Nâng cao công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại với Lào
Chiều 19/11, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Thông tin truyền thông phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tập huấn pháp luật và kỹ năng viết bài, tuyên truyền cho phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên và cán bộ văn hóa thông tin các tỉnh có đường biên giới với Lào.
Toàn cảnh Hội nghị
Tại Hội nghị, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã cung cấp cho các đại biểu tham dự những thông tin liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam và Lào, tình hình tuyến biên giới Việt Nam-Lào và công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại.
Trong đó, để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên và cán bộ văn hóa thông tin cần tập trung vào những vấn đề như: Thành quả công tác xây dựng hệ thống đường biên, mốc quốc giới giữa hai nước; tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử, lợi ích của việc hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới; quảng bá hình ảnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam và quan hệ truyền thống và hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực; xây dựng biên giới hoàn bình, hữu nghị, và phát triển giữa hai nước…
Theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tuyến biên giới Việt Nam-Lào có đường biên dài hơn 2.337 km, có 792 vị trí mốc quốc giới, tương ứng với 834 cột mốc. Khu vực biên giới gồm 156 xã, thị trấn/36 huyện/10 tỉnh, với dân số khoảng 155.000 hộ/658.000 khẩu, với 37 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 77,1%.
Video đang HOT
Những năm qua, khu vực biên giới tuyến Việt Nam-Lào được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển về nhiều mặt, đời sống kinh tế- xã hội ngày càng được nâng lên; hệ thống chính trị cơ sở từng bước được củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo.
Đáng chú ý, về thành quả công tác xây dựng hệ thống đường biên, mốc quốc giới giữa 2 nước, đến tháng 7/2013, 2 bên đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Từ tháng 8/2013 đến nay, đã xây dựng thêm 113 cọc dấu tại 86 vị trí, nâng tổng số mốc và cọc dấu đã cắm trên toàn tuyến lên 905 vị trí tương ứng với 1.002 cột mốc và cọc dấu. Như vậy, đến nay, Việt Nam-Lào có đường biên giới rõ ràng, hệ thống mốc quốc giới kiên cố, hiện đại, bảo đảm tốt cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới của hai bên.
Về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới, đến nay, hai bên đã phối hợp hoàn thành thắng lợi việc thực hiện Thỏa thuận theo thời gian mà lãnh đạo cấp cao 2 nước đã đề ra.
Trên chặng đường sắp tới, hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị và trao đổi đoàn cấp cao của hai bên với nhiều hình thức; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, hợp tác có hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương kết nghĩa, đặc biệt giữa các địa phương giáp biên; thúc đẩy hợp tác toàn diện về quốc phòng, an ninh, biên giới, kinh tế, đầu tư, giữ vững truyền thống hai nước láng giềng anh em gắn kết.
Đổi mới, đa dạng hóa công tác tuyên truyền miệng trong lực lượng vũ trang Hà Tĩnh
Với mạng lưới tuyên truyền viên rộng khắp, được bồi dưỡng và cập nhật nhiều kênh thông tin nên công tác tuyên truyền miệng của lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Tĩnh ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trên mặt trận tư tưởng.
Ban CHQS huyện Lộc Hà cùng lực lượng dân quân xã Thạch Kim tuyên truyền bà con ngư dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đầu giờ sáng 13/11/ 2020, cán bộ, nhân viên Ban CHQS thị xã Kỳ Anh đã chia thành các tổ xung kích có mặt tại các khu vực cảng biển và các địa bàn sinh sống của người dân dọc bờ biển và khu neo đậu tàu thuyền để tuyên truyền, vận động Nhân dân triển khai các biện pháp chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền ứng phó với bão số 13.
Ban CHQS thị xã Kỳ Anh cũng chỉ đạo cán bộ, nhân viên bám nắm địa bàn, phối hợp với các lực lượng chức năng "đến từng nhà, rà từng hộ, giúp từng người" để tuyên truyền, vận động Nhân dân ở các vùng xung yếu bị lũ quét, sạt lở đất di dời đến vị trí an toàn.
Trung tá Nguyễn Hữu Khánh - Chỉ huy trưởng Ban CHQS thị xã Kỳ Anh cho biết: "Để chủ động ứng phó với thiên tai, Ban CHQS thị xã xác định, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân phải đi trước một bước. Theo đó, phát huy vai trò xung kích của LLVT thị xã, nòng cốt là lực lượng thường trực và dân quân tự vệ ở cơ sở để tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chuẩn bị tốt các biện pháp ứng phó với mưa bão".
Ban CHQS thị xã Kỳ Anh cùng lực lượng dân quân biển xã Kỳ Lợi phối hợp với Bộ đội Biên phòng Cảng Vũng Áng xuống tàu thuyền của ngư dân để tuyên truyền Luật Biển.
Được biết, thời gian qua, cùng với việc chăm lo nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên chuyên trách và kiêm nhiệm, cấp ủy, chỉ huy quân sự các cấp trong tỉnh đặc biệt coi trọng mở rộng mạng lưới tuyên truyền viên theo hướng "Mỗi cán bộ, đảng viên là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tuyên truyền".
Đặc biệt, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo cấp ủy các cấp thường xuyên kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở gắn với coi trọng bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ kiến thức, trình độ, kỹ năng tuyên truyền miệng. Đây là cơ sở để xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên trở thành một kênh thông tin quan trọng, lực lượng tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần chuyển tải thông tin đến với Nhân dân một cách kịp thời nhất.
Ban CHQS huyện Can Lộc phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và Hội đồng mục vụ Giáo xứ Hòa Mỹ, xã Xuân Lộc đến tận gia đình giáo dân để tuyên truyền Luật Nghĩa vụ Quân sự.
Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức công tác tuyên truyền miệng gắn với phát huy vai trò hoạt động của các "tổ chuyên trách", từ đó làm "mềm hóa" những nội dung tuyên truyền "khô, cứng" để chuyển tải đến cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân luôn được các đơn vị, cơ quan quân sự các cấp quán triệt và thực hiện có hiệu quả.
Thượng tá Nguyễn Việt Hùng - Chính ủy Trung đoàn 841 chia sẻ: "Ở đơn vị, việc xây dựng và duy trì có hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên trách như: Tổ tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý, Tổ tư vấn quân nhân, Câu lạc bộ chiến sĩ... đã tạo ra nhiều diễn đàn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở".
Ban CHQS huyện Nghi Xuân cùng chính quyền địa phương tuyên truyền các hộ dân thực hiện nếp sống văn minh ở khu dân cư.
Theo Đại tá Nguyễn Tất Nhân - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh: "Các cơ quan, đơn vị hiện đã xây dựng được mạng lưới tuyên truyền viên rộng khắp đến tận cơ sở, trong đó có gần 70 báo cáo viên chuyên trách và bán chuyên trách. Đội ngũ tuyên truyền viên đã cố gắng tiếp cận nhiều kênh thông tin để nâng cao trình độ, kiến thức tổng hợp và kỹ năng nắm bắt, định hướng tư tưởng, dư luận. Chủ động bám sát tình hình thực tiễn và sự kiện chính trị quan trọng.
Đồng thời, luôn căn cứ vào đặc điểm tình hình địa bàn, trình độ dân trí, nhận thức, đối tượng để xác định nội dung, hình thức và phương pháp tiếp cận phù hợp. Do đó, họ thực sự trở thành "cầu nối" đem đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng chuyển tải kịp thời, hiệu quả đến người dân".
Mặt trận phải là cầu nối tập hợp sức mạnh nhân dân Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng cho rằng MTTQ Việt Nam là một phần nền tảng rất quan trọng của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng phát biểu...