Nạn sát hại người bạch tạng ở Tanzania

Theo dõi VGT trên

Nguy hiểm luôn chực chờ người mắc bệnh bạch tạngTanzania vì các bộ phận trên cơ thể họ được cho là có thể mang lại may mắn và sự giàu có.

Nạn sát hại người bạch tạng ở Tanzania - Hình 1

Trẻ em bạch tạng ở Tanzania Ảnh: AFP

Lâu nay, người bạch tạng ở châu Phi đã rất khổ sở vì luôn bị kỳ thị, xa lánh và giờ đây cuộc sống của họ càng trở nên nguy hiểm hơn, nhất là tại Tanzania. Theo tờ Daily Mail, gần đây ở nước này rộ lên tin đồn các bộ phận cơ thể người bạch tạng sẽ mang lại sự giàu có, quyền lực và thành công nên nhiều người thậm chí giết hại và buôn bán cả thân nhân của mình.

Những đồng tiền máu

Theo tờ Daily Mail, trong vài tháng qua, đã có gần 100 người bạch tạng bị sát hại và 59 người khác may mắn sống sót sau các vụ tấn công. Ngoài ra, còn phải kể đến hàng chục ngôi mộ bị phá hoại để lấy xác. Nhà chức trách cho biết đây chỉ là những trường hợp ghi nhận được và con số trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Gần đây nhất là vụ bắt cóc bé gái 4 tuổi Pendo Emmanuelle Nundi ngay tại nhà vào tháng 12.2014. Cha và chú của nạn nhân đã bị bắt giữ nhưng đến nay tung tích nạn nhân vẫn còn là bí ẩn dù cảnh sát treo thưởng đến 1.700 USD để có thông tin giúp làm sáng tỏ vụ việc.

Trước đó, bé trai 10 tuổi Mwigulu Matonange bị 2 người đàn ông tấn công trên đường đi học về cùng một người bạn. Chúng cắt cánh tay của Matonange trước khi biến mất vào rừng. “Em bị đè xuống giống như con dê bị làm thịt”, cậu bé hồi tưởng lại vụ việc trong nước mắt. Nghiêm trọng hơn là vụ một phụ nữ bạch tạng 38 tuổi bị chồng và 4 người đàn ông khác tấn công bằng dao phay khi đang ngủ trong nhà. Theo một báo cáo của LHQ, thủ phạm thường cắt tay chân của các nạn nhân nhưng trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, cả nội tạng cũng bị lấy đi.

Daily Mail dẫn lời một số nhà hoạt động vì quyền lợi của người bạch tạng Tanzania cho hay nhiều người sẵn sàng bỏ ra 3.000 – 4.000 USD để mua một cánh tay, chân hoặc 75.000 USD cho toàn bộ cơ thể người bạch tạng rồi đưa cho các phù thủy để chế tạo “bùa”. Những khoản tiền này cao gấp nhiều lần so với mức lương tối thiểu ở quốc gia nghèo thứ 15 thế giới và đang đe dọa nghiêm trọng cộng đồng người bạch tạng. “Chúng tôi có thể tin tưởng ai đây khi nguy cơ đến từ chính người thân của mình?”, ông Josephat Torner, nổi tiếng vì các hoạt động đấu tranh cho người bạch tạng, than thở với Daily Mail.

Nhiều nhà hoạt động khác đặt nghi vấn là có cả các chính trị gia dính líu vào đường dây tấn công người bạch tạng. “Những con cá lớn đứng sau chuyện này. Đó là những người có đủ thế lực và tiền bạc nhưng vẫn muốn giàu hơn, có quyền lực hơn”, ông Peter Ash, người sáng lập Tổ chức Under The Same Sun chuyên bảo vệ quyền lợi người bạch tạng, nói. Đáng chú ý là trong thời gian qua, đã có một số cuộc xét xử nhưng đa số bị cáo là những kẻ ra tay trực tiếp hoặc phù thủy còn người mua phía sau chưa hề bị đụng tới.

Video đang HOT

LHQ cũng cảnh báo tình trạng này có thể sẽ còn trầm trọng hơn do ngày càng nhiều chính trị gia tìm đến các phù thủy với hy vọng giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 10 ở Tanzania. Theo ông Ash, người bạch tạng thường phải lẩn trốn vào những dịp bầu cử ở quốc gia này.

Nỗ lực ngăn chặn

Trước tình hình trên, chính quyền đã cho lập một số trung tâm nuôi dưỡng người bạch tạng với tường cao bao quanh và được bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, theo chuyên gia Ash, đây không phải giải pháp dài hơi bởi lẽ cốt lõi nằm ở tâm lý không xem người bạch tạng “là con người” ở châu Phi. Ngay cả trước khi xuất hiện nạn sát hại người bạch tạng thì nhiều trẻ em đã phải ở trong các trung tâm do gia đình và cộng đồng không cho phép chúng trở lại.

Ngoài ra, chính quyền Tanzania vừa ban hành lệnh cấm các phù thủy hành nghề với hy vọng chặn đứng được nạn dùng người bạch tạng làm bùa. Tuy nhiên, còn quá sớm để biết liệu lệnh cấm này có giải quyết được vấn đề hay không. Chuyên gia Harry Freeland nhận định với Daily Mail: “Chúng ta khoan vội kết luận. Biện pháp đó chẳng có ý nghĩa gì trước khi chúng ta có thể nhìn thấy những kết quả hữu hình”. Ông Ash thì nhắc lại chuyện vào năm 2009, Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete cũng từng tuyên bố đặt các phù thủy ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, quyết định này đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ và rồi âm thầm bị bãi bỏ. Kênh Discovery dẫn lời giáo sư tôn giáo học người Nam Phi Selaelo Thias Kgatla cho rằng lệnh cấm mới nhất của chính quyền Tanzania sẽ không giải quyết tận gốc vấn đề. Theo ông, chừng nào người dân còn tin vào bùa chú và ma thuật, chừng đó họ còn tìm đến phù thủy và người bạch tạng vẫn sẽ tiếp tục là mục tiêu bị nhắm đến.

Trùng Quang

Theo Thanhnien

Ol Doinyo Lengai, ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đã qua không biết bao nhiêu thế hệ, những người Maasai bản địa ở Tanzania (Trung Đông Phi châu) vẫn gọi ngọn núi lửa còn hoạt động này là Ol Doinyo Lengai, trong thổ ngữ mang nghĩa Mountain of God - ngọn núi của thần thánh. Từ thời Eng'ai, một trong những vị thần của người Maasai, khi tạo nên ngọn núi lửa có lẽ bà đang ở trong một tâm trạng không tốt.

Người Maasai coi Eng'ai là vị thần cao cả đã dựng nên vạn vật. Bà thường xuất hiện với 2 hình ảnh, bề ngoài màu đen (Eng'ai Narok) hiền hòa và bao dung với người Maasai còn nếu bề ngoài màu đỏ (Eng'ai Nayokie) thường mang lại tai họa.

Ol Doinyo Lengai, ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới - Hình 1

Ngọn núi lửa Ol Doniyo Lengai duy nhất vẫn hoạt động tại Tanzania. Ảnh: ravpix/flickr.

Trong số những ngọn núi lửa trên thế giới, Ol Doinyo Lengai khá độc đáo. Nếu như núi lửa thường phun trào dung nham giàu silicate, Ol Doinyo Lengai có thành phần dung nham chứa hơn 50% khoáng chất carbonate. Bề mặt lớp dung nham này tuôn trào ra thường bị bao bọc bởi lớp đá nóng chảy và sau đó biến đổi thành một dạng khác. Nhiều người tưởng nhầm đây là đá cẩm thạch. Mặc dù cũng có một vài ngọn núi lửa phun trào dung nham chứa carbonate nhưng Ol Doinyo Lengai lại đặc biệt theo cách riêng của mình. Nếu bạn muốn trải nghiệm ngọn núi lửa hoàn toàn khác thường, hãy đặt Ol Doinyo Lengai trong danh sách các điểm đến trong tương lai.

Ảnh về ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai

Carbon và silicate phun trào khỏi miệng Ol Doinyo Lengai có màu đen và nhiệt độ chỉ bằng một nửa so với núi lửa thông thường. Mặc dù vậy nó vẫn có thể "nướng" cháy mọi thứ với nhiệt độ hơn 500 độ C và sau đó sẽ nguội đi một cách nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí. Ban đêm, người ta cũng có thể quan sát những đốm màu cam bốc lên từ miệng núi lửa chứ không chỉ tuyền một màu đen.

Với nhiều nhà "núi lửa học", họ coi Ol Doinyo Lengai giống như "ngọn núi lửa đồ chơi" bởi sức nóng vừa phải. Các đoàn khoa học cũng thường xuyên đến đây cùng với dòng du khách để nghiên cứu và ngắm nhìn phong cảnh kỳ vĩ do mẹ thiên nhiên tạo nên. Dung nham nhìn giống như bọt xà bông hơn là nham thạch và bạn sẽ cảm thấy có thể dùng thìa, muỗng để xúc về làm kỷ niệm.

Ol Doinyo Lengai, ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới - Hình 2

Một Hornito nhìn như chiếc sừng khổng lồ sừng sững trên đỉnh núi lửa. Ảnh: Ric Lander/flickr.

Những tay leo núi và người yêu khám phá thường đi bộ theo lối của những hornitos (tháp nhọn được tạo lên bởi dòng nham thạch phun trào). Những tháp đá hình nón này khiến cho nhiều người rất thích thú và việc đến gần núi lửa khi nó đang hoạt động còn là trải nghiệm hấp dẫn hơn.

Hornitos được tạo nên với sự trợ giúp của số lượng lớn carbon dioxide. Nó tạo nên những bọt dung nham to bằng quả bóng đá, sau khi bị vỡ ra nó từ từ tạo nên lớp nền và vun dần lên thành hình nón.

Mỗi khối nham thạch phun ra tại Lengai không quá lớn chỉ rộng khoảng một mét và nhanh chóng nguội đi khi đang ở trên không trung. Khi rơi xuống nó vỡ tan trong chốc lát.

Dòng nham thạch chảy xuống màu đen dễ làm người ta tưởng nhầm là bùn. Không quá khó để đo độ tuổi của nham thạch phun ra tại Lengai. Ban đầu chúng có màu đen như hắc ín, cấu thành một cách mềm mại theo từng gợn sóng thường gọi là pahoehoe. Sau đó tùy theo hàm lượng vật chất bên trong mà chúng có thể đổi sang màu xám, nâu hay đen. Tồn tại trên ngoài vài ngày, sự thay đổi hóa học bên trong diễn ra khi mưa xuống, lớp dung nham chuyển thành màu trắng và dễ bị vỡ hơn.

Từ thế hệ này qua thế hệ khác, những phụ nữ Maasai có gia đình tụ tập dưới chân ngọn núi lửa để hy vọng thần Eng'ai sẽ đáp lại những lời cầu nguyện và cho họ con cái.

Nhiều du khách chọn Ol Doniyo Lengai không chỉ muốn thử cảm giác đất dưới chân mình nóng đến chảy cả giầy ra sao, mà còn bởi đây là ngọn núi lửa duy nhất còn hoạt động tại Tanzania. Đây cũng không phải là điểm dành cho du khách thông thường bởi vị trí địa lý nằm giữa một vùng hoang dã và không có các điểm lưu trú tiện lợi như đỉnh Kilimanjaor, khu bảo tồn Ngorongoro Crater hay công viên quốc gia Serengeti.

Từ Arusha (cách thủ đô Dodoma 420 km), thị trấn lớn gần nhất, mất gần cả ngày trên cung đường bụi đất qua những vùng đất của người Maasai và khu vực sinh sống của đà điểu, hươi cao cổ, ngựa vằn mới đến được gần Ol Doinyo Lengai. Nếu khởi hành từ khu nghỉ chân bên dưới vào nửa đêm về sáng (1h sáng) bạn sẽ có thể lên được đến đỉnh núi và ngắm bình mình tại đỉnh thung lũng Rift. Nhiều du khách chọn cắm trại qua đêm giữa hoặc sát chân núi nếu không muốn di chuyển một lần cho chặng đường dài.

Ol Doinyo Lengai, ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới - Hình 3

Những tháp đá hình nón được tạo thành bởi dung nham và dòng nham thạch màu xám chảy xuống sườn núi lửa Ol Doniyo Lengai. Ảnh: Cw Anderson/flickr.

Điểm ấn tượng từ xa du khách sẽ dễ dàng nhận ra là dòng dung nhảm chảy thành những vệt dài với gam màu xám nhiều sắc độ. Ngoài việc chiêm ngưỡng ngọn núi lửa kỳ lạ, bạn còn có cơ hội gặp gỡ những người Maasai bản địa và tìm hiểu đời sống cũng như nét văn hóa đặc trưng của họ.

Du khách được khuyên mua tour trong ngày với giá khoảng 100 USD một người, bao gồm việc leo núi đến gần khu vực dung nham phun trào và cả hành trình đến hồ Natron. Cần đặt trước từ 3 ngày trở lên và các tour đa phần bắt đầu tại Arusha, 120 km về phía tây bắc của ngọn núi. Đây cũng là trung tâm của các công ty du lịch (hơn 140 công ty) đưa du khách đến nhiều nơi bên cạnh Ol Doinyo Lengai như Ngorongoro Crater, Serengeti và Kilimanjaro.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?
22:49:03 08/11/2024
Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"
22:53:45 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump
22:51:48 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024
Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?
22:15:13 08/11/2024
Mỹ nhân "Cơn lốc tình yêu" hôn nhân trắc trở, phát hiện ung thư ở tuổi U50
21:25:25 08/11/2024

Tin mới nhất

EU yêu cầu Temu tuân thủ luật bảo vệ người tiêu dùng

05:25:22 09/11/2024
Cuộc điều tra nhắm vào những vấn đề mà người tiêu dùng thường gặp phải khi mua sắm trên Temu. Cụ thể, nền tảng này bị cáo buộc thường xuyên đưa ra các chương trình giảm giá hấp dẫn, nhưng mức giảm thực tế không như quảng cáo.

Indonesia: Núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào trở lại

05:19:20 09/11/2024
Từ ngày 3/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki đã bắt đầu các đợt phun trào mạnh cả tro bụi và dung nham khiến 9 người thiệt mạng. Đến ngày 7/11, giới chức đã mở rộng vùng cấm với người dân địa phương lên 8 km.

Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức - Việt

05:11:40 09/11/2024
Ngoài vai trò của Hội Đức - Việt là cầu nối giữa nhân dân hai nước, Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội trong 33 năm qua vào việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Căng thẳng tại Trung Đông: Báo động số lượng phụ nữ và trẻ em thiệt mạng tại Gaza

05:09:13 09/11/2024
Nhìn chung, trẻ em chiếm 44% số nạn nhân, trong đó trẻ em từ 5 đến 9 tuổi chiếm nhóm tuổi lớn nhất, tiếp theo là trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, và sau đó là trẻ em từ 4 tuổi trở xuống.

Italy xúc tiến kế hoạch chuyển người di cư đến Albania

05:03:41 09/11/2024
Các trung tâm này ở Shengjin và Gjader có bố trí các nhân viên người Italy. Theo thỏa thuận với Tirana, số người di cư có mặt vào cùng một thời điểm tại Albania không thể vượt quá 3.000 người.

Mỹ mở rộng xét nghiệm cúm gia cầm

04:53:26 09/11/2024
Điều này cho thấy sự lo ngại của cả 2 cơ quan trên về sự lây lan của virus cúm gia cầm trong các trang trại chăn nuôi gia cầm và các trang trại sản xuất sữa.

Chuyên gia đánh giá về tính khả thi của 'kế hoạch hòa bình' do ông Trump đề xuất

04:50:47 09/11/2024
Chuyên gia quân sự này nhấn mạnh bất kể thỏa thuận nào cuối cùng đạt được, việc thực hiện thỏa thuận đó trong dài hạn sẽ luôn phụ thuộc trước hết và quan trọng nhất vào sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị của Nga.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

22:12:39 08/11/2024
Cuộc Triển lãm Vũ trụ và Hàng không Quốc tế Trung Quốc kéo dài 6 ngày sẽ bắt đầu vào ngày 12.11 tại thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông, theo Reuters hôm nay 8.11.

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

22:08:51 08/11/2024
Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt.

Nga ký nhiều thỏa thuận với Venezuela, ra cam kết về 'vũ khí tinh vi nhất'

22:04:47 08/11/2024
Nga và Venezuela ngày 7.11 đã ký nhiều thỏa thuận trong chuyến thăm Caracas của một quan chức cấp cao từ Điện Kremlin.

Chìm tàu gần đảo Jeju Hàn Quốc: 2 người thiệt mạng, 12 người mất tích

22:01:56 08/11/2024
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 12 người khác còn mất tích sau khi tàu cá chở 27 người bị chìm gần đảo Jeju của Hàn Quốc rạng sáng 8.11.

Israel mở rộng tấn công tại Gaza, Li Băng

21:59:18 08/11/2024
Israel mở rộng tấn công Hamas và Hezbollah, trong khi thảo luận với ông Donald Trump - tổng thống đắc cử của Mỹ, về mối đe dọa từ Iran.

Có thể bạn quan tâm

Van Nistelrooy ca ngợi ngôi sao tạo ra sự khác biệt, sắc sảo nhất MU

Sao thể thao

23:56:42 08/11/2024
Paul Scholes khẳng định Amad Diallo xứng đáng có suất đá chính ở Manchester United sau cú đúp tại Europa League, trong khi HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy ca ngợi quá trình tập luyện

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Đỗ Nhật Hoàng: 'Ngày xưa có một chuyện tình' khiến tôi trưởng thành, chín chắn hơn!

Sao việt

22:37:23 08/11/2024
Chàng diễn viên trẻ Đỗ Nhật Hoàng đã đánh dấu một bước ngoặt đáng nhớ trên con đường nghệ thuật với vai diễn Phúc đuôi tôm trong bộ phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình

Úc đề xuất cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

21:55:59 08/11/2024
Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 7.11 cam kết sẽ cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội, cho rằng ảnh hưởng lan rộng của các nền tảng như Facebook và TikTok đang thực sự gây hại cho các trẻ em của chúng ta , theo AFP.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.