Nạn đói ở Afghanistan: Những bé gái bị cha mẹ bán làm “cô dâu nhí”
Những bé gái ở Afghanistan bị chính gia đình đem bán để làm vợ những người đàn ông lớn tuổi, khi nạn đói và nợ nần bủa vây cuộc sống của họ.
Một phụ nữ mặc trang phục che kín mặt tại Afghanistan (Ảnh: AP).
Cô bé Parwana Malik với đôi mắt đen và đôi má ửng hồng, cười khúc khích với bạn bè khi chơi nhảy dây trên một bãi đất trống. Nhưng tiếng cười ấy đã biến mất khi Parwana trở về nhà.
Túp lều nhỏ với những bức tường bằng đất đã nhắc Malik về số phận của mình: cô bé sắp bị bán để làm vợ một người đàn ông xa lạ.
Người đàn ông muốn mua Parwana nói rằng ông 55 tuổi. Nhưng đối với một cô bé 9 tuổi, người đó không khác nào “một ông lão” với đôi lông mày và bộ râu trắng.
Parwana lo lắng sẽ bị người đàn ông đánh đập và bị bắt phải làm việc nhà. Nhưng bố mẹ của Parwana nói rằng họ không có lựa chọn nào khác.
Trong suốt 4 năm, gia đình Parwana đã sống trong một trại di cư ở tỉnh Badghis, tây bắc Afghanistan. Họ sống nhờ viện trợ nhân đạo và những công việc kiếm được vài USD mỗi ngày. Nhưng cuộc sống trở nên khó khăn hơn kể từ khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan vào giữa tháng 8.
Trong bối cảnh viện trợ quốc tế cạn kiệt và nền kinh tế đất nước sụp đổ, gia đình Parwana không đủ khả năng mua nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm. Vài tháng trước, cha Parwana cũng đã bán con gái lớn 12 tuổi của mình.
Parwana là một trong số nhiều bé gái Afghanistan bị bán để làm vợ của những người đàn ông, khi cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nước này ngày càng nghiêm trọng. Nạn đói đã đẩy một số gia đình đi đến những quyết định đau lòng, đặc biệt là khi mùa đông khắc nghiệt đang đến gần.
“Ngày qua ngày, số lượng các gia đình bán con vẫn tăng lên. Thiếu ăn, thiếu việc làm khiến các gia đình cảm thấy cần phải làm như vậy”, Mohammad Naiem Nazem, nhà hoạt động nhân quyền ở Badghis, cho biết.
Video đang HOT
Lựa chọn “đường cùng”
Abdul Malik, cha của Parwana, không thể chợp mắt vào ban đêm.
Người đàn ông này đã cố gắng làm mọi cách để không phải bán con. Anh đã đến thành phố Qala-e-Naw để tìm kiếm việc làm nhưng không thành công, thậm chí vay “rất nhiều tiền” từ họ hàng. Vợ anh cũng phải xin thức ăn từ những người khác trong trại di cư.
Ngoài bán con, anh cảm thấy không còn lựa chọn nào khác nếu muốn nuôi gia đình.
“Chúng tôi có 8 người trong gia đình. Tôi phải bán con để nuôi sống những người còn lại”, Malik nói với CNN.
Số tiền từ việc bán Parwana sẽ chỉ giúp gia đình duy trì cuộc sống trong vài tháng, trước khi Malik phải tìm giải pháp khác.
Parwana hy vọng sẽ thay đổi suy nghĩ của cha mẹ. Bé có ước mơ trở thành giáo viên và không muốn bỏ học. Nhưng những lời van xin bây giờ đều vô ích.
Ngày 24/10, Qorban, người mua Parwana, đã đến nhà cô bé và giao 200.000 Afghani (khoảng 2.200 USD) dưới hình thức cừu, đất và tiền mặt cho cha của Parwana. Qorban không coi việc mua bán này là một cuộc hôn nhân, nói rằng ông đã có vợ và vợ ông sẽ chăm sóc Parwana như con gái của mình.
“Giá mua Parwana rẻ. Cha cô bé rất nghèo và ông ấy cần tiền. Cô bé sẽ làm việc tại nhà của tôi. Tôi sẽ không đánh, mà sẽ đối xử với cô bé như một thành viên trong gia đình. Tôi sẽ đối xử tử tế”, Qorban nói.
Parwana đội khăn đen trùm đầu màu đen với một vòng hoa sặc sỡ quanh cổ. Cô bé giấu mặt và khóc thút thít khi người cha vừa khóc vừa nói với Qorban: “Đây là cô dâu của anh. Xin hãy chăm sóc cháu, bây giờ anh có trách nhiệm với cháu, xin đừng đánh cháu”.
Qorban đồng ý, sau đó nắm chặt cánh tay của Parwana và dẫn cô bé ra khỏi cửa. Parwana bấm chặt chân vào đất và cố gắng đẩy ra, nhưng không ích gì.
Kể từ khi Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan, những câu chuyện như của Parwana đã tăng lên.
Mặc dù việc kết hôn với trẻ em dưới 15 tuổi là bất hợp pháp ở Afghanistan, nhưng tình trạng này vẫn phổ biến trong nhiều năm, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, và bắt đầu lan rộng từ tháng 8, do nạn đói và tâm lý tuyệt vọng của người dân.
Hơn một nửa dân số Afghanistan đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Hơn 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng trong những tháng tới. Trong khi đó, giá lương thực tăng vọt, các ngân hàng hết tiền và người lao động không được trả lương.
Sự bấp bênh cùng với tình trạng nghèo đói gia tăng đã đẩy nhiều bé gái vào những cuộc mua bán hôn nhân.
Tỉnh ở Afghanistan cấm người dân cạo râu theo lệnh Taliban
Giới chức Taliban đã ban hành lệnh cấm cạo râu tại tỉnh Helmand phía nam Afghanistan, sau một loạt mệnh lệnh cứng rắn khác kể từ khi lực lượng này lên nắm quyền.
Thợ cắt tóc ở Afghanistan giảm mạnh thu nhập sau khi Taliban trở lại nắm quyền (Ảnh: AFP).
"Chính quyền thông báo khẩn cấp rằng kể từ hôm nay, việc cạo râu và mở nhạc trong các tiệm cắt tóc và nhà tắm công cộng bị nghiêm cấm", thông báo của cơ quan quản lý đạo đức thuộc chính quyền tỉnh Helmand ngày 26/9 cho biết.
Các quy định mới đánh dấu động thái mới nhất trong một loạt biện pháp hạn chế được đặt ra đối với người dân Afghanistan, dựa trên cách giải thích nghiêm ngặt của Taliban đối với luật Hồi giáo Sharia.
"Nếu bất kỳ tiệm cắt tóc hoặc nhà tắm công cộng nào bị phát hiện có bất kỳ ai cạo râu hoặc chơi nhạc, họ sẽ bị xử lý theo các nguyên tắc của luật Sharia và sẽ không có quyền khiếu nại", tuyên bố cho biết thêm.
Người đứng đầu cơ quan thông tin và văn hóa của Taliban, Hafiz Rashed Helmand, nói với truyền thông địa phương rằng, quyết định này do "cảnh sát tôn giáo" của Taliban đưa ra trong cuộc họp với các chủ tiệm cắt tóc trong tỉnh Helmand.
Các thanh niên Afghanistan trước đây thường chuộng những kiểu tóc hiện đại. Tuy nhiên, kể từ khi Taliban lên nắm quyền hồi tháng trước, người dân không còn nhiều tiền để chi tiêu, đồng thời họ cũng lo sợ bị trừng phạt nếu để những kiểu tóc ngắn hoặc thời thượng.
"Trước đây, mọi người đến và yêu cầu các kiểu tóc khác nhau, nhưng bây giờ không còn như vậy nữa. Họ rất buồn", Nader Shah, một thợ cắt tóc, cho biết.
Trong giai đoạn nắm quyền trước đây từ năm 1996 - 2001, Taliban cũng cấm các kiểu tóc sành điệu và yêu cầu đàn ông Afghanistan để râu. Tuy nhiên, sau khi Taliban bị lật đổ, việc cạo râu sạch sẽ được coi là dấu hiệu của sự hiện đại.
"Bây giờ mọi người đến đây và họ chỉ yêu cầu cắt kiểu tóc đơn giản. Họ cũng không cạo râu, vì việc cạo râu bây giờ là vấn đề lớn", ông Shah nói.
Mặc dù Taliban tuyên bố việc lên nắm quyền trở lại lần này sẽ bớt hà khắc hơn so với thời kỳ trước đây, nhưng có nhiều thông tin cho thấy Taliban vẫn duy trì đường lối cứng rắn, bao gồm cáo buộc giam giữ và hành hung các nhà báo, sử dụng đòn roi để răn đe phụ nữ tham gia các cuộc biểu tình và treo cổ công khai tội phạm.
Taliban cũng không cho phép trẻ em gái Afghanistan tiếp tục học trung học, mặc dù đã cam kết rằng nữ sinh sẽ được phép trở lại trường học. Trong khi đó, các nam sinh vẫn được đi học.
Ngoài ra, phụ nữ cũng không xuất hiện trong nội các của chính phủ Afghanistan do Taliban lãnh đạo. Trong một số lĩnh vực, phụ nữ còn được yêu cầu ở nhà và không được tham gia các công việc.
Giám đốc Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Natalia Kanem tuần trước cảnh báo Afghanistan đang đối mặt với "nạn đói cận kề" khi mùa đông sắp đến và các dịch vụ bị gián đoạn do sự trở lại của Taliban.
"Không quá lời khi nói rằng ít nhất 1/3 trong tổng dân số khoảng 33 triệu người của Afghanistan bị ảnh hưởng bởi nạn đói sắp xảy ra", bà Kanem cho biết, đồng thời nói rằng những nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói sẽ là phụ nữ và các bé gái.
Cùng với nạn đói, Afghanistan còn đối mặt nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ. Bà Kanem cảnh báo nếu hệ thống y tế sụp đổ, Afghanistan đối mặt với "thảm họa hoàn toàn".
LHQ kêu gọi các nước không trục xuất người tị nạn Afghanistan Ngày 17/8, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các nước cấm mọi hình thức bắt buộc người Afghanistan trở về nước sau khi lực lượng Taliban tuyên bố nắm quyền kiểm soát Afghanistan, gây lên làn sóng sợ hãi bao trùm thủ đô Kabul. Khu lều tạm của người tị nạn Afghanistan ở Mazar-i-Sharif, thủ phủ tỉnh Balkh, ngày 31/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Cao...