Nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ thôn, bản miền núi
Cùng với việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, nhiều chi bộ ở các thôn, bản khu vực miền núi trong tỉnh đã có những đổi mới cách thức tổ chức, nội dung sinh hoạt, từ đó phát huy tốt vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tiên phong gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ tại địa phương.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Điền Lư ( Bá Thước) đưa vào trồng nhiều cây con, giống mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi có dịp dự một buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ ở thôn Điền Tiến, xã Điền Lư (Bá Thước). Buổi sinh hoạt diễn ra đúng thời gian, quy trình với các nội dung chính là: Thông tin tình hình thời sự nổi bật; tình hình đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công; chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến và kết luận. Không khí buổi sinh hoạt chi bộ thật sự sôi nổi, nhiều ý kiến đóng góp của các đảng viên có tính phản biện cao. Đồng chí Cao Xuân Tính, bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn Điền Tiến cho biết: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trước hết phải nâng cao vai trò của chi ủy trong việc lãnh đạo ban công tác mặt trận và các tổ chức đoàn thể; đồng thời, phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên phụ trách khu dân cư, có như thế, các đảng viên mới gắn được trách nhiệm với công việc. Trước mỗi kỳ sinh hoạt, chi ủy chuẩn bị kỹ nội dung, ngắn gọn, rõ ràng; tập trung bàn để lãnh đạo và giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, nhất là những vấn đề bức xúc, tồn đọng trong khu dân cư.
Nhận định tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ có vai trò then chốt và tác dụng to lớn đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, Đảng bộ xã Nam Xuân (Quan Hóa) chỉ đạo các chi bộ duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Trong cuộc họp luôn phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng đảng viên, nội dung sinh hoạt thiết thực, hình thức hợp lý và thời gian phù hợp để mọi đảng viên trong chi bộ có thể phát huy dân chủ và bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong các buổi họp thường kỳ, đảng ủy xã quán triệt các bí thư chi bộ tạo môi trường dân chủ, cởi mở để đảng viên tham gia sinh hoạt được bộc bạch, phát biểu, bày tỏ ý kiến về những vấn đề cần thiết. Đồng chí Vy Thị Huệ, Bí thư đảng ủy xã Nam Xuân cho biết: Đảng bộ xã hiện có 8 chi bộ trực thuộc, 199 đảng viên. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, đảng ủy xã phân công đảng ủy viên phụ trách, thường xuyên tham dự sinh hoạt cùng chi bộ. Đa số các cấp ủy xây dựng lịch họp cố định và có kế hoạch hoạt động, chương trình hành động ngay từ đầu năm để đảng viên nắm và chủ động sắp xếp công việc, tham dự sinh hoạt chi bộ và chuẩn bị đóng góp ý kiến trong sinh hoạt chi bộ, nhờ đó chất lượng sinh hoạt được nâng lên.
Video đang HOT
Thời gian qua, bám sát Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, các chi bộ thôn, bản miền núi trong tỉnh luôn chủ động đổi mới về nội dung và hình thức sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt tại các chi bộ đều thực hiện nghiêm túc theo Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương. Trước kỳ họp, ban chi ủy chi bộ đều hội ý để chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ. Trong sinh hoạt, các chi bộ đã thực sự mở rộng và phát huy dân chủ, nhất là việc thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên, tạo được không khí cởi mở, chân thành để mọi cán bộ, đảng viên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình. Việc ghi chép và lưu giữ các loại sổ sách của chi bộ được thực hiện đúng quy định. Tùy đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ của từng chi bộ, mỗi chi bộ tổ chức một hoặc một số buổi sinh hoạt chuyên đề, lựa chọn những vấn đề phù hợp, sát với thực tiễn của chi bộ để chọn nội dung sinh hoạt, như: Về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; về xây dựng nông thôn mới; về huy động các nguồn lực phát triển kinh tế… Để các nội dung sinh hoạt chuyên đề phong phú, hiệu quả hơn, chi ủy hoặc bí thư các chi bộ đã suy nghĩ, trao đổi với bộ phận chuyên môn, đoàn thể để lựa chọn một số nội dung cần đưa vào sinh hoạt chuyên đề. Sau đó phân công người chuẩn bị nội dung, cấp ủy nói rõ mục đích yêu cầu, ý kiến chỉ đạo và cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết cho người được phân công chuẩn bị nội dung sinh hoạt. Cấp ủy thông báo trước nội dung sinh hoạt từ một đến hai ngày cho đảng viên trong chi bộ biết để chuẩn bị ý kiến thảo luận nghiêm túc.
Việc đổi mới, đa dạng hóa hình thức sinh hoạt chi bộ ở các thôn, bản khu vực miền núi đã góp phần nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Thông qua đó đã phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong đời sống xã hội, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân, động viên Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh.
Đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội: Tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động
Đến nay dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV cơ bản hoàn thiện.
Trong đó, dự thảo Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, dự thảo Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đã hoàn thiện lần 4... Qua đó, phát huy trí tuệ, trách nhiệm, tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.
Ban Tổ chức Trung ương cho ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, tháng 8/2020.
Công tác chuẩn bị dự thảo văn kiện Đại hội XV Đảng bộ tỉnh được Tiểu ban Văn kiện Đại hội triển khai chi tiết, bài bản. BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã dành nhiều tâm sức, trí tuệ, tổ chức nhiều đoàn khảo sát tại các sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức nhiều hội nghị; gửi văn bản để lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, Hội đồng Lý luận Trung ương, các bộ, ban, ngành trung ương; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ, các chi, đảng bộ cơ sở, đảng bộ cấp trên cơ sở, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh để xây dựng, hoàn thiện các văn kiện.
Dự thảo Báo cáo chính trị đã qua 8 lần bổ sung, chỉnh sửa, đảm bảo cô đọng, chặt chẽ, súc tích, tính cân đối giữa nội dung đánh giá kết quả nhiệm kỳ 2015-2020 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2020-2025. Qua đó, tiếp tục bổ sung vào chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ mới và hoàn thiện các văn kiện phục vụ cho Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Ông Lê Mạnh Sơn (tổ 3, khu 4, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XV Đảng bộ tỉnh.
Dự thảo Báo cáo chính trị đang được công khai lấy ý kiến rộng rãi của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Qua đó, nhằm phát huy trí tuệ, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tham gia xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội; tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân.
Ghi nhận tại TP Hạ Long, dự thảo Báo cáo chính trị đang được các tầng lớp nhân dân thành phố nghiên cứu một cách nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân đều đánh giá cao dự thảo có nhiều luận điểm mới, quan trọng, thể hiện tư duy, tầm nhìn, khát vọng phát triển của Quảng Ninh trong chặng đường kế tiếp. Đáng chú ý, nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đặt lên đầu tiên trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển. Qua đó, tiếp tục khẳng định quan điểm, tầm nhìn về vị trí, vai trò, yêu cầu quan trọng, mang tính quyết định của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đối với công cuộc phát triển của tỉnh.
Cán bộ, đảng viên, nhân dân khu 4 (phường Hồng Hà, TP Hạ Long) thảo luận, đoáng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XV Đảng bộ tỉnh.
Các mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh được người dân quan tâm. Ông Lê Mạnh Sơn (tổ 3, khu 4 phường Hồng Hà, TP Hạ Long) cho biết: "Nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị của Đảng bộ tỉnh, tôi rất tâm đắc với nội dung xây dựng thành phố thông minh và tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2030. Tôi mong muốn thời gian tới, tỉnh quan tâm quy hoạch lại các khu dân cư, đầu tư hạ tầng giao thông, chiếu sáng, thoát nước đồng bộ. Cùng với đó, chú trọng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0".
Bằng tinh thần và trách nhiệm của mình, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong tỉnh đang tiếp tục nghiên cứu, phân tích, trao đổi, để đóng góp những ý kiến tâm huyết, chất lượng, góp phần hoàn chỉnh Báo cáo chính trị trình Đại hội XV Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Đồng Tháp: Nông dân chỉ học đến lớp 2 sáng chế máy tuốt hạt mè bán ra cả nước ngoài, thu tiền tỷ Dù không được đào tạo chuyên ngành bài bản nhưng anh Nguyễn Thanh Hùng (SN 1979) ở xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã sáng chế ra nhiều máy móc nông nghiệp hữu dụng, giúp bà con nông dân giảm chi phí, tăng năng suất lao động... Từng nuôi dưỡng ước mơ trở thành thợ cơ khí nhưng do...