Nạn nhân nói về pha vào bóng ghê rợn của Bửu Ngọc
Tiền đạo Trịnh Duy Long cho rằng mình quá may mắn khi tránh được chấn thương nặng sau pha vào bóng của thủ môn Cần Thơ.
Pha vào bóng ghê rợn của Bửu Ngọc với Duy Long. Ảnh: DT.
Vụ việc gây bức xúc dư luận xảy ra ở những giây bù giờ cuối cùng trận đấu giữa Cần Thơ và Sài Gòn, vòng 17 V-League hôm 23/7. Khi đó, Sài Gòn đang dẫn trước đội chủ nhà 1-0 và có pha phản công nhanh. Thủ môn Bửu Ngọc của Cần Thơ lao ra khỏi vòng cấm, phi cả hai chân vào tiền đạo Trịnh Duy Long bên phía đội khách. Pha phạm lỗi gợi nhớ đến cú đạp của Quế Ngọc Hải (SLNA) với tiền vệ Anh Khoa của Đà Nẵng ở mùa giải năm ngoái. May mắn hơn Anh Khoa, Duy Long chỉ bị thương nhẹ do kịp né cú tắc bóng của Bửu Ngọc.
Video đang HOT
Trong buổi tập mới đây, tiền đạo CLB Sài Gòn vẫn cảm thấy ghê sợ khi nói về tình huống này. “Tôi cứ tưởng mình dính chấn thương nặng nhưng may mắn là không sao. Tôi đã xem lại pha bóng nhiều lần và lần nào cũng thấy ghê”, Duy Long nói. Dù bị vào bóng nguy hiểm, chân sút 24 tuổi của Sài Gòn vẫn tỏ ra thông cảm với Bửu Ngọc khi cho rằng: “Trong bóng đá, cầu thủ đều có máu ăn thua nên đôi khi không giữ được bình tĩnh. Tôi rút ra khinh nghiệm là nếu 5 ăn 5 thua thì nên né để tránh chấn thương nặng”.
Ở tình huống này, Bửu Ngọc chỉ phải nhận một thẻ vàng từ trọng tài chính Nguyễn Trọng Thư. Tuy nhiên, theo trưởng ban kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường, thủ thành của Cần Thơ chắc chắn sẽ phải nhận một án phạt thích đáng hơn. Trong chiều 26/7, ban kỷ luật sẽ họp và đưa ra mức phạt cuối cùng dành cho cựu thủ môn tuyển quốc gia này.
Theo VNE
Đồng Tháp liên tục đau đầu vì cầu thủ
Đội bóng V-League nhiều lần giữ chân cầu thủ bằng 'mẹo' nâng số tiền đền bù hợp đồng lên cao.
Đội bóng Đồng Tháp Mười hai năm gần đây dính liên tiếp các vụ ồn ào quanh việc cầu thủ muốn ra đi. Đầu mùa giải 2015, Thanh Hào và Bửu Ngọc nhờ luật sư can thiệp để tới CLB mới. Giữa mùa giải, đội bóng miền Tây dính lùm xùm với việc Đức Lộc và Duy Khanh muốn CLB chi trả các khoản nợ cũ. Hiện tại, Đồng Tháp và cầu thủ Thanh Hiền gặp khúc mắc chuyện đi và ở. Hiền nhờ đến luật sư chứ không còn trực tiếp làm việc. Nếu cuộc gặp mặt thương thảo sắp tới giữa luật sư đại diện Thanh Hiền và đại diện CLB thất bại, VFF sẽ vào cuộc.
Thanh Hiền bị 'quát' số tiền 4,5 tỷ rồi rút xuống ba tỷ đồng để đổi gỡ bỏ ràng buộc một năm hợp đồng. Ảnh: PA.
Thành viên U23 Việt Nam còn một năm hợp đồng chuyên nghiệp và ba năm hợp đồng đào tạo trẻ (kết thúc năm 2019 khi Hiền 26 tuổi). Mới đây, anh gặp lãnh đạo CLB đề đạt hai nguyện vọng nếu ký tiếp một năm nữa (hết mùa 2017), CLB trả anh 800 triệu đồng, còn nếu không, anh muốn ra đi tìm CLB khác giàu tham vọng hơn. Hơn nữa, theo Thanh Hiền, hiện nay gia đình anh cũng còn khó khăn nên anh cũng muốn có khoản thu nhập nhằm giúp đỡ bố mẹ ở Tam Nông và lo cho vợ con.
Tuy nhiên, đội bóng xứ bưng biền chỉ ra mức giá 300 triệu đồng và sau đó chốt ở mức 500 triệu đồng một mùa. Đồng thời, Đồng Tháp cho biết nếu Hiền ra đi phải đền bù số tiền "ước lượng" 4,5 tỷ sau đó rút xuống ba tỷ đồng, gồm tiền đền bù hợp đồng một năm còn lại (năm 2016) và chi phí đào tạo trẻ từ khi Hiền 11 tuổi cho đến nay. Cho rằng con số trên không thỏa đáng, Thanh Hiền đề xuất nguyện vọng được giải phóng hợp đồng và chỉ đền bù mức tiền khoảng một tỷ đồng.
Đôi bên có một số cuộc gặp mặt làm việc nhưng không thể tìm được tiếng nói chung về con số cho việc anh ở lại cũng như ra đi. Vì vậy, học trò ruột của HLV Miura quyết định nhờ đến luật sư can thiệp, tương tự như Thanh Hào và Bửu Ngọc từng làm đầu mùa 2015. Ngày 5/12, Thanh Hiền sẽ tập trung cùng U23. Anh có đơn gửi CLB để thông báo thanh lý hợp đồng theo đúng quy định gửi trước 30 ngày (bắt đầu gửi từ ngày 30/11). Toàn bộ vấn đề còn lại luật sư của anh sẽ làm việc cùng CLB hoặc VFF (nếu không thỏa thuận được với CLB).
Thanh Hiền chỉ đồng ý đền bù 6 tháng lương tương đương 132 triệu đồng (22 triệu đồng mỗi tháng), cùng chi phí đào tạo trẻ. Nhưng chi phí đào tạo trẻ phải dựa trên những tính toán chặt chẽ, khoa học, theo quy định chứ không phải là ước đoán không căn cứ. Thời điểm Hiền ký hợp đồng đào tạo trẻ, tuổi quy định cho cầu thủ chỉ là 23 (năm 2008) chứ không phải 25 như gần đây (riêng Đồng Tháp ký với Thanh Hiền đến năm 26 tuổi).
Năm ngoái, Đồng Tháp cũng từng ra mức giá khá cao cho Thanh Hào và Bửu Ngọc nếu muốn ra đi (một và ba tỷ đồng). Tuy nhiên sau khi nhờ luật sư và sự can thiệp của VFF, con số cả hai phải trả thấp hơn khi Hào trả khoảng 700 triệu còn Bửu Ngọc trả khoảng 1,5 tỷ đồng để đổi lấy "tự do".
Theo VNE