là vùng đất đồi nằm ven bờ sông Gâm, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn có tầng đất phù sa cổ dày, độ dốc vừa phải, khô ráo và thoáng mát, phù hợp trồng cây ăn quả, trong đó đặc biệt là bưởi. Cây bưởi ở Soi Hà có cách đây khoảng 40 năm từ 3 cây bưởi tổ (giống bưởi đường) đã được người dân nhân giống phát triển ra nhiều xã trong huyện Yên Sơn.
Theo thống kê, đến nay, huyện Yên Sơn có hơn 4.100 ha trồng bưởi, phân bố tại các xã: Phúc Ninh, Xuân Vân, Chiêu Yên, Lực Hành, Tứ Quận, Trung Trực, Quý Quân, Tân Long, Kiến Thiết, Tân Tiến, Lang Quán và thị trấn Yên Sơn.
Đây cũng chính là các xã được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 4031/QĐ-SHTT, ngày 15/9/2021, của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00109 cho bưởi Soi Hà.
Theo các nhà vườn, bưởi Soi Hà có vị ngọt mát, thơm, mọng nước rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Vụ bưởi năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá bán giảm một chút so với năm 2020, giá bán bưởi tại vườn cho các thương lái từ 15.000-18.000 đồng/quả đối với bưởi loại một và từ 10.000-12.000 đồng/quả đối với bưởi loại hai. Với giá bưởi này, trừ các khoản chi phí phân bón, công chăm sóc, thuốc bảo vệ thực người dân vẫn có lãi, nhưng không nhiều.
Ông Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang cho biết, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ sản phẩm nông sản được xem là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị cho nông sản Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ trao cho doanh nghiệp, tổ chức, địa phương quyền được “ngăn cấm” những người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Hoặc, đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, loại trừ những mặt hàng thuộc cùng một khu vực địa lý nhưng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt, bảo hộ chỉ dẫn địa lý để sản phẩm không trở thành một tên gọi chung, làm mất đi tính phân biệt với các hàng hóa thông thường khác.
Cam sành Hàm Yên được phân loại trước khi được đưa đi tiêu thụ. Ảnh tư liệu: Quang Cường/TTXVN
Cũng theo ông Thành, hiện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang đang tiếp tục phối hợp với các huyện rà soát, lựa chọn các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm), sản phẩm chủ lực, đặc sản để có kế hoạch phát triển và thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trong giai đoạn 2021 – 2025.
Cùng với đó, tỉnh Tuyên Quang khuyến khích người dân chú trọng đến việc sản xuất sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP… để tạo sự phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác đất sản xuất nông nghiệp đạt 120 triệu; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4%/năm…
Hà Giang: Đồng Văn bảo tồn, phát triển vùng chè Shan tuyết Lũng Phìn
Chè Shan Tuyết, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được biết đến là giống chè nổi tiếng, mang hương vị đặc trưng của vùng núi đá, có giá trị kinh tế cao.
Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn hướng dẫn người dân chăm sóc chè. Ảnh tư liệu
Ông Nguyễn Thanh Viễn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Cây chè Shan tuyết Lũng Phìn được trồng ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, được người dân chăm sóc, thu hái và chế biến thủ công, không sử dụng phân bón và thuốc hóa học. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chè, Viện KH - KT nông nghiệp miền núi phía Bắc, chất lượng chè Lũng Phìn rất đặc biệt, có hàm lượng Axitamin trong chè cao từ 3 - 4%, cao nhất so với các vùng chè trên cả nước. Tuy nhiên thời gian qua sản phẩm chè chủ yếu thu hái, chế biến và kinh doanh tại địa phương, nên chưa mang lại kinh tế cho các hộ gia đình trồng chè.
Tuy nhiên, do tập quán canh tác còn nhỏ lẻ, thiếu sự chăm sóc, kỹ thuật chế biến còn lạc hậu, công tác bảo quản sản phẩm chè chưa đúng cách, nên giá trị kinh tế mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Những năm gần đây, huyện Đồng Văn đặc biệt quan tâm và triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển diện tích, giúp người dân nâng cao thu nhập từ cây chè Shan tuyết.
Để khai thác có hiệu quả diện tích cây chè Shan tuyết của xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn đã có chính sách hỗ trợ giống và lương thực để nhân giống và nhân rộng diện tích giống chè Shan tuyết Lũng Phìn, hỗ trợ đầu tư dây truyền chế biến hiện đại, hướng dẫn kỹ thuật sao chè có chất lượng, đảm bảo hương vị. Đồng thời huyện giúp đỡ người dân xây dựng, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, nhờ đó đến nay sản phẩm chè Shan tuyết Lũng Phìn, giữ được uy tín, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm. Từ diện tích 3,6 ha cây chè cổ thụ, trên địa bàn 3 thôn, đến nay xã Lũng Phìn đã có hơn 83 ha chè, trên địa bàn 8 thôn và có 121 hộ gia đình tham gia trồng chè .Trong đó diện tích chè cho thu hoạch là 33 ha, năng suất 7,4 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 24 tấn/năm.
Gia đình anh Sùng Nhẻ Mua, thôn Cán Pẩy Hở A, xã Lũng Phìn có khoảng 300 cây chè cổ thụ, những năm trước kia diện tích chè không được chăm sóc và thu hái thành sản phẩm có giá trị kinh tế, mà chủ yếu để phục vụ gia đình với sản lượng thấp. Từ năm 2016 đến nay, gia đình anh được tham gia tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa và liên kết trong khâu thu hái, chế biến sản phẩm, nhờ đó mỗi năm gia đình thu được từ 30 đến 40 triệu đồng từ diện tích chè, trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình .
Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong huyện, đến nay cây chè cổ thụ xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn đã và đang được người dân bảo vệ, chăm sóc theo hướng hữu cơ; từng bước hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến với thiết bị hiện đại, giúp người dân vùng chè ổn định thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng canh tác bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn, tự nhiên đối với cây chè Shan tuyết của địa phương.
Phân bón Cà Mau nhận Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2020 Lễ công bố trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2019 và 2020 vừa được tổ chức tại Hà Nội tối 25-4 sau thời gian thẩm định và đánh giá. Công ty Cổ phần Phân bón Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) vinh dự được nhận Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2020 với bộ sản phẩm Phân bón Cà Mau...