Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề ở các xã vùng bãi ngang
Sinh hoạt chuyên đề là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng viên đối với tổ chức đảng.
Nhận thức được điều đó, đảng ủy các xã vùng bãi ngang trong tỉnh luôn quan tâm, chú trọng triển khai các buổi sinh hoạt chuyên đề, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên.
Cán bộ xã Quảng Nham ( Quảng Xương) họp bàn giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Theo quy định, từ ngày mùng 3 đến mùng 5 hàng tháng, 14 chi bộ thuộc đảng bộ xã Ngư Lộc ( Hậu Lộc) tổ chức sinh hoạt định kỳ; hàng quý các chi bộ lựa chọn những vấn đề thuộc các lĩnh vực kinh tế – xã hội có liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân để đưa vào sinh hoạt chuyên đề. Chi bộ thôn Bắc Thọ được xem là điểm sáng trong tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Đồng chí Phạm Cao Quyền, bí thư chi bộ cho biết: “Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, chi bộ thôn đã tổ chức các buổi sinh hoạt theo chuyên đề về khai thác, chế biến hải sản và hậu cần nghề cá, phát triển dịch vụ thương mại. Tại các buổi sinh hoạt, chi bộ luôn phát huy dân chủ, tạo không khí cởi mở để đảng viên trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến cho chi ủy trong cách thức tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở các ý kiến sát đúng của đảng viên, chi bộ đã tập trung lãnh đạo ngư dân phát triển về chế biến hải sản và hậu cần nghề cá”. Hiện nay, ở thôn Bắc Thọ có trên 100 người trực tiếp khai thác, đánh bắt hải sản; 16 hộ làm nghề chế biến hải sản; 4 cơ sở chế biến thủy, hải sản… Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người dân thôn Bắc Thọ được nâng lên 40 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 này, thôn Bắc Thọ phấn đấu nâng thu nhập của người dân trong thôn lên 41 triệu đồng/người/năm.
Đảng bộ xã Quảng Nham (Quảng Xương) có 18 chi bộ với 242 đảng viên. Để từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt ở các chi bộ, đảng ủy xã luôn bám sát vào sự chỉ đạo của cấp trên, đồng thời căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế ở từng chi bộ để có thể lựa chọn vấn đề cần thiết, trọng tâm để sinh hoạt chuyên đề, như: Làm đường bê tông nông thôn, tham gia đóng góp các loại quỹ, chỉ đạo sản xuất… qua đó để các đảng viên thảo luận, tìm hướng giải quyết những vấn đề bức xúc mà người dân đang quan tâm. Tăng cường các kỳ sinh hoạt chuyên đề và mỗi kỳ sinh hoạt chỉ chọn 1 đến 2 nội dung trọng tâm để thảo luận và ra nghị quyết thực hiện. Việc duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt ở các chi bộ đã góp phần nâng cao chất lượng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng, thực hiện tốt các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp đề ra.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, nhìn chung các buổi sinh hoạt chuyên đề ở các xã vùng bãi ngang đều mang lại hiệu quả thiết thực do chủ đề sát với nhiệm vụ được giao. Nhiều vấn đề nổi cộm, bức thiết được các chi bộ bàn bạc thấu đáo, trên cơ sở đó xây dựng thành nghị quyết có tính xuyên suốt trong thực hiện nhiệm vụ theo hướng chọn việc để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Quá trình triển khai đã phát huy vai trò nêu gương của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng, đảng viên. Tuy nhiên, việc sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề hiện nay ở các xã vùng bãi ngang còn một số hạn chế. Đó là, các chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề chưa nhiều. Việc lựa chọn chủ đề chưa sát với chức năng, nhiệm vụ; nhiều chi bộ chuẩn bị báo cáo không kỹ, chưa gợi mở, định hướng rõ nội dung khiến cho đảng viên khó thảo luận; kết luận đôi khi thiếu cụ thể. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trình độ, năng lực của một số bí thư chi bộ còn hạn chế, lúng túng trong điều hành. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với việc tổ chức sinh hoạt chi bộ chưa thường xuyên. Các đồng chí cán bộ cấp trên được phân công dự sinh hoạt với chi bộ và các đồng chí cấp ủy viên cấp trên trực tiếp được phân công phụ trách chi bộ chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong việc hướng dẫn chi bộ chuẩn bị nội dung và tổ chức sinh hoạt chuyên đề.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề, các xã vùng bãi ngang đề ra các giải pháp đó là: Tiếp tục phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến tại các buổi sinh hoạt chuyên đề, tập trung vào những nội dung còn yếu kém, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục với tinh thần xây dựng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của Đảng, tạo được sự đoàn kết thống nhất cao trong chi bộ. Người chủ trì phải nghiên cứu nâng cao kỹ năng điều hành buổi sinh hoạt, kết luận nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Các ý kiến đóng góp những vấn đề lớn, trọng tâm, thư ký phải ghi chép đầy đủ để chi bộ ra nghị quyết thực hiện hiệu quả, thiết thực nhất. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy; quan tâm bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ công tác Đảng, cách thức, nội dung sinh hoạt chi bộ nói chung và sinh hoạt chuyên đề nói riêng…
Video đang HOT
Diện mạo mới nơi cửa biển Lạch Trường
Cửa biển Lạch Trường nằm giữa huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc, là nơi hợp lưu giữa dòng sông Lạch Trường với biển.
Vùng cửa biển này từng ghi dấu chiến thắng trận đầu của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam vào ngày 5 - 8 - 1964.
Cửa biển Lạch Trường khi nước triều lên.
Khu vực phía bờ hữu dòng sông tiếp giáp mép bờ biển có mỏm đất nhô ra, thuộc xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa). Vị trí này có ngọn núi đá nhỏ mà người dân địa phương gọi là "Hòn Bò". Phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy đảo Nẹ anh hùng, cách cửa biển này hơn 5km.
Trước đây, khu vực này chưa có đường giao thông, toàn bãi cát lầy với những rừng phi lao và cây dại nên thường chỉ có tàu cá của ngư dân địa phương cập bờ để bán hải sản.
Một con đường khang trang mới được huyện Hoằng Hóa triển khai, chạy ngay sát mép sông ra tận cửa biển để mở ra cơ hội thu hút đầu tư du lịch.
Tượng đài Chiến thắng Lạch Trường của Hải quân nhân dân Việt Nam cũng mới được khánh thành ngay chân núi Hòn Bò để tạo cảnh quan và giáo dục tinh thần yêu nước cho hậu thế.
Ngôi đền thờ cá ông theo tín ngưỡng dân gian của ngư dân trong vùng cũng được đầu tư lại khang trang ngay tại cửa biển này.
Một số công trình tâm linh khác tiếp tục được xây dựng, tạo thêm điểm nhấn để thu hút du khách.
Khi nước thủy triều xuống, phía bãi sông nơi cửa biển lộ ra những bãi nuôi ngao trải dài.
Hiện nay, đã có những đoàn khách du lịch đến vãn cảnh.
Ngay phía Nam mỏm đất giao thoa giữa sông và biển này chừng vài trăm mét, Tập đoàn Flamingo đang chuẩn bị các điều kiện đầu tư một quần thể công trình du lịch - nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất tại Việt Nam, mở ra kỳ vọng phát triển di lịch cho vùng cửa biển hữu tình này.
Thanh Hóa: Bộ xương "Cá Ông" khổng lồ được dân lập đền thờ cúng Xác cá voi nặng gần 40 tấn, được cho là xác cá voi lớn nhất miền Bắc, trôi dạt vào bờ biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa), ngư dân ở đây đã lập đền thờ. Việc lập đền thờ "Cá Ông" nhằm đáp ưng nhu cầu về tâm linh của người dân, cầu mong những chuyến ra khơi mưa...