Nạn đóng “hụi chết”: Đóng cửa 3 chốt CSGT
Các chốt cảnh sát giao thông này không thực sự cần thiết. Bước đầu đã có sáu cán bộ, chiến sĩ bị tạm đình chỉ công tác.
Ngày 24/12, Đại tá Trần Đình Thư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết bên cạnh việc tập trung xác minh, làm rõ những thông tin báo chí phản ánh về nạn mãi lộ trên QL20, công an tỉnh đã có quyết định tạm dừng hoạt động ba chốt cảnh sát giao thông (CSGT) trên địa bàn tỉnh này.
Xử lý kiên quyết
Theo đó hai chốt trên QL20 gồm chốt CSGT Phú Hiệp nằm trên địa bàn huyện Di Linh và chốt CSGT 320 nằm ở đèo Bảo Lộc tạm dừng hoạt động. Riêng chốt 723 (huyện Lạc Dương, nằm trên đèo Mới) đã bàn giao cho Công an huyện Lạc Dương để phục vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm theo cụm địa bàn.
Sau khi tạm dừng hoạt động của các chốt trên, trước mắt Công an tỉnh Lâm Đồng cho rút toàn bộ cán bộ, chiến sĩ ở các chốt trên về phòng CSGT tỉnh này để kiểm tra, đánh giá lại, sau đó mới phân công nhiệm vụ mới.
Như tin đã đưa, trên QL20 đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài hơn 160 km nhưng có cả chục trạm, chốt CSGT. Các trạm, chốt CSGT này làm nản chí các tài xế xe tải vì họ phải đóng “hụi chết” cho gần chục chốt, trạm CSGT trên QL này. Có người phải bán xe rồi chung bằng… tiền âm phủ vì “chịu không thấu việc nai lưng ra cày cho CSGT ăn”!
Sau khi báo chí nêu hiện tượng tiêu cực trên, Công an tỉnh Lâm Đồng đã xác minh thông tin để xử lý những sai phạm. Theo Đại tá Thư, quan điểm của lãnh đạo công an tỉnh là xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành, của lực lượng. Bước đầu đến thời điểm hiện tại, có sáu cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh này bị tạm đình chỉ. Với những trường hợp khác, sau khi xác minh, làm rõ sẽ tiếp tục xử lý nghiêm theo quy định.
Video đang HOT
Công an tỉnh Lâm Đồng đóng cửa chốt CSGT Phú Hiệp và chốt 320 nằm ở đèo Bảo Lộc
Tài xế xe tải đã “dễ thở”
Theo Đại tá Thư, sau khi báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh tình trạng tài xế xe tải vào các chốt CSGT trên QL20 để chung tháng, Công an tỉnh Lâm Đồng nhận thấy các chốt trên không thực sự cần thiết nên đã dừng hoạt động. Điều này cũng phù hợp với chủ trương hạn chế tiếp xúc giữa CSGT với người tham gia giao thông. Trên thực tế, đoạn đường này Công an tỉnh Lâm Đồng chỉ bố trí một Trạm CSGT Madagui (đóng tại địa bàn huyện Đạ Huoai) nhưng để thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ dừng chân khi làm nhiệm vụ tuần tra trên tuyến này, công an đã bố trí thêm chốt 320 và chốt Phú Hiệp (trực thuộc Trạm Madagui).
Cũng theo Đại tá Thư, sau khi rút nhân sự ở các chốt CSGT về thì cơ sở vật chất của các chốt sẽ bàn giao cho các địa phương mà QL đi qua để liên kết các xã theo tuyến nhằm kiểm soát, ngăn ngừa tội phạm. “Tình hình ANTT như cướp giật, giết người trên QL20 vào ban đêm rất phức tạp. Mới đây nhất, đêm 16/12, anh Đinh Duy Hùng (Đồng Nai) chạy xe máy về Đồng Nai bị hai đối tượng vừa ra tù chặn xe ở đèo Bảo Lộc, giết chết để cướp tài sản. Vì vậy, các chốt CSGT này sẽ giao cho địa phương để giữ vững an ninh trật tự” – Đại tá Thư nói.
Sau khi nạn mãi lộ được phản ánh và lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng có các động thái xử lý kiên quyết cán bộ, dẹp các chốt CSGT không cần thiết, nhiều tài xế cho biết họ thấy “dễ thở” hơn khi chạy xe trên đoạn đường này. Theo tài xế tên D., người chuyên chở ong trên QL20, trước đây các tài xế ở tỉnh khác rất sợ mỗi khi có hàng chạy lên Lâm Đồng vì khó thoát chuyện “ăn” biên bản vi phạm giao thông. Việc dẹp bỏ bớt chốt CSGT dày đặc trên QL20 là một chủ trương đúng đắn của công an tỉnh này…
Theo 24h
Vì sao tài xế đóng "hụi chết"?
Trên các số báo vừa qua, chúng tôi phản ánh thực trạng "Nhức nhối đóng "hụi chết" cho CSGT trên QL 20" cùng việc xử lý bước đầu của Công an tỉnh Lâm Đồng đối với các cán bộ sai phạm. Sau khi báo đăng, nhiều bạn đọc hoan nghênh việc xử lý ban đầu của Công an tỉnh Lâm Đồng, mong rằng sẽ không còn nạn mãi lộ trên đoạn đường này.
Trong quá trình điều tra, nhiều tài xế, phụ xe tải cho biết lý do mà họ phải đi chung tiền cho CSGT.
Anh T., tài xế xe tải huyện Tân Phú (Đồng Nai), nói: "Trên QL 20, chỉ riêng địa phận Lâm Đồng đã có cả chục chốt, trạm CSGT và xe tải chở hàng hóa trên đoạn đường này rất dễ bị CSGT dừng xe kiểm tra. Với những quy định của luật hiện hành, các tài xế rất dễ bị dính lỗi khi bị công an tuýt còi. Vì vậy, trước khi cho xe chạy tuyến đường này, hầu như chủ xe nào cũng tính đến chuyện "mua đường". Qua việc rỉ tai nhau của cánh tài xế cùng với việc gợi ý chung tháng để khỏi bị kiểm tra, các tài xế xe tải đã phải tự động đi đóng "hụi chết", nếu muốn yên thân khi chạy xe. Chúng tôi nghĩ việc đóng tiền như thế rất khó bị phát hiện vì việc chung tiền này không diễn ra ngoài đường như lâu nay người dân thường thấy... Bất đắc dĩ chúng tôi mới phải đóng tiền để mua việc yên thân khi chạy xe".
Một CSGT huyện Đạ Huoai nhận phong bì của tài xế. (ảnh cắt từ clip)
Còn tài xế LTT thì than: "Tiền công chở hàng từ Đà Lạt về chợ đầu mối Thủ Đức ngày càng thấp, đường xấu nên hơn ba tháng lại phải thay vỏ xe một lần. Trong khi đó cứ chậm đóng phí cho các chốt CSGT là bị ăn biên bản ngay. Nếu không đóng, cứ bị dừng xe thì kiểu gì cũng nhận vài ba lỗi mà tiền phạt cũng cao không thua gì, thậm chí cao hơn việc chung tháng mà còn mất thời gian với thủ tục đóng phạt. Vì vậy tôi lựa chọn cách đóng tháng như các xe khác cho "an toàn". Suy cho cùng, với cả chục chốt, trạm CSGT như thế, nếu không lo chung chi chỉ có nước lo đi giải quyết biên bản vi phạm giao thông cũng đủ mệt, còn hơi sức đâu mà chạy xe!".
Các tài xế xe tải đều chung nhận định là sau khi báo phản ánh, có lẽ nạn mãi lộ của CSGT trên cung đường này sẽ giảm, họ sẽ "dễ thở" hơn. "Chúng tôi buộc phải chạy xe cẩn thận hơn, lưu ý tải trọng, tốc độ..." - tài xế T. nói.
Ở góc độ khác, một bạn đọc ở TP Đà Lạt cho rằng sau loạt bài phản ánh của báo, chắc chắn lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng sẽ nhìn rõ thực tế nạn chung chi đang diễn ra trong lực lượng CSGT trên QL 20. "Qua việc tạm đình chỉ công tác các trạm trưởng, trạm phó, tôi tin là Công an tỉnh Lâm Đồng sẽ không nương tay với các cán bộ công an sai phạm. Hy vọng những thông tin mà báo chí phản ánh sẽ không rơi vào im lặng" - bạn đọc này nói.
Rút Thượng úy Dương Hoàn Vũ khỏi đội CSGT
Bốn trung tá CSGT bị tạm đình chỉ.
Liên quan đến việc nhận tiền "hụi chết" của một CSGT huyện Di Linh (qua bài "Mở rộng nguồn xe chung tháng"), ngày 13/12, lãnh đạo Công an huyện Di Linh cho biết: Dù báo đã viết tắt tên, không đưa rõ mặt nhưng công an huyện cũng xác định người có hành vi nhận tiền trong bài báo là Thượng úy Dương Hoàn Vũ. Bước đầu, lãnh đạo công an huyện đã rút Thượng úy Vũ khỏi đội CSGT và yêu cầu làm tường trình để có hướng xử lý tiếp theo.
Cũng liên quan bài báo trên, Đại tá Phạm Trung Trực, Trưởng Công an huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), cho hay lãnh đạo huyện đã biết thông tin nhận tiền chung tháng từ tài xế và cũng đã xác định được người nhận tiền là Thiếu úy C. Tuy nhiên, hiện Thiếu úy C. đi công tác nên chưa có hình thức xử lý.
Trước đó, Công an tỉnh Lâm Đồng có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Trung tá Đặng Công Tê - Trạm trưởng Trạm Madagui (huyện Đạ Huoai) Trung tá Doãn Văn Phong, phụ trách chốt giao thông Phú Hiệp (huyện Di Linh) Trung tá Bùi Phước Chức, phụ trách chốt 320 (đèo Bảo Lộc) và Trung tá Nguyễn Ban, Trạm kiểm soát giao thông Madagui, để kiểm điểm, làm rõ sai phạm.
Theo 24h
Nặng nhẹ "dăm ba chục" của CSGT Người dân đặt câu hỏi bao giờ trận chiến chống tham nhũng mới thực sự diễn ra trong ngành CSGT khi ngay cả lãnh đạo ngành này cũng nhận định: Chỉ nhận vài chục, một trăm ngàn đồng thì không thể coi đó là tham nhũng?! Tuân qua, kết quả khảo sát của Thanh Tra Chính phủ đã công bô kêt quả điêu...