Nạn “phong bì” trong ngành y Trung Quốc
Cuộc điều tra vụ bê bối tham nhũng và đưa hối lộ hàng trăm triệu USD của các nhân viên tập đoàn dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (GSK) ở Trung Quốc đã làm lộ rõ những khoảng tối trong hệ thống y tế nước này.
Cảnh tượng đông đúc tại một bệnh viện ở Bắc Kinh
Nhận tiền, thái độ khác hẳn
Anh Hoàng Đông Lương sống ở thành phố Tuyền Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Sau khi người chú được chẩn đoán mắc ung thư phổi, anh đã đưa chú tới một bệnh viện công ở thành phố Hạ Môn lân cận với hy vọng sẽ được điều trị tốt hơn. Nhưng sau 12 ngày nhập viện, bác sĩ tỏ ra dửng dưng và gần như không đưa ra lời tư vấn nào hữu ích cho người bệnh. Đến khi gia đình anh bỏ 3.000 nhân dân tệ (480USD) vào phong bì rồi đưa tận tay bác sĩ, thái độ của ông này thay đổi hẳn. “Chúng tôi có thể cảm nhận rõ sự khác biệt. Kể từ khi nhận phong bì, bác sĩ thăm khám bệnh nhân thường xuyên hơn, không những tư vấn cách điều trị mà còn đưa ra hẳn một kế hoạch chi tiết hóa trị liệu”, anh Huang cho biết.
Các khoản chi phí không chính thức như vậy rất phổ biến trong hệ thống y tế của Trung Quốc. Do lương thấp và ngân sách y tế không đủ khiến các bác sĩ, y tá và nhân viên quản lý tìm cách kiếm sống bằng cách nhận tiền hối lộ từ bệnh nhân và các hãng dược phẩm. Vụ các nhân viên tập đoàn dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh bị cáo buộc mua chuộc bác sĩ Trung Quốc để kê đơn thuốc của hãng đã thu hút sự chú ý của quốc tế đối với luồng tiền bất hợp pháp này. Nhưng đối với người dân Trung Quốc, chuyện này không phải xa lạ gì.
Tiền “ngoài luồng” gấp 10 lần lương
Theo mức chi trả hiện nay do nhà nước quy định, một bác sĩ có kinh nghiệm tại Trung Quốc có thể kiếm được 6.000 tệ (980USD) một tháng. Mức thu nhập này được cho là cao đối với nhiều nhân viên y tế Trung Quốc nhưng chỉ bằng mức thu nhập trung bình của một công nhân làm việc ở thành phố. Trong khi đó, giá một căn hộ diện tích 100m2 ở Thủ đô Bắc Kinh có thời điểm lên tới hơn 6 triệu NDT (khoảng 1 triệu USD).
Do đó, các bệnh viện tăng thêm phụ phí vào giá thuốc, còn bác sĩ và các nhân viên y tế khác nhận tiền để đưa bệnh nhân vào danh sách chờ đợi phẫu thuật hoặc tạo điều kiện để họ gặp được thầy thuốc tốt hơn. Bên cạnh đó, các bác sĩ, nhà quản lý cũng nhận “tiền lại quả” từ các công ty dược phẩm để kê thêm các loại thuốc đắt tiền hoặc sử dụng chúng thường xuyên hơn. Tình trạng hối lộ bác sĩ cũng khiến quy trình điều trị bị méo mó do việc làm dụng quá nhiều thuốc đắt tiền.
Theo tờ Shanghai Evening Post, năm ngoái, 39 nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố Cao Châu, miền nam nước này, và 5 nhân viên kinh doanh của các hãng dược phẩm bị dính líu đến vụ nhận “tiền lại quả” để kê nhiều thuốc cho bệnh nhân. Hậu quả là giám đốc bệnh viện trên bị sa thải còn các nhân viên phải trả lại số tiền 5,8 triệu NDT (950.000USD) thu không phù hợp. “Đối với các nhà cung cấp thuốc, để được bệnh viện bán nhiều thuốc hơn, họ sẽ tìm cách liên hệ trực tiếp với các bác sĩ. Trong một bệnh viện có 1.000 nhân viên thì 1/3 trong số đó nhận tiền lại quả”, vị giám đốc trên nói. Theo chuyên gia Gordon Lưu tại trường Đại học Bắc Kinh, số tiền ngoài lương mà các bác sĩ và nhân viên y tế nhận được ước tính từ 30% tới gấp 10 lần lương của họ.
Giá thuốc tăng vì chi phí hối lộ
Trong vụ bê bối tại GSK, tháng trước, Bộ Công an Trung Quốc đã bắt giữ 4 giám đốc điều hành của GSK và một số nhân viên với cáo buộc liên quan đến việc đưa hối lộ tổng cộng 3 tỷ nhân dân tệ (484 triệu USD) cho các quan chức chính phủ, hiệp hội y tế, bệnh viện và bác sĩ nhằm mục đích mở rộng thị phần của GSK ở Trung Quốc và tăng giá bán thuốc.
Tân Hoa xã trích dẫn cuộc phỏng vấn một người đàn ông họ Lí, người mà theo hãng tin này là một giám đốc bán hàng của GSK chịu trách nhiệm bán các loại thuốc điều trị bệnh hô hấp cho hơn 10 bệnh viện ở Trịnh Châu. Trong đó ông Lí nói rằng GSK Trung Quốc ấn định phải tăng doanh số bán hàng 30% mỗi năm, một mục tiêu mà chỉ có thể đạt được bằng cách thúc đẩy bác sĩ kê nhiều thuốc hơn nếu số lượng bệnh nhân không tăng.
Tình trạng tham nhũng trong hệ thống y tế tại Trung Quốc ngày càng khiến người dân mất niềm tin vào bác sĩ, y tá và bệnh viện. Lý giải về tình trạng trên, nhiều người đổ lỗi cho hệ thống y tế Trung Quốc khi gần như tất cả các bệnh viện tại nước này đều do nhà nước quản lý nhưng ngân sách dành cho y tế lại rất eo hẹp. Trong khi đó, phần lớn trong tổng số 2,3 triệu bác sĩ đều là người làm công ăn lương. “Các bác sĩ được trả lương thấp nên họ tìm cách kiếm thêm từ bên ngoài”, chuyên gia Gordon Liu tại trường Đại học Bắc Kinh phân tích.
Nguyễn Tuyên
Theo AP/Xinhua
Video đang HOT
Sinh viên ấp ủ khát vọng 10 năm
Với câu hỏi "Ước mơ sẽ trở thành ai trong 10 năm tới?", đa số bạn trẻ đều thể hiện quyết tâm theo đuổi sứ mệnh vì sức khỏe của cộng đồng, dù ở những vai trò khác nhau như giảng dạy, nghiên cứu khoa học hay kinh doanh.
Trong buổi đối thoại hướng nghiệp mới đây, đa số sinh viên ngành y dược đều thể hiện quyết tâm theo đuổi sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng, dù ở những vai trò khác nhau như giảng dạy, nghiên cứu hay kinh doanh.
Công ty GlaxoSmithKline (GSK), một trong những doanh nghiệp dược phẩm và chăm sóc sức khỏe hàng đầu trên thế giới vừa tổ chức buổi đối thoại hướng nghiệp, giới thiệu chương trình "Nhà lãnh đạo tương lai" tại hai trường: Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y dược TP HCM.
Đông đảo sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội tham dự chương trình 'Nhà lãnh đạo tương lai".
Hàng trăm sinh viên đã đến tham dự chương trình, lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia để có quyết định nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai.
Quỳnh Nga, sinh viên năm thứ 5 cho biết: "Là sinh viên ngành dược, được tham gia vào hệ thống y tế, em có thể tự chăm lo cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình, người thân và nhiều người khác nữa". Khi được hỏi bạn hình dung một môi trường làm việc tốt sẽ như thế nào, Quỳnh Nga chia sẻ: sau khi ra trường, cô muốn làm việc trong một môi trường năng động và đó phải là nơi mà mọi người tôn trọng lẫn nhau, công nhận tài năng của nhau.
Phát triển và đào tạo nhân tài là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của GSK nhằm xây dựng một tổ chức hội tụ những con người tài năng và phát triển trên nền tảng giá trị. Chia sẻ trong buổi đối thoại, bà Trần Thị Dương Anh, Giám đốc nhân sự cấp cao GSK cho rằng: Sứ mệnh chung của những người trong ngành y, dược là góp phần giúp con người có thể làm được nhiều việc hơn, cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.
"Các bạn sẽ tìm thấy ở văn hóa GSK các giá trị như tập trung vào bệnh nhân, tính minh bạch, lòng chính trực và tôn trọng mọi người. Điều này có trong tất cả hoạt động của GSK từ phát minh phát triển, sản xuất, cung ứng hay kinh doanh tiếp thị", bà nói.
Đại diện của công ty GSK Việt Nam giải đáp thắc mắc trong buổi hướng nghiệp tại Đại học Dược Hà Nội.
Với những chương trình đào tạo được thiết kế riêng, GSK đồng hành cùng nhân viên trong các nấc thang phát triển sự nghiệp, giúp họ được học hỏi và thực hành ngay trong quá trình công tác. Công ty này cũng khuyến khích cán bộ y, dược chiêm nghiệm cuộc sống qua lăng kính của các hoạt động xã hội như chương trình PULSE (các dự án phi lợi nhuận tại những quốc gia nghèo khó trên thế giới); Orange Day (gần 100.000 nhân viên của tập đoàn trên toàn thế giới được khuyến khích dành một ngày cho công tác tình nguyện)...
Là người từng được lựa chọn trong chương trình "Nhà lãnh đạo tương lai", Bảo Ngọc, Mỹ Phúc, Quỳnh Anh đã phải trải qua năm vòng thi đầy thử thách trong một ngày, ác bạn đã được thực tập như một nhà lãnh đạo thực thụ. Ban giám đốc GSK đã giúp họ phát triển tiềm năng. Bên cạnh đó, các bạn còn được giao lưu và học hỏi cùng bạn bè nước khác trong câu lạc bộ "Future Leaders Associate", khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Bạn Nguyễn Thanh Duy, sinh viên năm cuối chia sẻ, điều cậu mong muốn là tìm được một công ty để mình có thể vừa kiếm tiền, vừa tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ cộng đồng. Theo đó, cậu sẽ quyết tâm giành "tấm vé" vào GSK.
Người được lựa chọn từ chương trình "Nhà lãnh đạo tương lai" của GSK sẽ trải qua 3 giai đoạn với việc luân chuyển qua nhiều vị trí ở các phòng ban khác nhau của công ty. Ở giai đoạn thứ nhất, họ sẽ tham gia công việc trình dược, giai đoạn 2 là học hỏi kinh nghiệm về marketing và giai đoạn cuối cùng là được làm quen với quy trình quản lý dự án. Sau 36 tháng, tùy thuộc vào thế mạnh và năng lực, mỗi người sẽ được phát triển thành quản lý cấp trung của GSK.
Ngọc Bích
Theo VNE
Sắp có "thần dược" giúp thọ 150 tuổi? Một loại thuốc chống lão hóa giúp con người sống tới 150 tuổi có thể xuất hiện trong vòng 5 năm tới, theo một nghiên cứu từ Mỹ. Loại thuốc mới là phiên bản nhân tạo của chất resveratrol có trong rượu vang, được cho là ngăn ngừa lão hóa do làm tăng hoạt động của một loại protein được gọi là SIRT1....