Nạn “chặt chém ở HN” lên báo nước ngoài
Mới đây, tờ TTR Weekly của Thái Lan đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Những bàn tay tàng hình ở phố cổ Hà Nội”, phản ánh tình trạng du khách quốc tế bị “đội quân” hàng rong móc túi tại đây.
Theo bài báo, do rào cản ngôn ngữ và sự tin tưởng từ khách du lịch, nhiều du khách nước ngoài đã bị những người bán hàng rong “khôn ngoan” lừa những khoản tiền lớn bằng rất nhiều cách thức khác nhau. Trong khi đó, những tên trộm lợi dụng sự đông đúc của các đường phố để hoành hành.
Những hiện tượng này làm tổn hại đến danh tiếng của du lịch Hà Nội trong con mắt quốc tế, khiến chính quyền thành phố Hà Nội phải đưa ra những giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn.
Bài báo cũng nêu ra các mánh lới phổ biến của những người bán hàng rong ở phố cổ để du khách nước ngoài cảnh giác khi đến Hà Nội:
- Những người bán hàng rong sẽ đặt một thứ gì đó vào tay du khách và nằng nặc yêu cầu khách phải mua. Trong trường hợp này, tốt nhất là hãy nói không và bước đi dứt khoát thay vì chần chừ trước món hàng không mong muốn có giá cắt cổ cùng sự nài nỉ của người bán hàng.
- Một số người bán hàng sẽ quạt mát cho du khách, sau đó gây áp lực để họ mua hàng. Nếu khách du lịch không chịu mua bất cứ thứ gì, những người này sẽ yêu cầu họ phải trả… tiền công quạt mát.
Video đang HOT
- Một chiêu móc tiền thường gặp khác ở phố cổ Hà Nội thuộc về những người bán trái cây rong. Các đối tượng này thường đặt quang gánh lên vai khách du lịch và bắt họ trả lệ phí chụp ảnh. Nếu du khách từ chối trả “phí chụp ảnh”, họ sẽ bị ép phải mua những túi trái cây.
- Một điều cần đặc biệt lưu ý khi trả tiền: những người bán hàng có thể sẽ chộp lấy một nắm tiền “vừa đủ” hoặc chọn tờ tiền mệnh giá lớn nhất khi du khách đang loay hoay đếm tiền và chuồn êm trong lúc nạn nhân không biết phản ứng như thế nào.
- So với những hình thức kể trên thì những tên móc túi đội lốt hàng rong là mối nguy hiểm thực sự với du khách. Chúng thường đi theo cặp, giả dạng làm người bán một mặt hàng gì đó, ví dụ như bản đồ. Chúng sẽ tiếp cận du khách để mới chào, nếu bị từ chối, một trong hai tên sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của khách để tên kia lợi dụng sơ hở móc tiền hoặc các vật dụng giá trị trong túi, ba lô của nạn nhân.
Theo VNE
"Vạch mặt" những chiêu làm tiền của "cái bang" @
Theo tiết lộ, chỉ cần ăn xin một tuần trên "phố Tây", người đó sẽ no cả tháng.
"Cái bang" đẳng cấp
Không muốn đổ mồ hôi, công sức lao động, nhiều "cái bang" đóng giả người cụt chân, cụt tay, chân bó bột, tay lủng lẳng dạo quanh các phố để van xin lòng thương hại của khách du lịch ngoại quốc. Đặc biệt là các tuyến phố có nhiều khách Tây như Bờ Hồ, Hàng Ngang, Hàng Đào đến các con phố nhỏ có mật độ "đậm đặc" như Tạ Hiện, Đinh Liệt, Đào Duy Từ... đủ loại ăn xin chèo kéo, bám theo chân những vị du khách ngoại quốc, xin tiền bằng những thủ đoạn tinh vi, ma mãnh.
Người phụ nữ này xin tiền khách Tây trên phố Tạ Hiện
Thời công nghệ nên những người làm nghề ăn xin cũng trang bị cho mình đủ loại thiết bị: Điện thoại, từ điển bỏ túi, đồng hồ đến xe máy. Nếu gặp họ ở một nơi khác, ít ai nghĩ, họ đang bán rẻ lòng tự trọng của mình để ăn xin nơi "phố Tây". Bởi họ là những con người khỏe mạnh, có khả năng lao động nhưng lười làm, nên đành phải hành nghề "ăn xin" - bán rẻ nhân cách của mình nơi phố thị ồn ào.
Theo nhiều chủ cửa hàng ở Tạ Hiện, thì giờ "làm việc" hiệu quả của những ăn xin này là từ 3h chiều đến 8h tối. Bởi giờ ấy là giờ đông khách Tây. Họ hoạt động rất tinh vi, khi thấy bóng dáng của các lực lượng chức năng là trốn biệt. Nhưng sau khi công an phường đi khỏi là từ các ngả đường họ lại túa ra để "hành nghề". Thậm chí, nhiều ăn xin còn lập cả thẻ ATM ở các ngân hàng để gửi tiền "tiết kiệm".
Vì làm công việc "nhạy cảm" nên các cái bang thời @ rất cảnh giác. Thấy tôi đưa ống kính định chụp ảnh là họ dọa dẫm. Có những ăn xin, kéo cả gia đình lên các phố Tây để kiếm sống. Theo họ, thà lê la ở những phố này, còn hơn về quê "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" mà không đủ ăn.
Các "chiêu trò" của ăn xin thời @ cũng đa dạng: Từ van xin, khóc lóc, đến lẽo đẽo theo khách Tây, hay trá hình bằng cách bán hàng rong với giá cắt cổ đã tạo nên một hình ảnh không đẹp trong con mắt người nước ngoài. Nhiều người ăn xin không biết đọc, biết viết nhưng lại rất thành thạo trong việc sử dụng vốn tiếng Anh "bồi" để kiếm tiền.
Cuối tuần trước, chúng tôi gặp một người phụ nữ tầm 40 tuổi đi xin trên phố Tạ Hiện. Thấy người nước ngoài, người này nhào tới để xin tiền, khách nước ngoài không cho, người phụ nữ ấy níu áo đi theo cho đến cùng. Để tránh bị rắc rối, người phụ nữ nước ngoài đành cho một tờ đô với cái lắc đầu ngán ngẩm. Nhưng người phụ nữ ăn xin có vẻ hả hê: "Dù sao một đô cũng là 20 nghìn Việt Nam, bằng 10 lần xin tiền của khách Việt Nam".
Luật ngầm trong giới... cái bang
Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới tiếp chuyện được người phụ nữ ăn xin trên. Sau những dè dặt ban đầu, chị bắt tôi hứa không đưa ảnh của chị lên báo mới đồng ý kể cho nghe về "hành trình" làm nghề ăn xin của mình trên "phố Tây".
Chị tên là Đặng Thị H., sinh năm 1976 tại Như Thanh, Thanh Hóa. Năm 20 tuổi, chị kết hôn với một người cùng làng. Người chồng của chị không phải là người tu chí làm ăn, nên có bao nhiều tiền trong nhà, anh ta mang đi đánh bạc hết. Mình chị mưu sinh và chăm sóc 3 đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi lớn. Cách đây 5 năm, chồng chị mất vì bệnh ung thư phổi. Để cho con ông bà ngoại nuôi, chị ra Hà Nội tìm việc làm. Sau 3 ngày lang thang trên phố, chị ra nhập hội "ăn xin" trên bờ Hồ. Nhưng ra nhập hội này, chị bị hội kèm rất chặt và giao định mức xin tiền hàng ngày. Nếu không xin đủ 200.000 nghìn/ngày, chị sẽ bị "chủ hội" đánh cho sưng mặt.
Chị bảo, ra nhập hội "ăn xin" này người hiền đến mấy cũng trở nên ghê gớm, bởi phải cạnh tranh nhau mà sống, thậm chí phải đánh nhau. Từ khi các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra trên các tuyến phố chính ở Hồ Gươm thì việc "làm ăn" của chị không còn thuận lợi nữa. Một lần xin về quê thăm con ốm, chị trốn khỏi hội "cái bang" bờ Hồ luôn.
Chị bảo, sau khi từ Thanh Hóa lên Hà Nội, chị tìm đến phố Tạ Hiện để ăn xin nhưng vẫn lo ngay ngáy bị hội "cái bang" bờ Hồ phát hiện ra và truy đuổi. Hàng ngày, chị dùng vốn tiếng Anh ít ỏi của mình để xin tiền trên phố này. Chị chia sẻ: "Giờ về quê thì không biết lấy gì nuôi con và bố mẹ già. Dù sao ở đây thì cũng kiếm được đồng ra, đồng vào. Biết là cái nghề này nó nhục lắm, nhưng hiện giờ tôi không có cách nào để kiến tiền cả".
Chị H. cho biết, gần đây, việc "xin tiền" trên "phố tây" không còn dễ dàng như ngày trước bởi khách Tây giờ rất cảnh giác. Chỉ "làm trò" được với những vị mới sang Việt Nam. Chị mong mình sẽ tích góp được số tiền kha khá, về quê mở cửa hàng tạp hóa để chăm sóc gia đình ở quê.
Theo quan sát của nhóm phóng viên, những người ăn xin bập bẹ ngoại ngữ để "bám" khách Tây như vậy vẫn tiếp diễn trên các tuyến phố lớn của Hà Nội. Điều đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến cách nhìn của người nước ngoài khi đến với Việt Nam. Ở Đà Nẵng tình trạng ăn xin đã hạn chế nhiều, còn ở giữa lòng Thủ đô, đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng này?
Nếu bị làm phiền, cần báo ngay với công an phường Theo công an phường Hàng Buồm - đơn vị phụ trách việc quản lý địa bàn có các tuyến phố như: Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Mã Mây... đi qua cho biết: Phường Hàng Buồm nằm ở khu vực phố cổ của quận Hoàn Kiếm có mật độ dân cư đông đúc, ngõ nhỏ, phố hẹp. Hàng ngày có khoảng 1.000 lượt du khách nước ngoài lui tới địa bàn du lịch, lưu trú, tham quan và mua sắm. Nên việc lộn xộn là không tránh khỏi. Với các tệ nạn xã hội, như trộm cắp, ăn xin, chúng tôi đã tăng cường tuần tra, kiểm soát để hạn chế đến mức tối đa tình trạng du khách bị làm phiền. Tuy nhiên, lực lượng còn mỏng nên chưa thể làm triệt để. Nếu có bất kỳ thông tin nào về việc bị ăn xin làm phiền, đeo bám, khách du lịch nên báo với công an phường để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Theo NDT
HN: Tái diễn cảnh chặt chém khách Tây 300 nghìn đồng là số tiền một vị khách nước ngoài phải trả cho một lần đánh tại khu vực hồ Gươm (phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau khi chúng tôi đăng tải bài viết và hình ảnh về "Chặt chém khách Tây tại hồ Gươm", Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã có văn bản...