Nạn nhân vụ designer quấy rối ở TP.HCM bị đổ lỗi ngược
Nhiêu trương hơp nan nhân trong cac vu quây rôi lai trơ thanh đôi tương bi dân mang ngơ vưc, công kich va doa nat khi lên tiêng tô cao ke xấu.
“Mình thực sự quá mệt mỏi rồi. Mình không nghĩ câu chuyện có sức lan tỏa rộng rãi tới vậy, càng không ngờ bản thân lại bị nhiều người nhiếc móc, nghi ngờ”, K. (sinh năm 1999, TP.HCM) chia sẻ với Zing .
Ngày 29/11, K. lên tiếng tố cáo sếp là Maxk Nguyễn – designer có tiếng ở TP.HCM – về hành vi quấy rối, hạ thấp danh dự nhân viên trong thời gian 4 tháng thực tập.
Sau khi chia sẻ sự việc, nữ sinh 21 tuổi nhận được hàng trăm bình luận động viên, khích lệ từ cộng đồng mạng. Song cũng có không ít ý kiến bày tỏ thái độ tiêu cực, trách K. “không có khả năng chịu áp lực công việc”, “quy chụp cấp trên”…
Thậm chí, có người còn xoáy vào tình trạng sức khỏe tinh thần của cô gái để chỉ trích. “Chẳng ai có nghĩa vụ phải quan tâm và thông cảm cho bạn đâu. Nếu cảm thấy môi trường đó không hợp thì nghỉ, thiếu gì chỗ làm mà phải cắn răng chịu đựng 4 tháng ở đó?”, một cư dân mạng nói.
K. nhận nhiều bình luận chỉ trích sau khi tố cáo hành vi quấy rối của cấp trên. Ảnh minh họa: Getty.
“Mình là nạn nhân, cớ sao lại bị chỉ trích?”
Hiện K. đã khóa chức năng bình luận trên trang cá nhân để tránh gây ồn ào dư luận. Trả lời Zing , cô gái sinh năm 1999 bày tỏ tâm trạng hoang mang, mệt mỏi khi rơi vào cảnh bị chỉ trích ngược.
“Mình chia sẻ câu chuyện này để động viên những bạn có cùng hoàn cảnh đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình. Vì thế, mình rất bối rối, lo lắng khi sự việc bị nhiều người đem ra bàn tán, mỉa mai”, K. giãi bày.
K. không phải người duy nhất vấp phải một số phản ứng tiêu cực khi đề cập trải nghiệm bị quấy rối.
Năm 2019, L. (sinh năm 1998, Hà Nội) cũng gặp trường hợp tương tự. Khi chia sẻ lên mạng xã hội câu chuyện bị một nam thanh niên đeo bám suốt nhiều năm, cô lập tức trở thành mục tiêu công kích của nhóm người mang ý kiến trái chiều.
“Dù hạ quyết tâm đối mặt với nỗi sợ, mình vẫn bàng hoàng khi đọc những bình luận nói mình bịa chuyện hay quá nhạy cảm. Thậm chí bạn bè của hắn còn vào chửi rủa, dọa nạt rằng ‘không gỡ bài sẽ tìm đến nhà nói chuyện’”, L. nói với Zing.
Dưới áp lực từ cộng đồng mạng, L. buộc phải xóa bỏ bài viết và tìm kiếm hỗ trợ tâm lý tại bệnh viện. Sau một năm, khi sức khỏe tinh thần dần hồi phục, cô gái trẻ mới nhận ra bản thân không hề “nhạy cảm, ảo tưởng” như cộng đồng mạng từng nói.
“Mình là nạn nhân, cớ sao lại bị chỉ trích?”, L. bộc bạch.
Nhiều nạn nhân trong các vụ quấy rối bị chỉ trích ngược.
Vấn nạn đổ lỗi ngược
Lâu nay, tình trạng đổ lỗi cho nạn nhân, hay victim blaming, vẫn là một vấn đề xã hội nhức nhối. Thay vì tập trung tới thủ phạm và nâng cao nhận thức cộng đồng, dư luận có xu hướng chĩa mũi dùi về phía bị hại, mổ xẻ sự việc để tạo nên những “phiên bản” chủ quan.
Với trường hợp của K. và L., khi chia sẻ câu chuyện bị quấy rối lên Internet, hai cô gái phải đối mặt với một số bình luận ác ý.
Video đang HOT
“Thiếu kinh nghiệm làm việc, kỹ năng ứng xử thì sao ra đời được”, “Tâm lý yếu, không chịu nổi áp lực thì đừng đổ vấy cấp trên”, “Chuyện từ đời tám hoánh mà bây giờ mới lên tiếng, muốn kiếm fame để bán hàng online à?”.
Khi được hỏi về nguyên nhân đằng sau những lời lẽ mang tính công kích nạn nhân, dân mạng thường mượn cớ “đăng lên mạng xã hội thì phải chấp nhận phản ứng trái chiều”.
Thay vì tập trung tới thủ phạm, dư luận có xu hướng chĩa mũi dùi về phía bị hại.
Barbara Gilin, giáo sư ngành công tác xã hội tại ĐH Widener (bang Pennsylvania, Mỹ), khẳng định đây là một hành vi vô cùng độc hại.
“Từ kinh nghiệm chuyên môn, tôi cho rằng mọi người có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân để đổi lấy cảm giác an toàn. Họ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ rơi vào tình cảnh xấu số như vậy”, cô chia sẻ trên The Atlantic .
Mặt khác, nhiều nghiên cứu tâm lý chứng minh rằng các cá nhân thường dựa vào quan niệm “không có lửa thì sao có khói” để đánh giá đúng – sai trong các vụ quấy rối, bỏ qua hoàn toàn bối cảnh và chi tiết sự việc.
“Tôi nghĩ lý do lớn nhất dẫn đến hành vi đổ lỗi nạn nhân là giả thuyết tâm lý ‘ Thế giới công bằng’, mang nghĩa ‘gieo nhân nào, gặp quả đó’. Dưới sự chi phối của ý niệm này, nhiều người tin rằng nạn nhân xứng đáng chịu hậu quả vì hành động của mình”, Giáo sư tâm lý học Sherry Hamby, nhà sáng lập tạp chí Psychology of Violence , nhận định.
Những bình luận chỉ trích dựa trên góc độ chủ quan của cư dân mạng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của các nạn nhân.
Đối với cư dân mạng, một lời bình luận chẳng đáng để tâm là bao. Sau vài ngày, thậm chí vài giờ, họ chẳng còn mảy may nhớ tới những gì mình đã viết dưới “tấm áo” ẩn danh trên Internet, dù đó là lời động viên, hỏi han hay móc mỉa, chế giễu.
Thế nhưng, đối với những nạn nhân như K. hay L., những dòng bình luận vô tình kia lại trở thành “nhát dao thứ 2″ cứa sâu vào vết thương của họ.
“Thay vì đổ lỗi cho những người xấu số, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và nhìn nhận sự việc một cách khách quan, cảm thông hơn”, Kendra Cherry, tác giả cuốn Everything Psychology Book , chia sẻ.
Thế giới khắc nghiệt của streamer nữ
Làm việc trong ngành nam giới chiếm đa số, các nữ streamer không chỉ đối mặt với áp lực công việc mà còn có khả năng bị quấy rối, phân biệt đối xử.
"Những người trầm cảm gặp khó khăn trong việc thoát ra. Họ luôn bị mắc kẹt trong cảm giác đơn độc với những suy nghĩ đen tối của mình, đơn giản vì họ không muốn bị trói buộc ở nơi mà họ cảm thấy rằng nó còn tồi tệ hơn thời điểm hiện tại".
Đó là những dòng chia sẻ của nữ streamer nổi tiếng người Canada gốc Việt Lannia 'Ohlana' (26 tuổi) để lại trên trang cá nhân vào 6/7 trước khi quyết định tự sát vài ngày sau đó. Và Ohlana không phải là streamer đầu tiên gặp các vấn đề về tâm lý, dẫn đến quyết định dại dột như vậy khi làm việc trong ngành này.
Streamer Ohlana tự sát do trầm cảm.
Gây chú ý và phát triển mạnh những năm gần đây, streaming, hình thức phát sóng trực tiếp khi chơi trò chơi điện tử hấp dẫn nhiều đối tượng theo dõi, đặc biệt là người trẻ. Người làm nghề này được gọi là streamer.
Đi cùng sự phát triển đó, tên tuổi của nhiều streamer được mọi người biết đến, thu hút lượng fan và có độ phủ sóng, ảnh hưởng không kém nghệ sĩ.
Tuy nhiên, làm việc trong ngành công nghiệp nam giới thống trị, bên cạnh những áp lực thông thường, các nữ streamer còn phải đối mặt với không ít thử thách mà nếu không có tinh thần vững vàng có thể bị quật ngã bất cứ lúc nào.
Định kiến, phân biệt giới tính
Ngày 17/4, QuarterJade, nữ streamer trên nền tảng Twitch, đăng tải đoạn video ghi lại tình huống cô bị đùa cợt, phân biệt giới tính khi đang chơi game VALORANT.
Khi QuarterJade cất tiếng, những đồng đội của cô bắt đầu pha trò, trêu chọc vì cô là con gái. Tình trạng càng ngày càng leo thang với những lời chửi bới, nhận xét về ngoại hình của cô và sự chế giễu, phân biệt giới tính.
Khi clip được đăng tải, nhiều streamer, game thủ nữ bày tỏ sự bức xúc, cho biết bản thân từng nhiều lần rơi vào hoàn cảnh tương tự. Streamer nổi tiếng LilyPichu còn cho biết đây là lý do cô ít khi nói chuyện lúc chơi game.
Đối với streamer, nhà phát triển trò chơi Stephanie Harvey (còn gọi là Missharvey, người Canada), điều cô hối hận nhất là đưa từ "miss" vào nghệ danh của mình vì điều đó cho thấy ngay cô là nữ giới. Cô gái từng cùng đồng đội giành 6 giải thưởng quốc tế cho rằng game thủ là game thủ, chẳng liên quan đến giới tính hay những danh xưng như "nữ game thủ".
OMGitsfirefoxx (Sonja Reid) và Pokimane (Imane Anys) sở hữu hàng triệu người theo dõi nhờ khả năng chơi game tốt.
"Tôi làm việc trong ngành này 15 năm nay. Thời gian đầu, gần như là nam giới thống trị mảng này. May mắn là gần đây, ngày càng nhiều gương mặt nữ xuất hiện. Tuy nhiên, chúng tôi thường phải đối diện với những định kiến, thậm chí coi thường, rằng phụ nữ không thể chơi game giỏi hay đến với nghề này chỉ để thu hút sự chú ý của đàn ông", cô nói.
Livestream khoảng 6 tiếng mỗi ngày trên nền tảng Twitch, game thủ người Anh Leahviathan cho biết cô thường xuyên nhận được bình luận tiêu cực về việc cô là phụ nữ. Nhiều người nói rằng cô được làm đại diện các game mới chỉ vì là con gái, chủ yếu gây ảnh hưởng ở mặt hình ảnh chứ không phải do chơi game giỏi.
Năm 2014, cuộc tranh cãi về Gamergate (chuỗi vụ lùm xùm liên quan đến những người có thái độ định kiến, thù địch game thủ nữ) từng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều streamer nữ bị hack tài khoản, đưa thông tin cá nhân lên mạng và thậm chí là bị dọa giết, hiếp dâm.
"Là một nữ game thủ, tôi chỉ muốn có một sân chơi bình đẳng, sự tôn trọng. Tôi không muốn bị đối xử đặc biệt và càng không muốn các công ty tuyển dụng tôi chỉ vì tôi là nữ. Tôi muốn phụ nữ được công nhận dựa trên thành tích, thay vì giới tính", Leahviathan cho biết.
Quấy rối
Những bình luận tục tĩu, khiếm nhã hay thậm chí đe dọa đến cuộc sống ngoài đời là một trong những vấn đề lớn và nghiêm trọng mà các nữ streamer phải đối mặt khi làm nghề.
Đầu tháng 8 vừa qua, Sweet_Anita - streamer 30 tuổi có 900.000 follower trên nền tảng Twitch - cho biết cô bị một người đàn ông rình rập, đe dọa bạo lực suốt 9 tháng nay. Kẻ này phớt lờ lệnh cấm của cảnh sát và liên tục quấy rối cô trên các buổi livestream.
"Tôi bị một kẻ rình rập nhiều tháng nay. Hắn tới nhà tôi, ngủ ở sân sau. Có hôm, hắn bám theo tôi từ nhà tới một cửa hàng, sau đó đuổi theo tôi ngoài đường khiến người xung quanh phải can thiệp", Sweet_Anita nói trong lần livestream vào tháng 4.
Là hai streamer nổi tiếng Việt Nam, Misthy và Linh Ngọc Đàm từng bức xúc khi bị người xem quấy rối.
Tháng 11 năm ngoái, kẻ biến thái nhận cảnh cáo, bị bắt với con dao trong người và phải thú nhận hành vi của mình sau khi nữ streamer cung cấp các thông tin và bằng chứng cho cảnh sát.
Tháng 4 vừa qua, Sweet_Anita cho biết kẻ quấy rối tiếp tục bị bắt giữ, kết án tù treo 2 tháng và nhận lệnh cấm vào thị trấn cô sinh sống. Tuy nhiên, streamer 30 tuổi tiết lộ lệnh cấm đó không hiệu quả và cô tuyệt vọng khi không nhận được sự giúp đỡ, bảo vệ đầy đủ từ phía cơ quan thực thi pháp luật.
Hay như cuối tháng 8, streamer Xiao Yinger (Trung Quốc) đã phải lên tiếng cầu xin người hâm mộ ngay trên sóng trực tiếp sau khi bị một fan nam quấy rối. Người này liên tục gửi cho cô những bức ảnh chụp bộ phận nhạy cảm của mình.
Áp lực vô hình
Đối với nhiều streamer, đặc biệt phái nữ, ngoại hình là yếu tố quan trọng để hút fan. Không ít streamer nữ sở hữu hàng triệu người hâm mộ nhờ vẻ ngoài ưa nhìn cùng lối nói chuyện cuốn hút, có duyên trong khi kỹ năng chơi game không quá nổi bật.
Cũng chính vì điều này, họ luôn phải áp lực duy trì vẻ ngoài, đảm bảo luôn hoàn hảo mỗi lần lên sóng.
Thảo Nari (Ma Hương Thảo, sinh năm 1994) là một trong những streamer có tiếng tại Việt Nam hiện nay với gần 1 triệu người theo dõi. Cô gái quê Tuyên Quang được khen có vẻ ngoài trẻ hơn tuổi, chất giọng trong trẻo cùng phong cách ăn mặc dễ thương.
Tuy nhiên, cô cho Zing biết thời gian vừa rồi do bị tăng cân, nhìn không còn thon thả khi lên hình nên đang phải ăn kiêng nghiêm ngặt.
"Vẻ ngoài thực sự ảnh hưởng nhiều đến công việc của mình. Bên cạnh duy trì hình thể cân đối, mình luôn phải tự ý thức cách ăn mặc, trang điểm sao cho lên hình đẹp nhất".
Bên cạnh đó, chính vì xây dựng hình tượng đẹp trong lòng người xem, không ít nữ streamer phải đánh đổi sự riêng tư, ít khi bộc lộ cảm xúc thật để tránh làm người xem cụt hứng hay thậm chí giấu nhẹm chuyện tình cảm để không làm fan nam mất lòng.
Thảo Nari từng bật khóc khi livestream vì bị người xem quấy rối, miệt thị.
Điển hình như câu chuyện của Nai Nai (sinh năm 1996, Trung Quốc), nổi tiếng là streamer có lượng fan nam đông đảo trong độ tuổi 15-30. Nhờ ngoại hình ưa nhìn cộng với khả năng ăn nói, cô được không ít người gọi là hình mẫu bạn gái của cánh mày râu.
Đầu năm 2020, Nai Nai công khai hẹn hò streamer nổi tiếng Jiang Bo vào ngày Valentine. Gần như lập tức, fan nam của Nai Nai tấn công bạn trai cô bằng những bình luận miệt thị, khiếm nhã, khiến Jiang buộc phải dừng livestream trong giận dữ.
Sau đó, cộng đồng mạng cũng quay ra miệt thị ngoại hình, chửi bới Nai Nai vì "cười quá nhiều". Ngay cả những fan trung thành nhất cũng quay lưng với lý do "không thể ngắm mãi một khuôn mặt".
Vỡ mộng và chán nản, Nai Nai sau đó tuyên bố giải nghệ và chia tay cả bạn trai.
Theo Thảo Nari, một trong những lý do khiến nữ streamer khó lòng trụ với nghề là tinh thần không vững vàng như nam giới. Bên cạnh đó, sự khắt khe, soi mói hơn hẳn của dân mạng dành cho họ cũng khiến những cô gái mệt mỏi.
Tuy nhiên, với những người thật sự yêu nghề, họ sẽ luôn cố gắng theo đuổi mục tiêu đã đặt ra, luôn làm mới, hoàn thiện bản thân để nhận được sự yêu mến thật tâm và trung thành từ khán giả.
"Có những lần mình tức và tủi thân quá thì khóc trên sóng livestream luôn nhưng sau đó lại tự an ủi bản thân, cố gắng hơn nữa để đáp lại sự yêu mến của những người ủng hộ mình. Sau này dù lớn tuổi, mình vẫn sẽ stream nếu có điều kiện, song song đó là thử sức ở những lĩnh vực khác như diễn xuất, kinh doanh để ổn định cuộc sống hơn", cô chia sẻ.
Cô dâu đáp trả tình cũ khi bị phá đám lúc đang trao nhẫn cưới Bất kỳ ai yêu nhau cũng đều mong sẽ có cái kết viên mãn, tuy nhiên, khi đã không còn thấy đối phương phù hợp nữa, việc chấm dứt mối quan hệ và tìm cho mình hạnh phúc mới là điều cần thiết. Cô gái trong câu chuyện dưới đây không ngoại lệ. Mặc dù đó là mối tình mình đã gắn bó...