Nạn chém trước, cướp sau lộng hành tại Sài Gòn
Đạp xe, chém người để cướp…sau thời gian lắng xuống, nay tiếp tục tái diễn; cướpmanh động, tàn độc với nhiều chiêu thức mới đang lộng hành tại TPHCM.
Đạp xe, chém người là cướp
Mới đây xảy ra một vụ cướp táo bạo ngay giữa chốn đông người, gây hoang mang dư luận. Nạn nhân là anh Phạm Văn Trường (SN 1978, ngụ Q. Gò Vấp) kể: 19h đêm 3/6 trên đường thu tiền bán nước đá, đến đường Lê Văn Thọ, P.9, Q.Gò Vấp, bất ngờ có 2 thanh niên đi trên 1 xe gắn máy tới cúp đầu xe.
Anh Trường chưa kịp hiểu chuyện gì, liền bị 1 trong 2 đối tượng tạt nguyên bịch nước ớt vào mặt. Lập tức 2 đối tượng cướp bọc tiền treo trước tay lái xe của anh Trường rồi tẩu thoát.
Nạn nhân Phạm Văn Trường kể lại diễn biến lúc bị 2 đối tượng tạt nước ớt để cướp túi tiền trên phố
Anh Trường tới trình báo công an về tài sản bị cướp là 13 triệu nhưng không nhớ đặc điểm 2 đối tượng, cùng phương tiện gây án, bởi sự việc diễn ra quá nhanh. Người dân lúc đó dù lưu thông đông trên đường cũng không kịp can thiệp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vài tháng nay tình trạng cướp trở lại có phần nguy hiểm ở Sài Gòn, bởi đa số các đối tượng gây án đều mang tính chất băng nhóm. Thủ đoạn khá đơn giản nhưng không kém phần tàn độc: ép xe trên đường vắng, đạp ngã nạn nhân hoặc chém người từ phía sau để cướp xe và tài sản.
21h đêm 1/6, anh L.V.Tr (SN 1988, quê Thanh Hoá) điều khiển xe gắn máy lưu thông ở tỉnh lộ 2, ấp Xóm Đồng, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.
Bất ngờ 4 thanh niên đi trên 2 xe gắn máy ép sát, đạp ngã anh Tr xuống đường rồi cướp xe; sau đó thản nhiên rời khỏi hiện trường.
Có vụ cướp tấn công nhắm vào những người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng phương thức gây án tàn bạo, nguy hiểm. Điển hình vào 2h10 sáng 2/6, chị Thị Kim T (SN 1991, quê Đồng Tháp) về nhà ở đường Mã Lò, P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân.
Video đang HOT
Chị T dừng xe trước nhà để mở cửa thì bất ngờ 4 đối tượng đi trên 2 xe gắn máy xộc đến, dùng hung khí chém chị T nhiều nhát vào lưng, gây thương tích rồi tẩu thoát.
Gần đây tại các địa bàn như: Q.6, Bình Tân, Tân Phú…liên tiếp xảy ra những vụ chém – cướp tương tự, nạn nhân đa phần là phụ nữ, bị tập kích khi họ vừa mở cửa vào nhà lúc đêm khuya.
Ngoài ra còn có những vụ, các đối tượng gây án đẩy nạn nhân vào nhà, khoá cửa trái từ bên ngoài, ngang nhiên lấy xe, tài sản rời hiện trường. Không ít vụ chúng dùng hung khí đâm chém dã man để đạt được ý đồ cướp tài sản.
Ngày càng nhiều “chiêu thức” nguy hiểm
Tại cuộc họp với các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương về tình hình an ninh trật tự, thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc công an TP.HCM đã từng khẳng định, tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản người khác trên đường phố và nơi công cộng là nỗi nhức nhối của TP.HCM.
Những tên cướp chuyên nghiệp có tuổi đời còn khá trẻ
Ông Minh cũng cho biết là các phòng nghiệp vụ công an TP.HCM và công an các quận, huyện vẫn tăng cường kiểm soát tình hình, đấu tranh với loại hình tội phạm đặc thù này.
Tuy nhiên nạn cướp, cướp giật ở TP.HCM vẫn không hết “ nóng”. Có chăng chỉ hạn chế được phần nào sau những đợt công an TP.HCM và công an các quận, huyện mở các chiến dịch, ra quân đợt cao điểm…Đáng nói là gần đây tội phạm cướp giật có nhiều thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn trước.
Điển hình, việc giả danh cảnh sát hình sự để cướp, tuy nhiên khác với những vụ trước đây, các đối tượng trong băng cướp trẻ gây án trong thời gian dài, có “bản bản” kỹ lưỡng trước khi ra tay.
Còn nhớ giữa tháng 5, đội CSGT Tân Sơn Nhất đã “tình cờ” phá án, bắt 4 đối tượng trong băng nhóm giả cảnh sát để cướp, do Lê Văn Thanh (SN 1994, ngụ Q.Gò Vấp). Nhóm cướp này thậm chí còn trang bị cả thẻ ngành CAND làm giả, còng số 8… Đáng nói. Chỉ trong 1 đêm chúng gây ra đến 7 vụ chặn người đi đường để cướp ở nhiều quận, huyện.
Khi nhóm trên bị bắt, ông T.M.H (ngụ Q.Tân Bình) đến công an Q.Phú Nhuận nhận diện đã bị nhóm của Lê Văn Thanh chặn đường đánh, giữ xe và giấy tờ của ông. Sau đó nhóm này liên tục hẹn ông H đến 1 quán karaoke ở Q.10 đòi đưa 3 triệu đồng chuộc xe . Sau đó chúng còn vòi thêm 7 triệu đồng nữa mới trả giấy tờ nhưng chưa kịp thực hiện đã bị sa lưới.
Trong nhiều vụ cướp, khi phá án đều có 1 số tình tiết lạ lùng như các đối tượng chỉ quen nhau vài giờ trên mạng Internet rồi “hiệp đồng” gây án. Chính điều này cũng gây nhiều khó khăn cho công an trong quá trình truy xét. Thậm chí khi đồng bọn sa lưới, kẻ thoát thân vẫn tiếp tục tìm bạn trên mạng Internet để…ăn hàng.
TPHCM đến nay vẫn chưa thể là thành phố bình yên, khi nạn cướp vẫn lộng hành ngày đêm như vậy.
Anh Sinh
Theo_VietNamNet
Dưới sông quyết liệt, trên bờ dửng dưng
Tình trạng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông thuộc địa bàn Hà Nội, lâu nay cực kỳ "nóng" và phức tạp, gây nhiều hệ lụy đối với xã hội và nhất là đã bộc lộ sự lúng túng, bị động của các cơ quan quản lý. Mỗi năm, có cả triệu m3 cát bị khai thác trái phép, kéo theo đó tiền thuế thất thu hàng tỷ đồng. Một chuyên án lớn do Công an Hà Nội bóc gỡ mới đây, làm rõ cả dây chuyền - tập đoàn - liên kết hút và thu mua cát trái phép.
"Cát tặc" sẽ hết đường sống... nếu không có địa chỉ "đen" thu mua
Lợi nhuận quá lớn
Lần đầu tiên sau nhiều năm đấu tranh để ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông, Công an Hà Nội đã đề nghị Viện KSND TP khởi tố 8 bị can liên quan đến vụ khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép ở sông Hồng, thuộc địa bàn huyện Thường Tín. Đây là một động thái quyết liệt, thể hiện quyết tâm của các lực lượng chức năng Hà Nội, trong việc đấu tranh, xử lý các hành vi khai thác cát trái phép. Song vụ việc này cũng cho thấy nhiều "kẽ hở" trong công tác quản lý địa bàn, sự thiếu quyết liệt của chính quyền các địa phương trong giám sát hoạt động của các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng (VLXD) ven sông.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường CATP Hà Nội, toàn thành phố hiện chỉ có 11 doanh nghiệp có giấy phép khai thác cát còn hiệu lực. Đáng lưu ý, các doanh nghiệp này chỉ được cấp phép khai thác cát ở bãi nổi trên sông. Và dĩ nhiên, mọi tàu thuyền cắm vòi "rút ruột" trên các tuyến sông chảy qua địa bàn Hà Nội đều hoạt động trái phép.
Có một "công thức" được áp dụng nhiều trong đấu tranh, ngăn chặn "cát tặc" của chính quyền, lực lượng chức năng các địa phương lâu nay là: phục kích, truy bắt, tạm giữ tàu cát hoạt động trái phép. Biện pháp này đủ để chặn đứng sự lộng hành của "cát tặc" trên nhiều tuyến sông, nhưng không triệt để, nhất là khi vắng bóng lực lượng chức năng. Mấu chốt để ngăn chặn hiệu quả các tàu cát "rút ruột" lòng sông ở Hà Nội, là "nhổ rễ" hàng trăm bến bãi lậu, thu mua cát trái phép đang đứng "kiên cố" trên bờ.
Trở lại với vụ khởi tố 8 bị can về tội danh "Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên" vừa qua, Cơ quan điều tra xác định, lý do để chủ của gần 10 tàu cát bất chấp nguy hiểm, tổ chức khai thác tài nguyên trái phép trên sông Hồng, vì họ luôn sẵn nguồn tiêu thụ ổn định tại 2 bến bãi "chui", nằm ở khu vực xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín. Trong thời gian khá dài, hàng tỷ đồng từ việc mua - bán cát đã chui vào túi những cá nhân, doanh nghiệp này.
Các bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD không phép tồn tại nhiều ở ven sông
Còn nương tay với bến bãi sai phép
Theo tìm hiểu của PV ANTĐ, mỗi năm 2 lần, UBND TP Hà Nội giao Sở TN-MT thành lập đoàn kiểm tra hoạt động của các bãi chứa, trung chuyển VLXD ven sông trên địa bàn, với sự tham gia của nhiều phòng chức năng thuộc Sở TN-MT, Sở NN&PTNT... nhằm kiểm tra công tác quản lý, vai trò, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn đối với hoạt động của các bãi chứa, trung chuyển. Mỗi đợt kiểm tra thường kéo dài 1 tháng. Tuy nhiên công tác kiểm tra đạt hiệu quả thấp và nhiều bến bãi "lậu" vẫn tồn tại ngang nhiên.
Kết quả rà soát, thống kê và đánh giá tình hình sử dụng đất ven sông làm bãi chứa VLXD của công an các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội, tính đến đầu tháng 3-2014 cho thấy: một số xã, phường, thị trấn ký hợp đồng cho các cá nhân, tổ chức thuê đất ven sông mở bến bãi tập kết VLXD trái thẩm quyền vẫn tồn tại, chưa bị xử lý triệt để. Đại diện Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường CATP Hà Nội cho biết: Sở TN-MT là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ký hợp đồng cho các doanh nghiệp thuê đất mở bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD ven sông (hộ gia đình do UBND cấp quận, huyện ký). Tuy nhiên có một số UBND xã, phường đã tự ý ký hợp đồng cho các doanh nghiệp, cá nhân thuê đất, trái thẩm quyền. Hiện UBND TP đã có văn bản yêu cầu các quận, huyện, thị xã... rà soát, thanh lý, hủy toàn bộ các hợp đồng cho thuê đất trái thẩm quyền, buộc cơ sở tổ chức di chuyển VLXD, trả lại hiện trạng đất ban đầu. Chấp hành việc thanh lý, hủy hợp đồng cho thuê đất trái thẩm quyền với doanh nghiệp, song UBND một số xã, phường, thị trấn lại không gắt gao, quyết liệt trong việc cưỡng chế buộc di chuyển. Tình trạng bến bãi "lậu" tồn tại cả năm sau khi thanh lý hợp đồng còn phố biến - đại diện cơ quan công an cho biết.
Không chỉ cho thuê đất trái thẩm quyền, tình trạng buông lỏng quản lý, "bật đèn xanh" cho các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng đất sai mục đích, "hô biến" đất thuê sản xuất nông nghiệp, trồng cây, xây dựng trang trại... thành điểm chứa, trung chuyển VLXD còn nhiều hơn. Chỉ tính riêng huyện Đông Anh, theo thống kê của lực lượng chức năng cho đến đầu tháng 3-2014, cả 18/18 đơn vị, cá nhân có giấy phép kinh doanh VLXD hoạt động trên địa bàn, đều sử dụng đất sai mục đích. Được biết, UBND huyện Đông Anh và các xã trên địa bàn đã ra quyết định xử lý hành chính, đình chỉ hoạt động 14 trường hợp sử dụng hàng trăm nghìn mét vuông đất sai mục đích làm điểm chứa VLXD, song chưa doanh nghiệp nào chấp hành. Huyện này còn 4 công ty sử dụng đất sai mục đích chưa bị kiểm tra, xử lý.
Theo tìm hiểu của PV ANTĐ, toàn TP hiện có khoảng 40 doanh nghiệp có hợp đồng thuê đất ký với cấp có thẩm quyền, được phép lập bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD ven các tuyến sông. Cả trăm bến bãi lớn, nhỏ khác ký hợp đồng thuê đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích vẫn ngang nhiên hoạt động trước sự bất lực của chính quyền, lực lượng chức năng các địa phương. Tình trạng "ký bừa", cùng hiệu lực xử lý vi phạm không đến nơi đến chốn, chính là nguyên nhân "cát tặc" còn đất lộng hành.
(Còn nữa)
Theo ANTD
Bắt tài xế taxi tham tiền của khách Sau khi chất hành lý, túi xách của bà lên xe taxi, lợi dụng lúc bà M. đang đứng nói chuyện với người thân, tài xế lên xe bỏ chạy. Lý làm việc cho hãng taxi Vinasun. (Ảnh minh họa) Tối 1/3, bà M. (54 tuổi, quốc tịch Canada) đến Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) trình báo về việc bà vừa bị...