Nan giải số phận tù binh IS ở Syria
Phải làm gì với hơn 790 phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị bắt ở Syria đã trở thành vấn đề then chốt và ngày càng rắc rối đối với chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi nước này.
Vấn đề phải được giải quyết nhanh chóng để bảo đảm tù binh IS, trong đó có nhiều người châu Âu và một số công dân Mỹ, không được phóng thích và tái tham gia chiến trận ở Syria hoặc nơi khác. Trước mắt, theo trang Military.com, Mỹ đã chia tù nhân IS thành 3 loại: nguy hiểm nhất, hạng trung và một số thủ lĩnh, tay súng nói chung.
Chính quyền Mỹ đang tìm kiếm giải pháp, kể cả xem xét phương án chuyển các phiến quân nguy hiểm nhất đến vịnh Guantanamo – Cuba, theo kênh NBC News. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định cách làm này sẽ gây ra một số thách thức tương tự mà Mỹ đã đối mặt với các tù nhân bị giam giữ tại căn cứ quân sự ở vịnh Guantanamo, bao gồm vấn đề liệu có thể truy tố các phiến quân bị bắt trên chiến trường ở Bắc Syria hay không.
Video đang HOT
Anh từ chối tiếp nhận các phiến quân IS là công dân nước này Ảnh: AP
Là đồng minh với Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Syria song Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) lo sợ việc Mỹ rút quân sẽ khiến họ bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Các chỉ huy của SDF cảnh báo họ không thể cầm giữ được hơn 700 tù nhân IS nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Syria. Còn các quốc gia châu Âu lâu nay vẫn lưỡng lự trong việc tiếp nhận các công dân có mối liên hệ với IS vì vừa không muốn truy tố họ vừa không muốn nhận lãnh nguy cơ an ninh tiềm tàng nếu họ được trả tự do – theo trang Military Times.
Suốt mấy năm nay, giới ngoại giao và giới chức quân sự Mỹ đã nhiều lần yêu cầu các nước có công dân từng tham chiến ở Syria tiếp nhận lại họ. Thế nhưng, gần như mọi quốc gia đều từ chối.
Lục San
Theo NLĐO
Chấn động: Người Kurd sẽ gia nhập Quân đội Syria
Một thỏa thuận giữa chính phủ Syria và Lực lượng Dân Chủ Syria (SDF) ở miền đông bắc Cộng hòa Ả Rập là điều "chắc chắn xảy ra", một chỉ huy cấp cao thuộc SDF tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào hôm 5.1
Ảnh: SDF.
"Việc đạt được một thỏa thuận giữa chính quyền tự trị và chính phủ Syria sẽ là điều đương nhiên bởi khu vực chúng tôi kiểm soát thuộc lãnh thổ Syria", chỉ huy Redur Khalil của SDF trả lời AFP.
Vị chỉ huy người Kurd còn tiết lộ rằng quá trình đàm phán giữa SDF - vốn chiếm đa số là người Kurd - và Damascus để đạt được một sang kiến cuối cùng cho về việc quản lý thành phố Manbij đang có "những tín hiệu tốt". Kahlil khẳng định nếu được 2 bên chấp thuận, thỏa thuận tại Manbij cũng có thể được áp dụng tại khu vực do SDF nắm giữ ở tỉnh Deir Ezzor.
"Chúng tôi và Damascus vẫn có một số bất đồng và sẽ cần đàm phân thêm với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế", Khalil cho hay.
Bên cạnh đó, ông Kahlil nói thêm rằng Nga hoàn toàn có thể là người bảo trợ cho bất kỳ thỏa thuận nào giữa SDF và Damascus. Không chỉ có vậy, vị chỉ huy nhấn mạnh SDF sẽ không rút khỏi các khu vực của người Kurd tại đông bắc Syria, đồng thời cho rằng SDF có khả năng sẽ sát nhập vào Quân đội Ả Rập Syria theo một thỏa thuận trong tương lai.
Theo South Front, nguyên nhân mối quan hệ giữa SDF và chính phủ Syria đột ngột ấm lên là vì quyết định rút quân bất ngờ của Tổng thống Donald Trump. Hiện tại, Mỹ được cho là đang cố gắng thao túng quyết định của SDF để duy trì một sự hiện diện quân sự tại Cộng hòa Ả Rập. Nếu Washington thành công, SDF rất có thể sẽ "phủi tay" với mọi thỏa thuận với chính phủ Damascus.
Theo Danviet
Binh sĩ Anh bị trúng tên lửa của IS tại Syria Hai binh sĩ Anh đã bị thương khi một tên lửa được bắn ra từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở phía đông tỉnh Deir-ez-Zor thuộc phía đông bắc Syria, theo đài truyền hình RT, trích dẫn nguồn tin từ Lực lượng Dân chủ Syria. Theo nguồn tin này, phiến quân IS đã tấn công đơn vị bảo vệ nhân...