Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ giảng viên
Sáng qua 18-3, Học viện CSND đã tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng đội ngũ nữ giảng viên Học viện CSND đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo”.
Với gần 50 bài tham luận có chất lượng của các nhà khoa học tâm huyết, uy tín trong và ngoài học viện, Hội thảo tập trung vào 3 nội dung chủ yếu gồm: Khảo sát đánh giá tình hình đội ngũ nữ giảng viên tại Học viện CSND hiện nay, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và lý giải các nguyên nhân; những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của nữ giảng viên tại Học viện và đề ra định hướng phát triển, đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ nữ giảng viên đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Học viện CSND có gần 40 khoa, phòng, bộ môn, trung tâm với đội ngũ hơn 800 cán bộ, giảng viên. Số giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy là 452 đồng chí, trong đó có 131 giảng viên nữ. Trong thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện CSND luôn xác định rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo giảng viên nói chung trong đó có nữ giảng viên. Học viện CSND đã dành nhiều sự quan tâm với những định hướng cụ thể để tiếp tục phát triển đội ngũ nữ giảng viên của học viện trong thời gian tới. Đây được xem là một trong những giải pháp góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường.
Video đang HOT
Theo ANTD
Đánh giá giảng viên: Dễ phát sinh tiêu cực
"Chúng em không quan tâm lắm đến nội dung đánh giá giảng viên vì tiêu chí khá chung chung và bản thân cũng không muốn ảnh hưởng đến tiêu chí bình xét thi đua của giảng viên" - một sinh viên năm cuối ĐH Hà Nội chia sẻ.
Cần xây dựng văn hóa đánh giá giảng viên trong giảng đường đại học
(Ảnh minh họa)
Làm hình thức - trả lời cho có
Yêu cầu lấy ý kiến đánh giá giảng viên từ sinh viên đã được đặt ra 5 năm nay nhưng cho đến giờ, vẫn được thực hiện cầm chừng. Điều đáng nói là ngay một trường ĐH lớn ở Hà Nội nhưng sinh viên khi được hỏi lại khá thờ ơ với hoạt động này.
N.H.Tú, sinh viên năm cuối ĐH Hà Nội cho biết, nhà trường vẫn phát phiếu khảo sát hàng năm để lấy ý kiến đánh giá của sinh viên với giảng viên nhưng nội dung như thế nào thì sinh viên này hoàn toàn không nhớ. "Em cũng không quan tâm nhiều đến nội dung. Chủ yếu là đánh dấu vào phần trả lời đánh giá tốt cho giảng viên lấy thành tích, xếp loại thi đua. Nếu nhà trường thực sự muốn lấy ý kiến của sinh viên để điều chỉnh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên thì sinh viên cũng sẵn sàng hợp tác. Còn nếu làm chỉ vì thành tích thì sinh viên cũng chỉ đánh dấu cho có, cho đủ" - nữ sinh viên này cho biết.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng trường ĐH Lương Thế Vinh phân tích, phần lớn các trường không đánh giá cao ý kiến của sinh viên, làm qua loa, đưa ra các tiêu chí đánh giá chung chung, mơ hồ. Chính điều này đã khiến cho sinh viên trả lời quấy quá cho xong việc. Như vậy, kết quả khảo sát không thu được những ý kiến xác đáng, giảng viên nào cũng nhận được những đánh giá tốt nhưng hoàn toàn không thực chất.
Xây dựng văn hóa đánh giá
Việc khảo sát ý kiến sinh viên được một số trường triển khai dưới nhiều hình thức. Không chỉ lấy ý kiến đánh giá giảng viên qua phiếu khảo sát, trường ĐH Nội vụ còn có những cuộc đối thoại trực tiếp giữa đại diện sinh viên các lớp với lãnh đạo nhà trường. Đây là cơ hội để sinh viên phản ánh thực tế học tập, sinh hoạt của mình tại trường cũng như đưa ra các nhận xét, đề xuất về các giờ học trong trường. Tuy nhiên, việc làm này lại không tránh khỏi những trở ngại từ phản ứng thiếu tích cực của giảng viên. "Có thầy giáo sau khi nhận được ý kiến đóng góp của sinh viên về việc trả điểm chậm đã yêu cầu khoa họp lại và phải chỉ ra xem sinh viên nào đưa ra ý kiến đó" - một sinh viên trường này cho biết. Với "văn hóa" tiếp nhận ý kiến đánh giá như vậy, sinh viên chỉ có thể im lặng hay phản ánh qua quít.
Bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: "Giảng viên cần có ý thức sinh viên đánh giá giảng viên là tất yếu, không thể vì học trò đánh giá mình mà không hài lòng.
Còn theo ông Nguyễn Văn Hùng: "Việc lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên đòi hỏi sự thận trọng, nên chia thành nhiều giai đoạn, triển khai từng bước vì nếu không cẩn thận sẽ đem lại kết quả ngược, dễ phát sinh tiêu cực. Còn nếu không lắng nghe những đánh giá của sinh viên, thì không loại trừ tính chủ quan của tập thể giảng viên, trong khi chất lượng giảng dạy là sự sinh tồn của một trường đại học".
Theo ANTD
33 doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao 33 đại diện cho những doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam với nhiều kinh nghiệm, sáng kiến trong lĩnh vực GD-ĐT đã bàn với Bộ GD-ĐT về cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngày 26-2 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã có buổi tiếp Bà Kathy Santillo - Giám đốc khu vực ASEAN Hội đồng kinh...