Nan giải khi con quá nhỏ
Để tìm được một trường công tiếp nhận trẻ có độ tuổi dưới 18 tháng là cả một vấn đề nan giải. Không tìm được chỗ gửi con, các gia đình nghĩ ra đủ cách xoay xở như nhờ hai bên nội ngoại hỗ trợ, thuê người giúp việc, thậm chí, nhiều người phải nghỉ việc ở nhà chăm con.
Còn quá thiếu những nơi trông trẻ dưới 2 tuổi ở Hà Nội. Ảnh: Phú Khánh
Nghỉ việc trông con
Nhiều ngày nay, chị Phạm Minh Thuý, ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm chạy đôn, chạy đáo khắp nơi tìm trường cho cậu con trai 12 tháng tuổi. Mặc dù đã xin nghỉ không lương thêm 4 tháng, cộng với 6 tháng được nghỉ theo chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng chị Thuý vẫn phải nhờ cậy ông bà nội, ngoại trông giúp. Cũng theo chị Thuý, hiện rất hiếm trường mầm non cả công lập lẫn tư thục trên địa bàn Hà Nội nhận trông giữ trẻ ở độ tuổi 6-18 tháng tuổi. Vì vậy, 2 tháng nay, kể từ khi đi làm lại, chị phải nhờ mẹ chồng trông con giúp, nhưng do mẹ chồng chị tuổi cao, sức yếu nên vừa trông cháu được ít bữa bà đã đổ bệnh. Vậy là, chị Thuý phải đón mẹ đẻ từ Thái Bình ra Hà Nội để trợ giúp. “Dù mới đi làm lại nhưng tôi phải muối mặt xin nghỉ 1 tuần nay để tìm trường cho con. Tuy vậy, đến trường nào họ cũng không nhận vì cháu quá nhỏ, chưa đủ tuổi đến trường “- chị Thuý buồn rầu.
Có lẽ những gia đình rơi vào hoàn cảnh éo le như chị Thuý không phải là ít. Không ít gia đình vì quá neo người còn phải thuê người giúp việc không phải để làm việc nhà mà chỉ để trông trẻ. Chị Trần Phương Linh- kế toán trưởng một ngân hàng chia sẻ, sau khi nghỉ sinh em bé, hai bên nội ngoại vốn neo người nên chị Linh cực chẳng đã phải thuê người giúp việc để trông con. Dù đã thuê người giúp việc 2 tháng trước khi đi làm để hướng dẫn họ cách chăm sóc trẻ cho thành thục nhưng ngày nào đến cơ quan chị cũng nhận hàng chục cú điện thoại của cô giúp việc để hướng dẫn cách nấu ăn, cách pha sữa, thay bỉm,…. Chị Linh cho biết, không hiểu cô giúp việc chăm sóc kiểu gì mà cứ vài hôm chị lại phải đưa con đến gặp bác sỹ. Cách đây 2 hôm, giữa lúc trời đang rét căm căm, người giúp việc còn đem con chị ra tắm khiến cháu bị viêm phổi cấp. Sau hàng loạt sự cố chị Linh đang tính đến giải pháp nghỉ việc ở nhà trông con.
Theo nhiều bậc phụ huynh, lý do mà nhiều trường không mặn mà với trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi là bởi, yêu cầu về chăm sóc trẻ ở độ tuổi này phức tạp hơn nhiều so với trẻ ở các lứa tuổi khác. Bên cạnh đó, chế độ chính sách, học phí trông giữ trẻ từ 6- 18 tháng tuổi không chênh lệch nhiều so với trẻ lớn tuổi hơn nên các trường không muốn nhận. Cũng vì lẽ đó, trẻ ở lứa tuổi chăm sóc khó nhất, nhiều nguy cơ nhất hiện nay phần lớn lại đang được “đẩy” cho các nhóm trông trẻ gia đình – nơi được cảnh báo người giữ trẻ không có chuyên môn, cơ sở vật chất không đảm bảo.
Cần có cơ chế với bậc học mầm non
Video đang HOT
Giải thích về việc khó tiếp nhận trẻ có độ tuổi dưới 18 tháng tuổi, bà Vũ Kim Loan – Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục ở quận Long Biên chia sẻ, việc nhận trẻ dưới 18 tháng tuổi đòi hỏi cơ sở vật chất phải đáp ứng được đầy đủ như phòng ốc, môi trường và chắc chắn phải đầu tư rất lớn. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì càng dễ xảy ra những bất trắc khó lường nên đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn tốt. Hiện nay để các trường đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu này là rất khó.
Trong khi nhiều trường tư “từ chối” tiếp nhận độ tuổi nhà trẻ do chưa đảm bảo các yếu tố cần thiết thì trường công lập cũng có những khó khăn riêng. Theo bà Trần Lan Hương- Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng, hiện chủ trương của ngành ưu tiên phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, tiếp theo là 4 tuổi, 3 tuổi sau đó mới đến độ tuổi nhà trẻ. Do những cơ sở như vậy chưa đáp ứng được hết nhu cầu gửi trẻ nên rất ít trường công mở được lớp nhà trẻ. Cũng theo bà Hương, chăm sóc trẻ từ 6-24 tháng, yếu tố an toàn là rất quan trọng. Bởi, ở độ tuổi này các cháu rất nhỏ, sức đề kháng yếu, khả năng tự phục vụ chưa tốt. Chính vì thế các cô phải như người mẹ thứ hai của các cháu, phải hoàn toàn chăm sóc, nâng niu các cháu như người con ở trong gia đình, phải thật sự tâm huyết và thương yêu đứa trẻ thì mới đảm đương được.
Theo khảo sát, hầu hết các trường công trên địa bàn Hà Nội đều chưa có điều kiện để nhận trẻ ở độ tuổi dưới 18 tháng tuổi, ngoài một số cơ sở đặc thù được giao nhiệm vụ. Đã đến lúc các nhà quản lý cần xây dựng cơ chế đối với bậc học mầm non kể cả về cơ sở vật chất lẫn yếu tố con người để chia sẻ khó khăn và giải quyết tình trạng khan hiếm chỗ gửi trẻ ở độ tuổi này.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phó trưởng phòng, phụ trách ngành học mầm non – Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm cho biết, hiện trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 23 trường mầm non cả tư thục và công lập. Trong đó, một số trường mầm non nhận trông trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và 15 nhóm lớp ngoài công lập đủ điều kiện tiếp nhận trẻ từ 6-24 tháng tuổi. Tuy vậy, 1 nhóm lớp yêu cầu ít nhất phải có 5 cháu trở lên, trong khi nhu cầu của phụ huynh lại không nhiều nên các lớp học dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi là rất ít. Đối với các lớp học cho trẻ ở độ tuổi từ 6- 24 tháng yêu cầu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có đặc thù và tiêu chuẩn khắt khe hơn những nhóm lớp ở độ tuổi lớn hơn.
Theo ANTD
Nguyễn Mạnh Tường có được hưởng tình tiết giảm nhẹ?
"Gia đình đã nhận số tiền 150 triệu của người nhà BS Tường. Trong đó 100 triệu là tiền hỗ trợ tìm thi thể và 50 triệu là tiền hoàn trả ca phẫu thuật không thành công".
Ông Lê Trí Viễn, bố đẻ của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền và bị can Tường (ảnh nhỏ)
Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, bị can Nguyễn Mạnh Tường bị đề nghị truy tố về tội: "Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo điều 242 BLHS và tội "xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt" theo điều 246 BLHS.
Thân nhân bác sỹ Tường muốn xin giảm án
Đứa con ngoan trong mắt người mẹ già Nguyễn Thị Nguyệt (72 tuổi, mẹ của bị can Tường) đã gây nên thảm án khiến dư luận phẫn nộ, người nhà nạn nhân đau xé lòng khi sự ra đi của chị Lê Thị Thanh Huyền quá nhanh.
Biết tin con lao vào vòng lao lý bà Nguyệt nói trong nước mắt: "Nếu có thể đi tù hoặc chết thay con tôi cũng sẵn sàng". Tấm lòng người mẹ bao la biết mấy nhưng luật pháp luôn xử đúng người đúng tội, chỉ trách bác sỹ Tường định hướng sai lầm dẫn đến nhân thân "đứng ngồi không yên".
Trong ngày tổ chức đám tang của chị Lê Thị Thanh Huyền người nhà bị can Nguyễn Mạnh Tường đã lẳng lặng đến dự. Nhưng ngay sau đó đã vội vã quay bước ra về, trước khi những người có mặt tham dự đám tang phát hiện.
Với hy vọng để sửa chữa, giảm bớt tội lỗi của Nguyễn Mạnh Tường đại diện gia đình đã hai lần lên tận nhà đề nghị bồi thường, xin giảm án với Tường nhưng đều bị gia đình nạn nhân từ chối. Đến lần thứ ba đại điện gia đình nạn nhân đã nhận tiền nhưng không phải là tiền bồi thường.
Qua trao đổi với chồng nạn nhân, anh Nguyễn Hữu Huy cho biết: "Sau 3 tháng nỗ lực tìm kiếm, chi phí gia đình bỏ ra dường như cạn kiệt nên mới nhận tiền người nhà của Tường. Số tiền đại diện gia đình nhận từ gia đình bị can tường 150 triệu. Trong đó 100 triệu là tiền gia đình bị can hỗ trợ tìm xác, còn 50 triệu là tiền hoàn trả vì ca phẫu thuật không thành công. Do đó không thể gọi hành động đưa 150 triệu là số tiền bồi thường thiệt hại được. Nếu tính tất cả chi phí tìm thi thể từ trước đến nay thì số tiền 100 triệu chỉ như "muối bỏ bể".
Dù gia đình bị can Nguyễn Mạnh Tường đã có gắng chuộc lỗi lầm, nhưng với hành động ác man người nhà nạn nhân vẫn kiên quyết không đồng ý xin giảm án.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Theo khoản 2 điều 46 các tình tiết giảm nhẹ hình sự, với tình tiết thứ sáu quy định tại điểm C, Mục 5 Nghị quyết số 01/2000 có nội dung: "Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo". Vậy số tiền 150 triệu đồng mà đại diện người nhà bác sỹ Tường đã chuyển cho gia đình chị Huyền có phải là bồi thường hay hỗ trợ tìm thi thể. Nếu xác nhận là bồi thường thiệt hại thì bị can Tường có được hưởng tình tiết giảm nhẹ hình sự?"
Sáng ngày 14/01/2014, Cơ quan điều tra CATP Hà Nội đã tống đạt Bản kết luận điều tra số 105 KLĐT/PC45-DD ngày 13/01/2014. Bị can Nguyễn Mạnh Tường bị đề nghị truy tố về tội: "Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo điều 242 BLHS và tội "xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt" theo điều 246 BLHS. Tổng mức án của hai tội danh tường có thể nhận là 22 năm tù.
Khi biết kết luận của cơ quan công an, anh Huy bày tỏ: "Việc kết tội Nguyễn Mạnh Tường đã có pháp luật giải quyết, gia đình không thể không tuân theo. Bản thân tôi hy vọng cơ quan chức năng đưa ra mức án nghiêm khắc, xử đúng người, đúng tội, mang tính răn đe tránh để tội phạm lợi dụng thấy kẽ hở rồi gây ra những vụ án tương tự như thế này".
Ông Lê Trí Viễn (bố đẻ của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền) cho rằng mức truy tố đối với Tường là chưa hợp lý, ông phân tích: "Theo tôi, có thể truy tố Tường tội danh Giết người, vì biết việc thẩm mỹ nâng ngực nguy hiểm nhưng vẫn làm. Khi thấy khách hàng có những biểu hiện nguy kịch nhưng không cho đi viện để cấp cứu kịp thời, lý do do hắn sợ bị lộ sẽ ảnh hưởng đến công việc hiện tại".
Khi vụ việc bác sỹ Thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người, khiến dư luận rúng động trước hành động tàn ác của hung thủ. Xót thương cho người phụ nữ bất hạnh, khi chết thi thể vẫn lênh đênh ngoài sóng nước. Đối với kẻ gây án người dân đều nghĩ tới bản án: "Tử hình" vì hành động của Tường quá dã man. Nhưng đã 3 tháng dù đã cố gắng rất nhiều nhưng thi thể của chị Lê Thị Thanh Huyền vẫn "bặt vô âm tín". Khiến cho cơ quan điều tra rất khó xác minh được Tường có giết người hay không?
Hiện Công an Hà Nội đã hoàn tất hồ sơ điều tra chuyển sang Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội đề nghị truy tố bị can Nguyễn Mạnh Tường với mức án cao nhất có thể nhận là 22 năm tù giam.
Theo Xahoi
'Thầy thuốc bảo vệ sinh mạng con người, hoạ phúc một tay mình giữ' Những vụ việc đau lòng, đáng tiếc liên quan tới các cơ sở y tế từ địa phương đến trung ương đã đã gây nên làn sóng với những phản ứng gay gắt của dư luận, trong đó nhiều câu chuyện được đặt ra liên quan đến vấn đề y đức, lương tâm nghề nghiệp cũng như những tồn tại yếu kém của...